Bê bối lộ thông tin người dùng của Facebook là lỗi hệ thống?

on .

Facebook đang hứng chịu bão chỉ trích sau vụ bê bối để lộ thông tin cá nhân 50 triệu người dùng. Một lần nữa hàng loạt câu hỏi vì sao mạng xã hội hàng đầu thế giới có thể quản lý hớ hênh dữ liệu lại được đặt ra? 

Facebook đang hứng chịu bão chỉ trích sau vụ bê bối để lộ thông tin cá nhân 50 triệu người dùng. Một lần nữa, hàng loạt câu hỏi về việc vì sao một mạng xã hội lại có thể kiểm soát "dữ liệu" của nhiều người đến thế, cũng như vì sao họ có thể quản lý hớ hênh những dữ liệu đó đến thế, lại được đặt ra. 

Bê bối lộ thông tin người dùng của Facebook là lỗi hệ thống? - Ảnh 1.

 

Số thông tin cá nhân nói trên lọt vào tay Cambridge Analytica, một công ty chuyên phân tích dữ liệu đã phục vụ cho 200 chiến dịch tranh cử trên khắp thế giới.

Tất nhiên, người dùng Facebook không mảy may hay biết dữ liệu của họ đã bị bên thứ ba khai thác. Nhưng đó chỉ mới là phần nổi của một câu chuyện dài. Gần đây, một nhóm các đại gia internet đã đe dọa lập lại trật tự cũ, như Facebook thách thức truyền thông truyền thống, các nền tảng như UberNetflix và Airbnb "hủy diệt" các ngành taxi, rạp chiếu phim và khách sạn cổ điển. Tất cả cái tên này đều cực kỳ quyền lực và họ đều biết quá nhiều điều về chúng ta – những người sử dụng.

Mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ khi đào sâu tìm hiểu các nền tảng đó làm gì với những thông tin mà họ có được. Họ có thể bán chúng cho mục đích thương mại, khiến một doanh nghiệp phân tích hành vi và tâm lý tiêu dùng của khách hàng, từ đó xây dựng lợi thế so với các đối thủ. Nhưng nguy hiểm hơn, và càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho việc này – đó là dữ liệu thậm chí còn được khai thác cho mục đích chính trị.

Chỉ từ năm ngoái trở lại đây, riêng Facebook đã liên tiếp dính hàng loạt cáo buộc về việc này: phát tán tin tức giả khiến cho tình hình an ninh nhiều quốc gia bị xáo động, hiển thị những quảng cáo có lợi cho một đảng hoặc ứng viên tổng thống…

Và vụ việc với Cambridge Analytica (CA) giống như giọt nước làm tràn ly. Các nhà làm luật Mỹ, các công tố viên liên bang đã bắt đầu mở cuộc điều tra nhằm vào Facebook. Các chính trị gia tại Mỹ và châu Âu đều yêu cầu nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg phải ra điều trần trước Quốc hội. Giới đầu tư thì bán tháo cổ phiếu Facebook và khiến cho giá trị thị trường của mạng xã hội này sụt mất 50 tỉ USD chỉ trong 2 ngày qua.

Tất cả những phản ứng này là dễ hiểu, khi mà sau vụ bê bối CA, Facebook chỉ thể hiện như thể họ là "nạn nhân". Facebook thậm chí cũng không nhận đây là một vụ hệ thống của họ đã bị "truy cập và rò rỉ dữ liệu".

Chính nền tảng người dùng đông đảo đã giúp Facebook xây dựng nên một nền tảng giàu lợi nhuận và béo bở. Nhưng công thức kinh doanh của họ có vi phạm các quy định hiện hành của các nước hay không, nhà phân tích Brian Wieser của Pivotal Research Group bình luận.

"Quy mô diện rộng của sự cố này chỉ có thể dẫn tới kết luận rằng đây là một lỗi hệ thống mà thôi". Các quy định và điều khoản hợp đồng mà Facebook ký với các bên thứ ba có thể chẳng cấm đoán gì việc sử dụng dữ liệu người dùng vào các mục đích thương mại và chính trị.

Theo AP, hình thức thu thập và phân tích dữ liệu mà CA sử dụng, thoạt nhìn cũng khá phổ biến. Đó là trước đây từng được nhiều công ty dùng để bán bỉm và các sản phẩm ăn uống vô hại. Thế nhưng như chính thừa nhận của CEO CA trong một cuộc gặp gỡ khách hàng VIP bị kênh Channel 4 lén quay được, các nỗ lực của CA nhằm "đảm bảo rằng người dùng không hề biết được họ đang phải xem các nội dung tuyên truyền, có thể tác động đến quan điểm chính trị của mình".

Theo các nghiên cứu của Viện báo chí Pew Research Center (Mỹ) thì 2/3 người dân Mỹ có thói quen đọc tin tức trên mạng xã hội. Tất nhiên, họ không chỉ đọc tin từ Facebook, nhưng những thông tin "có chủ đích" được phát tán diện rộng trên News Feed của họ, nếu được lặp lại với tần suất dày, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến quan điểm người dùng một cách vô thức. Cho tới nay, Zuckerberg vẫn im lặng. Nhưng Facebook khó có thể im lặng được mãi, khi mà cả Ủy ban Thương mại Mỹ lẫn Ủy ban Châu Âu đều đã vào cuộc.

 

Tổng chưởng lý New York cho biết mục tiêu điều tra là "quy trình xử lý và quản lý dữ liệu người dùng" của Facebook và "người dùng có quyền được biết dữ liệu cá nhân của họ đã bị những doanh nghiệp như Facebook sử dụng ra sao".

Nếu Ủy ban Thương mại Mỹ kết luận Facebook xâm phạm các điều khoản trong thỏa thuận với cơ quan này về bảo mật thông tin người dùng, Facebook có thể phải đối mặt với án phạt lên tới 40.000 USD/ngày cho mỗi vi phạm. Các nhà làm luật châu Âu thậm chí còn quyết liệt hơn, khi ước tính số lượng người dùng Facebook tại châu lục này lên tới 500 triệu người.

EU vừa phê chuẩn một đạo Luật Riêng tư cá nhân mới, chính thức có hiệu lực từ tháng 5 tới, trao quyền cho người dùng nhiều hơn trong việc kiểm soát thông tin cá nhân của họ bị Google, Facebook thu thập ra sao. 

B.Trân (Theo CNN, AP)