MỘT SỐ KỸ THUẬT HỖ TRỢ ÔN THI CUỐI KỲ CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT

on .

1.      Khả năng đoán đề dựa trên một số tri thức có sẵn

-         Theo dõi quá trình giảng dạy của giảng viên, xem phần nào giảng viên có hứng thú và nhiệt tâm giảng dạy, ghi chép cẩn thận lời dặn của giảng viên.

-         Tìm điểm chung giữa những lớp dạy môn học đó.

-         Nghiệm những đề thi năm trước, xem coi cấu trúc đề thi như thế nào và thang điểm trên từng câu. Ví dụ, đề thi gồm 3 câu (3 điểm, 3 điểm, và 4 điểm) hoặc (2 điểm, 3 điểm, và 5 điểm).

-         Thường điểm của một câu dựa trên số ý chính (luận điểm) cần trình bày à thường mỗi ý sẽ 0.125, 0.25, 0.5. Chúng ta đoán được câu đó nếu cho thì bao nhiêu điểm.

=> Từ những tri thức đầu vào, lúc học bài chúng ta sẽ pháp hiện ra những câu thi tiềm năng và CÓ THỂ xuất hiện trong đề thi.

2.      Chiến thuật học bài thi và làm bài thi

Một đề thi bao giờ cũng có những câu khó và câu dễ (dễ ở đây là mức độ trung bình trở xuống).

a)     Chiến thuật học bài thi

-         Đối với những sinh viên khá, giỏi: nên chọn những vấn đề khó để tìm hiểu và học trước. Sau đó, tiến hành giải quyết những vấn đề dễ.

-         Đối với những sinh viên trung bình nên chọn sự an toàn, tìm hiểu và học những vấn đề dễ. Sau đó, tiến hành giải quyết những vấn đề dễ.

b)     Chiến thuật làm bài thi

-         Mạo hiểm: Làm câu khó trước (có khả năng giải quyết), kế tiếp sẽ giải quyết những câu dễ. Dành cho những sinh viên giỏi thích mạo hiểm.

-         An toàn: Làm những câu dễ trước, sau đó chúng ta sẽ giải quyết những câu khó.

c)     Một số lưu ý

-         Chúng ta nên học một câu gồm bao nhiêu ý, đó là những ý nào. Khi vào phòng thi ta đọc xong câu hỏi chúng ta hình dung trong đầu câu trả lời ngay và liền: Câu trả lời bao nhiêu ý, đó là những ý nào? Đặt bút là ghi.

-         Công việc học bài thi phải diễn ra và hoàn thành trước ngày thi ít nhất 3 ngày, 2 ngày cận chúng ta chỉ xem qua những câu quan trọng. Tưởng tượng ra nếu cho câu đó thì chúng ta trình bày bao nhiêu ý và những ý đó là gì.

3.      Hãy tự tổ chức một kỳ thi thử

-         Với khả năng đoán đề trình bày trong mục 1, chúng ta có thể tự ra đề thi và tự giải.

-         Sưu tầm những đề thi năm trước. Những đề thi này, chúng ta nên xin từ các khóa trên. Lưu ý, trong quá trình học tập có những câu nào liên quan thì ta nên giải và xem như bài tập.

=> Trước khi thi 1 tuần, chúng ta sẽ tổ chức một kỳ thi thử tại nhà, thiết lập thời gian rõ ràng và trung thực. Có thể nhờ người quen canh thi như thật.

4.      Lập thành một nhóm học tập

-         Nguyên tắc làm việc nhóm: các thành viên trong nhóm đều có lợi, mang lại “hạnh phúc” cho nhau, trong sinh học có một thuật ngữ “cộng sinh”. Những thành viên trong một nhóm phải cò cùng sở thích, cùng cách thức làm việc… Nếu các thành viên không có cảm giác này thì tốt nhất nên tìm yêu tình mới.

-         Nhóm ôn tập sẽ giải quyết được nhiều vấn đều:

+ Giả sử, vấn đề đó giải quyết tốn n thời gian nếu chỉ có 1 người xử lý. Nếu nhóm 4 người thì thời gian trung bình sẽ giảm còn n/4.

+ Tập hợp sức mạnh của từng thành viên trong nhóm, bổ sung và hoàn thiện cho nhau bằng cách khắc phục những điểm yếu.

+ Phát hiện ra nhiều cách giải quyết cho một vấn đề, tìm ra vấn đề giải quyết tối ưu về mặt thời gian.

5.      Cách trình bày một đề thi

“Trình bày phải tạo cảm giác dễ chịu cho giảng viên chấm bài thi”.

-         Trong một câu, chúng ta nên trình bày rõ ràng luận điểm (ý chính). Trong mỗi luận điểm, liệt kê ra các luận cứ để chứng minh cho luận điểm.

-         Sử dụng các kí hiệu để trình bày cho rõ ràng:

+ Số: 1, 2, 3, …

+ Bảng chữ cái: a, b, c

+ Dấu gạch đầu dòng “-“.

+ Dấu “+”.

Lưu ý: Nếu có 2 phân cấp thì dùng “-“ và “+”, 3 phân cấp thì dùng (a, b, ..), “-“ và “+”.

-         Chữ viết không cần đẹp nhưng rõ ràng, dễ đọc.

----

Với những hướng dẫn được trích rút từ cá nhân tôi học tập 4 năm đại học. Hy vọng sẽ không giúp được nhiều thì cũng giúp được ít cho sinh viên năm nhất mới bước vào giảng đường đại học. Đây là bản viết đầu tiên và tôi sẽ hoàn thiện nó trong các phiên bản kế tiếp.

KietNV