Làm thế nào kết nối những kiến thức trong não bộ lại với nhau để trở nên thông tuệ hơn?

on .

Làm thế nào để tôi có thể liên kết nhiều kiến thức trong não bộ lại với nhau, để từ đó viết nhanh hơn và nói chuyện thú vị hơn? Tôi cảm thấy mình tốn quá nhiều thời gian để nảy ra ý tưởng khi viết bất cứ thứ gì, và điều đó làm tôi không vui. Tôi luôn rất ngưỡng mộ những người nhanh trí, ăn nói lưu loát, và cũng muốn phấn đấu để trở nên giống họ. Bản thân tôi luôn cảm thấy mình lù đù và chậm tiến. 

Bài viết dưới đây được lược dịch từ câu trả lời của Asher Nitin, đăng tải trên Quora vào tháng 10 năm 2016.

Hãy giả sử rằng hình ảnh dưới đây đại diện cho bạn:

 

 

 

Còn đây là những gì bạn biết hiện tại. Giả sử rằng giữa 2 thứ bạn biết, bạn chỉ có thể liên kết chúng lại bằng một đường thẳng như thế này:

 

 

 

Bạn muốn kết nối kiến thức của mình với nhau bằng nhiều cách hơn. Nhưng bạn chỉ biết có 2 thứ mà thôi. Ngoài cách trực tiếp mà bạn dùng để liên kết kiến thức của mình, bạn muốn kết nối chúng bằng nhiều cách khác nữa. Vậy bạn phải làm sao?

 

 

 

Hãy thử tiếp cận những điều bạn biết dưới một góc độ khác. Liên kết trực tiếp (bằng đường thẳng) thường để biểu thị sự kết nối về mặt khoa học. Vậy nên hãy thử học một môn nghệ thuật nào đó. Chẳng hạn, bạn có thể học chơi nhạc cổ điển trên violin.

Tại sao lại là violin? Vì đó là một loại nhạc cụ tương đối khó học. Còn tại sao lại là nhạc cổ điển? Bởi nhạc cổ điển chứa đựng đầy đủ tất cả mọi loại sắc thái cảm xúc. Còn các dòng nhạc khác chỉ chứa đựng một sắc thái cảm xúc nhất định mà thôi.

 

 

 

Đến thời điểm mà bạn học được cách cảm nhận như một người nghệ sĩ, bạn sẽ có thể kết nối những gì mình biết theo một cách khác hơn. Bạn có thể tư duy ra những liên kết trực tiếp và cảm nhận được những liên kết gián tiếp.

 

 

 

Thế nhưng nếu như bạn chỉ biết mỗi 2 điều, thì bạn cũng chỉ có thể tạo ra được bằng đấy liên kết mà thôi. Để tạo ra nhiều liên kết hơn, đương nhiên bạn cũng cần phải biết nhiều thứ hơn.

 

 

 

Vậy nên hãy học hỏi nhiều thứ hơn đi.

 

 

 

Đợi đã. Tôi không có đủ thời gian và sức lực đâu. Tôi còn phải lo cho gia đình và công việc nữa chứ.

Vậy hãy chọn lựa những thứ mà bạn tiếp thu vào trong não bộ. Hãy học hỏi những điều giúp trí óc bạn phát triển, bỏ đi những điều vô bổ.

Những thứ kích thích não bộ sẽ giúp bạn phát triển trí óc. Chúng sẽ yêu cầu não của bạn phải hoạt động liên tục.

Sách là một trong những thứ rất hiệu quả để thực hiện công việc trên. Bởi lẽ khi đọc sách, tất cả những gì bạn thu nhận được là thông tin. Não bộ sẽ cần phải hoạt động để chuyển đổi những thông tin đó thành hình ảnh, âm thanh, họa tiết, v...v... Sau đó là kết hợp chúng lại, tạo nên cảm xúc và suy nghĩ. Khá là nhiều việc, phải không?

Đó là những điều mà TV sẽ không đem lại cho bạn. Vậy nên xem ít TV thôi, và đọc nhiều sách vào.

Khoan đã! Sách bây giờ cũng nhiều vô số kể. Vậy tôi có nên đọc tất cả mọi cuốn sách không?

Vậy thời gian và lòng kiên nhẫn của bạn có vô hạn hay không?

Đương nhiên là không rồi!

Vậy thì hãy đọc những thứ mà nhiều khả năng sẽ giúp ích cho bạn. Để làm được điều này, bạn cần một bộ lọc để loại bỏ đi những thứ không cần thiết.

Bạn có thể sử dụng hiệu ứng Lindy (Lindy Effect) như một bộ lọc đáng tin cậy. Theo đó, ý tưởng và công nghệ sẽ có tính chất đối nghịch với con người và đồ vật.

Đối với con người và đồ vật, tuổi thọ còn lại sẽ tỉ lệ nghịch với số năm tồn tại. Nếu bạn mới 10 tuổi, bạn có thể sẽ sống thêm được 70 năm nữa. Nếu bạn đã 90 tuổi rồi, rất có thể bạn chỉ còn sống được thêm 1 năm nữa mà thôi. Những đồ vật khác cũng như vậy, tồn tại càng lâu thì tuổi thọ còn lại càng ít.

Nhưng ý tưởng và công nghệ thì khác. Những thứ đã tồn tại càng lâu, thì nhiều khả năng sẽ còn tồn tại lâu hơn nữa. Chẳng hạn như đĩa mềm, được phát minh cách đây khoảng hai thập kỉ, giờ chắc đã tuyệt chủng mất rồi. Trong khi cái bàn hay cái thìa, xuất hiện từ khoảng 2000 năm trước, rất có thể 2000 năm sau con cháu chúng ta vẫn sẽ còn dùng.

Giờ hãy quay trở về với câu chuyện chọn sách ra sao. Chúng ta có thể coi sách như một hình thức tồn tại của ý tưởng. Những cuốn sách best-seller là những cuốn sách bán chạy, thường sẽ nổi tiếng đối với một thế hệ hoặc một nhóm độc giả nhất định. Còn những cuốn sách đồng hành không chỉ với một, mà nhiều thế hệ khác nhau, được gọi là sách kinh điển. Vậy bạn nên đọc những cuốn sách kinh điển, hay những cuốn best-seller?

Bên cạnh đó, lịch sử cũng là một công cụ hết sức quan trọng đối với việc phát triển tư duy. Trước khi tôi giải thích lý do tại sao lại như vậy, chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh biểu thị cho một bộ não "có trật tự" ở dưới đây.

 

 

 

Để thiết lập trật tự cho não bộ, bạn cần có một hệ thống phân loại kiến thức có ích. Bởi lẽ, việc tạo ra liên kết giữa các kiến thức của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như bạn có sẵn chỗ để sắp xếp mọi thứ. Mỗi khi bạn học được một kiến thức mới, biết thêm một thông tin mới, bạn sẽ biết cần phải đặt chúng ở đâu trong não bộ. Tuy nhiên, cũng có một số thông tin mà bạn tiếp nhận được tốt nhất là nên bỏ vào đây:

 

 

 

Vậy làm thế nào để bạn quyết định cái gì cần phải tống vào trong thùng rác? Hãy tự xây dựng một bộ lọc loại bỏ những thứ rác rưởi cho bản thân.

Hãy sử dụng khoa học thường thức làm bộ lọc cho những thông tin mang tính khoa học. Nếu bây giờ có một thông tin nào đó nhận là khoa học, nhưng lại trái với những kiến thức lý hóa sinh thông thường, thì bạn biết phải tống nó vào đâu rồi đấy.

Tương tự, hãy sử dụng lịch sử để làm bộ lọc tin tức, xem cái nào cần nhớ, cái nào không. Bởi lẽ, lịch sử chính là những tin tức đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ. Những điều không quan trọng trong quá khứ, nay đã bị lãng quên. Những thông tin quan trọng mà người xưa ghi lại, thì nay đã trở thành một phần của lịch sử. Vậy nên, nếu cứ tiếp nhận tin tức kiểu tràn lan không chọn lọc, thì nó sẽ như thế này:

 

 

 

Nhìn chung, những tin tức có ích trên báo thường sẽ không có những cái tít giật gân, kiểu như "Tin sốc!" hay "Bạn sẽ không thể tin nổi...". Cũng giống như những đầu bếp tài năng sẽ không cần phải dùng nhiều lời để nói về chất lượng món ăn mình đã làm ra. Chỉ có các cửa hàng thức ăn nhanh mới cần quảng cáo theo kiểu "Món này ngon rất là ngon." mà thôi.

Và, giống như những cơ thể chỉ ăn mỗi đồ ăn nhanh, một bộ não nếu chỉ tiếp thu tin tức kiểu dạng "mì ăn liền" cũng sẽ dần trở nên trì trệ.

Nhà phê bình văn học C.S.Lewis (Tác giả cuốn "Biên niên sử Narnia") đã từng nói rằng, một người đã sống ở nhiều nơi khác nhau sẽ khó có thể mắc phải những sai lầm mang tính địa phương của quê hương họ; một người học sử "sống" ở nhiều thời điểm khác nhau sẽ không bị ảnh hưởng bởi những điều vô nghĩa đổ ra như thác từ các phương tiện truyền thông.

Khi bạn sử dụng lịch sử như một bộ lọc thông tin, não bạn sẽ hoạt động như thế này:

 

 

 

Hãy nhớ rằng, khi bạn chọn việc biết những thứ sẽ tồn tại đến mai sau, hơn là những gì nổi tiếng ở thời điểm hiện tại, sẽ có những lúc bạn chỉ có một mình, tách biệt hoàn toàn với đám đông.

 

 

 

Thực ra, ở một mình không phải là thứ gì đó tồi tệ. Một mình không đồng nghĩa với cô đơn. Bạn sẽ khó lòng cảm thấy cô đơn khi đọc một cuốn sách nào đó. Nhưng chắc chắn, bạn sẽ thấy cô đơn ở giữa một đám đông hoàn toàn xa lạ.

Và rồi, khi bước trên con đường này đủ lâu, bạn sẽ nhận ra một sự thật tương đối quan trọng về con người. Rất có thể sẽ có nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu với những gì tôi sắp nói ra, rằng: "Hầu như những điều mà đa số mọi người đều biết, đều không đáng để biết."

Quan trọng hơn: nay bạn đã rõ bạn cần phải biết những gì.

 

 

 

Giờ đây bạn đã biết nhiều thứ hơn. Những thứ sẽ có ích trong một thởi gian rất dài. Những thứ đáng để biết.

 

 

 

Hãy kết nối chúng lại.

 

 

 

Theo tất cả mọi hướng.

 

 

 

Không chỉ bằng những liên kết trực tiếp, mà cả gián tiếp nữa.

 

 

 

Khoan đã. Anh đang nói rằng cần phải "nghĩ như một nhà khoa học" và "cảm nhận như một người nghệ sĩ". Nói nghe thì dễ lắm. Tôi cũng đang cố đây, mà chẳng thấy nó dễ tẹo nào.

Đương nhiên là không dễ dàng gì rồi. Đó là kỹ năng. Giống như bạn chơi một trò chơi thôi. Càng tập luyện, bạn sẽ càng giỏi.

Thế còn tài năng thiên bẩm thì sao?

Tài năng thiên bẩm là thứ không tồn tại. Đó là một từ được những người không chịu cố gắng sử dụng nhằm cảm thấy thoải mái hơn với thất bại của bản thân. Những người thực sự thành công không thích sử dụng từ này một chút nào. Những nhà khoa học giỏi giang nhất cũng như những nghệ sĩ tài ba nhất, trong thâm tâm họ đều thầm hiểu rằng, cội rễ của thành công là làm việc chăm chỉ một cách thông mình. Tư duy là một kỹ năng. Cảm nhận cũng là một kỹ năng. Muốn rèn luyện kỹ năng cho tốt, thì cần phải làm gì?

Uhm...

Bước đầu tiên là phải học cách yếu kém trước đã.

Nhưng rõ ràng là tôi vốn đã rất kém rồi mà. Nếu không thì tôi còn hỏi làm gì nữa.

Vậy thì bước đầu hãy tập cách chấp nhận việc mình kém cỏi, khi xung quanh bạn toàn những người giỏi giang. Tập cảm thấy thoải mái với những cảm xúc khó chịu của bản thân. Rồi sau đó, học hỏi những người xung quanh bạn.

Nếu họ không chịu dạy tôi thì sao?

Có chắc vậy không, hay là bạn không để cho họ làm điều đó? Tại sao bạn không dừng việc cố gắng gây ấn tượng lại, và để họ làm bạn cảm thấy ấn tượng?

 

 

 

Nhưng họ đã làm tôi ấn tượng từ lâu rồi.

Không hẳn đâu. Có chắc là bạn đã thấy những điểm tuyệt vời nhất ở những người xung quanh mình chưa? Nếu như bạn muốn nói ra một điều gì đó có ý nghĩa trong tương lai, thì bây giờ tốt hơn hết là im lặng...

 

 

 

… và giữ trật tự.

 

 

 

Phi hành gia Chris Hadfield đã từng nói như thế này:

Khi bạn tham gia vào một môi trường mới, trong đại đa số trường hợp, bạn sẽ được xếp vào một trong ba nhóm sau:

Nhóm -1: là người trực tiếp gây hại, hay tạo ra rắc rối.
Nhóm 0: sự ảnh hưởng của bạn bằng không, và cũng không gây ra trạng thái mất cân bằng.
Nhóm +1: là người trực tiếp đem lại những giá trị có ích.

Ai cũng muốn mình nằm ở nhóm +1, nhưng cứ nóng ruột cố gắng chứng tỏ rằng mình là một người "+1" sẽ chỉ khiến bạn càng nhanh chóng bị xếp vào nhóm -1 hơn mà thôi.

Vậy nên, khi tham gia vào một môi trường mới, tốt nhất hãy cố gắng thuộc về nhóm 0.

Đây không phải là việc dễ làm. Hãy tìm ra mọi cách mà bạn có thể làm hỏng việc. Và đừng làm điều gì trong số chúng. Đừng cản trở công việc của một ai. Tuy nhiên, hãy tỏ rõ rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần, và luôn khát khao học hỏi những điều mới. Đứng ở trong góc, nhưng vẫn luôn giữ sự giao tiếp với mọi người.

 

 

 

Im lặng lắng nghe. Đồng ý trong trật tự (bằng cách gật đầu và mỉm cười) chứ không ồn ào (và chen ngang vào những gì họ đang nói).

 

 

 

Bạn không cần phải nói. Họ tự biết rằng mình đúng. Họ cũng không cần những lời tán dương của bạn.

Thay vào đó hãy đặt câu hỏi. Hỏi một cách thông minh. Đừng bao giờ yêu cầu ai đó giải thích những điều mà bạn có thể dễ dàng tìm hiểu. Điều đó chỉ thể hiện sự lười biếng và ích kỷ mà thôi. Nếu họ dùng những từ ngữ mới, hãy ghi chép nó lại. Nếu từ đó khó, bạn có thể nhờ họ chỉ cho cách viết.

Bạn có thể học từ những người giỏi nhất mà không cần phải chứng tỏ cho họ thấy sự tồn tại của bạn. Kể cả khi họ không dạy, bạn vẫn có thể học. Và bạn có thể học nhiều hơn nữa, chỉ bằng cách yên lặng chú ý quan sát.

Có rất nhiều kỹ năng có thể học được thông qua cách bắt chước người khác. Chẳng hạn nếu bạn muốn tư duy giống Michelangelo thì phải làm sao? Đừng cố gắng tư duy giống ông ta. Hãy làm việc giống ông ta. Bắt chước những tác phẩm của ông. Một cách tỉ mỉ. Trong quá trình làm việc giống Michelangelo, sẽ đến một lúc bạn học được cách tư duy giống như ông.

Theo tôi, thứ có sức mạnh lớn nhất trên thế giới không phải là trí thông minh, hay tài năng thiên bẩm, mà là sự kiên trì đưa bản thân vào khuôn khổ. Nếu bạn có thể ngày nào cũng như ngày nào, kiên trì bóc tách các vấn đề mà bản muốn học ra để hiểu rõ chúng hơn, rồi lại ghép mọi thứ trở lại như ban đầu, bạn sẽ dần thông thạo chúng hơn. Và bạn sẽ trở nên giỏi hơn.

Mọi thứ sẽ dần suôn sẻ. (Bạn còn nhớ tấm hình này lúc trước ra sao không?)

 

 

 

Bạn sẽ nhận ra những liên kết mà bạn vô tình bỏ sót trước đây.

 

 

 

Những liên kết mà bạn không nghĩ là chúng có thể tồn tại.

 

 

 

Trau chuốt lại chúng. Và bạn sẽ nhìn ra quy luật.

 

 

 

Và cũng đừng ngạc nhiên với chuyện thực tế lạ kỳ hơn những gì mà bạn có thể tưởng tượng ra. Bởi lẽ, trí tưởng tượng là sản phẩm của khả năng cũng như kinh nghiệm của chính bản thân bạn. Mà bạn biết đấy, kinh nghiệm sống hay khả năng của bạn chỉ là một giọt nước giữa đại dương mang tên "thực tế" kia. Thực tế sẽ luôn lạ kỳ hơn những gì mà bạn có thể tưởng tượng, bởi vì nó lớn hơn trí tưởng tượng của bạn rất nhiều.

 

 

 

Bạn cũng có thể làm nhiều điều khác nữa để tăng khả năng cho não bộ của mình.

Tập thể dục. Những bài tập khiến bạn cần nhiều ôxy cũng sẽ giúp bạn tăng cường trí tuệ bản thân. Chạy. Nhảy. Bơi. Xét về mặt tiến hóa, thì đây vốn là những việc chúng ta thường xuyên phải làm suốt chiều dài lịch sử, để tìm kiếm thức ăn hay để trốn chạy kẻ thù. Và đó cũng là lúc mà chúng ta cần vận dụng tối đa trí tuệ của bản thân. Những người thường xuyên tập luyện, sẽ có một bộ não hoạt động hiệu quả kể cả trong môi trường có áp lực và rủi ro cao.

Đồng thời, hãy bắt đầu tập làm những hoạt động thường ngày bằng tay không thuận. Chẳng hạn như nếu bạn thuận tay phải, hãy tập đánh răng bằng tay trái. Điều này luyện cho bạn thói quen nhìn nhận sự việc theo một hướng khác, mới hơn, mà cũng nhiều thử thách hơn.

Ở mức độ đơn giản hơn, bạn cũng có thể học một ngôn ngữ mới.

 

 

 

Học chơi nhạc cổ điển trên một nhạc cụ nào đó. Đọc những cuốn sách kinh điển. Vận động cơ thể. Tập sử dụng cả tay thuận lẫn tay không thuận. Học ngoại ngữ.

Chừng đó có lẽ là đủ để bạn thấy được hiệu quả rồi.

Nhưng hãy nhớ rằng, những liên kết mà bạn có được trong não bộ của mình cũng sẽ không có ý nghĩa gì, nếu như bạn không tương tác với những người xung quanh.

 

 

 

Giống như lời Conan O'Brien nói về những điều quan trọng nhất trong cuộc đời của ông: "Làm việc chăm chỉ. Sống tử tế."

Còn đây là những gì mà nhà toán học John Nash - người đã từng đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 1994 - coi là phát hiện quan trọng nhất của cuộc đời ông:

"Thứ duy nhất vượt qua được sức mạnh của trí tuệ, là sự dũng cảm của con tim. Cũng chỉ ở trong phương trình bí ẩn của tình yêu, mà chúng ta mới có thể tìm thấy những suy luận logic."

 

 

 

Những nghiên cứu của John Nash giúp chúng ta hiểu được cách con người đưa ra quyết định trong cuộc sống thường ngày. Ông nhìn thấy những liên kết mà không ai có thể tưởng tượng ra, giữa những thứ mà chúng ta ngày nào cũng thấy.

 

 

 

Tôi chọn John Nash để kết thúc câu trả lời của mình, bởi bạn nói rằng bạn cảm thấy mình lù đù và chậm tiến. Nếu như bạn tìm hiểu về câu chuyện cuộc đời của John Nash, bạn sẽ thấy rằng, một tâm hồn bị tổn thương nghiêm trọng vẫn có thể mạnh mẽ và đẹp biết nhường nào.

 

 

 

Vậy nên hãy mỉm cười.

 

 

 

Bởi vì bạn vẫn chưa thực sự bị tổn thương.

 

 

 

Hãy nhớ: kiên trì đưa bản thân vào khuôn khổ. Giữ bản thân an toàn, và luôn đi đúng hướng. Tôi sẽ đợi bạn ở cuối con đường này.

Nguồn: http://genk.vn/lam-the-nao-ket-noi-nhung-kien-thuc-trong-nao-bo-lai-voi-nhau-de-tro-nen-thong-tue-hon-20170704165501559.chn