Đổ hóa chất ép mít chín siêu tốc

on .

Những trái mít, sầu riêng, chuối xanh non tẩm hóa chất chỉ sau một đêm đã dậy mùi thơm để thương lái đem bán ra thị trường hoặc bóc múi nhập cho các lò chế biến trái sấy khô. Đã có cảnh báo rằng, đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái gây độc hại, ảnh hưởng sức khỏe người dùng.

Khoét lỗ trên quả mít để đổ hóa chất (ảnh bên). Ảnh: Lê Hường.

Thuốc lạ biến trái non thành chín

Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng nơm nớp lo sợ vì rất nhiều loại trái cây đang bán trên thị trường bị ép chín bằng hóa chất lạ, trong khi các cơ quan chức năng chưa có giải pháp ngăn chặn, cảnh báo.

Giữa mùa mít, hàng trăm thương lái lùng sục khắp các vườn ở Đắk Lắk, Đắk Nông để gom mít trái về ép chín, bóc múi nhập cho đại lý thu mua kiếm lời. Cải trang là chủ một đại lý chuyên thu mua múi mít về sấy khô mới mở ở huyện xa, chúng tôi tiếp cận xưởng bóc tách múi mít của ông N.V.T ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar.

Vì sao tội phạm dễ dàng giả mạo tài khoản facebook?

on .

Với lượng người sử dụng khổng lồ, facebook đang là “mảnh đất màu mỡ” của tội phạm mạng. Không chỉ lừa đảo, đánh cắp tài khoản, các đối tượng phạm tội còn kỳ công làm giả tài khoản facebook để chiếm đoạt tài sản một cách tinh vi.

ANTĐ - Với lượng người sử dụng khổng lồ, facebook đang là “mảnh đất màu mỡ” của tội phạm mạng. Không chỉ lừa đảo, đánh cắp tài khoản, các đối tượng phạm tội còn kỳ công làm giả tài khoản facebook để chiếm đoạt tài sản một cách tinh vi.

Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Thế Dũng và tài khoản facebook bị làm giả

Sqeeqee ra mắt dịch vụ lưu trữ hình ảnh

on .

Người dùng có thể bán hình ảnh hoặc chia sẻ một nửa lợi nhuận cho việc sử dụng ảnh.

Một dịch vụ lưu trữ ảnh mới vừa được tung ra cho phép người sử dụng mạng xã hội kiếm tiền với chiếc máy ảnh của họ. Dịch vụ lưu trữ ảnh Sqeeqee.com là một "người anh em họ" thứ hai của sqeeqee.com - trang mạng truyền thông xã hội tạo ra lợi nhuận cho phép người sử dụng kiếm tiền từ các hoạt động mạng hàng ngày. Dịch vụ này cho phép người dùng chụp ảnh và bán chúng với một mức giá cố định hoặc đồng ý chia sẻ một tỷ lệ phần trăm cho suốt dòng đời sử dụng bức ảnh.

Dịch vụ này cung cấp cho người dùng lợi ích tài chính lớn. Nếu được lựa chọn, hình ảnh có thể bán với giá cố định là 1 USD với tất cả quyền được chuyển giao, bán hình ảnh và chia sẻ một nửa cho dòng đời sử dụng.

Bài học "bó đũa"

on .

Các tờ báo mạng hàng đầu Việt Nam sẽ học hỏi được gì từ kinh nghiệm liên minh giữa các tờ báo trên thế giới trước sức ép từ hai gã khổng lồ Google và Facebook trên thị trường quảng cáo trực tuyến?

Sự chiếm lĩnh của Google và Facebook

Trong năm 2014, nhóm top 4 tờ báo mạng hàng đầu tại Việt Nam (FPT Online, VCCorp, Zing, 24H) đều trải qua không ít sóng gió trong thị trường quảng cáo trực tuyến. Google và Facebook đang từng bước chiếm lĩnh thị trường quảng cáo Việt Nam và đang "đe dọa" vị thế của các tờ báo mạng hàng đầu trong nước.

Mức độ tăng trưởng của Google và Facebook đạt mức trung bình hơn 100%/năm và cuối năm 2014, tổng doanh thu chiếm hơn 70% tổng thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam.

Tin nhắn rác: Phạt như… gãi ngứa!

on .

Chỉ thị 82/CT BTTTT được kỳ vọng sẽ ngăn chặn triệt để tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo nhưng sau 3 tháng triển khai, điện thoại di động của người dùng vẫn liên tục bị “dội bom” dù hàng loạt doanh nghiệp đã bị xử phạt

Mới đây, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã có quyết định phạt 6 doanh nghiệp (DN) 265 triệu đồng do phát tán tin nhắn rác. Tuy nhiên, diễn biến trong thời gian qua, nhất là sau khi Chỉ thị 82/CT được Bộ TT-TT ban hành, cho thấy chuyện phạt tiền không ăn thua.

Như “bắt cóc bỏ dĩa”

Theo Cục An toàn thông tin Bộ TT-TT, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, có tổng cộng 28.000 số thuê bao điện thoại đã bị các DN viễn thông chặn do phát tán tin nhắn rác. Đại diện Vinaphone cho hay năm 2014, nhà mạng này đã khóa gần 700.000 đầu số sim rác và 78 tổng đài dịch vụ vi phạm.

Anh Lê Minh Hùng - ngụ quận Gò Vấp, TP HCM - cho biết: “Trước Tết, tôi thấy tin nhắn rác có giảm và rất mừng. Tuy nhiên gần đây, tin nhắn rác lại liên tục “dội bom”. Có ngày tôi nhận đến 10 tin nhắn rác với đủ các nội dung như quảng cáo bán nhà đất, căn hộ, sim số… Không hiểu sao các DN lại có được số điện thoại di động của tôi để gửi tin nhắn rác liên tục như thế”.

Tin nhắn rác vẫn tiếp tục tràn ngập trên điện thoại di động của người tiêu dùng dù đã có nhiều giải pháp xử lý