Vì sao người Việt ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ?

on .

Thịt vịt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Trong ngày này, người dân trên khắp mọi miền luôn có những món ăn truyền thống. Và đặc biệt, món thịt vịt - món ăn luôn bị người Việt "tẩy chay" đầu tháng, thì lại trở thành món ăn truyền thống trong ngày mùng 5 tháng 5 này.

Vì sao người Việt ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ?

Sở dĩ như vậy vì, theo dược lý Đông y, thịt vịt có tính chất mát, ngọt (hơi độc), có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều (gọi là Bổ hư). Đồng thời, thịt vịt cũng chữa nóng sốt cao đến co giật (gọi là Sài kinh), vịt giải độc mụn sưng và hạ nhiệt. Do đó, trong ngày Tết Đoan Ngọ, khí trời nóng nực (tiết Đại Thử) nhiệt độ cao, nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt – hàn giữa Trời và Người.

Ngoài ra, bắt đầu từ mùng 5/5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vịt dễ dàng được chế biến thành nhiều món như quay, hông, hầm,... Món nào cũng hấp dẫn nhưng có lẽ tiết canh, vịt luộc, cháo vịt là phổ biến và ngon lại phù hợp với tính cách giản đơn của người dân lao động. Ba món này nằm trong một "dãy liên hoàn" của quá trình làm và chế biến vịt.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Vi-sao-nguoi-Viet-an-thit-vit-vao-Tet-Doan-Ngo/84/16880613.epi