4 xu hướng trọng tâm của thị trường mobile trong năm 2015

on .

Kiểm tra bảng xếp hạng những ứng dụng hàng đầu trên Apple Store, ta dễ dàng nhận ra rằng có hơn 75% những ứng dụng đó là biến thể của Clash of Clans, Candy Crush hay một game về Casino. Đây dường như là công thức nắm thành công mà các nhà phát triển đã phát hiện ra được.

 

2014 là năm mà mobile chính thức chuyển đổi vai vế trở thành “ông lớn” thực sự trong ngành công nghiệp giải trí. Các nhà đầu tư sẵn sàng rót tiền vào bất cứ ứng dụng nào cho thấy dấu hiệu thu hút dù chỉ là nhỏ nhất, những nhà cung cấp dịch vụ mới mọc lên như nấm và quan trọng nhất là những nhà phát triển ứng dụng đã bắt đầu nhận thấy nhiều lợi nhuận đáng kể thực sự.

Nghĩ lại hai năm trước, tất cả mọi người và hàng xóm của họ đều có ý tưởng cho một ứng dụng mới. Ngày nay, những ứng dụng này có quỹ tài trợ, đội ngũ phát triển và những bản thử nghiệm trơn tru. Chỉ riêng thành công của Flappy Bird và 2048 cũng đủ trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ những nhà phát triển ứng dụng hiện nay, cho họ thấy một ý tưởng độc đáo có thể đưa họ đi xa đến đâu.

Nói chung, chúng ta có thể nhận diện bốn loại ứng dụng điển hình, mỗi loại có những đặc điểm và thử thách riêng để tạo nên xu hướng trong năm 2015 này.

1. eCommerce (Thương mại điện tử) di động – chuyển trọng tâm từ cổ phần thị trường sang cam kết

Những “người khổng lồ” eCommerce đã thích ứng khá nhanh với thế giới di động. Hầu hết các công ty lớn với một hệ thống vận hành desktop đáng chú ý đều đã bỏ ra hàng triệu USD trong năm 2014 để bảo toàn lượng khách hàng và sở hữu cổ phần của thị trường mobile . Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lớn người dùng sử dụng mobile chủ yếu như một “kênh khám phá”, duyệt ứng dụng và trang web mobile để tìm cảm hứng – rồi sau đó quay trở lại desktop để hoàn thành việc thanh toán.

Sự chuyển biến lớn của m-commerce trong năm 2015 là gì? Những chiến dịch cam kết thông qua Deep Linking sẽ cất cánh! Về cơ bản, Deep Linking là một dạng liên kết sẽ đưa bạn tới một phần cụ thể của ứng dụng. Tương tự như một trang web cụ thể trong một website, nhưng ở đây là cho một ứng dụng.

Deep Linking được sử dụng trong các chiến dịch cam kết bởi điều này cho phép những ứng dụng eCommerce quảng cáo một món hàng cụ thể thay vì chỉ riêng ứng dụng eCommerce đó. Ví dụ: Một người dùng truy cập ứng dụng hay website của Amazon để xem tai nghe Beats nhưng chưa đưa ra quyết định mua ngay. Ngày tiếp theo, khi người dùng này đang chơi dở một level Candy Crush Saga thì lại nhận được một quảng cáo từ Amazon về đúng chiếc tai nghe Beats hôm qua. Nhấn vào quảng cáo này và anh ta sẽ được dẫn tới thẳng trang bán chiếc tai nghe đó ngay trong ứng dụng của mình, mà không cần thực hiện tìm kiếm nữa.

Ảnh minh họa

Bằng cách kết nối đa thiết bị hướng tới sản phẩm, tất cả rồi sẽ thấy những nhà bán lẻ báo cáo rằng có ngày càng nhiều hơn những đơn đặt hàng thông qua thiết bị di động. Điều này cũng có nghĩa ta sẽ thấy một sự chuyển biến từ mô hình CPI thường được sử dụng trong ngành sang mô hình CPC/CPA.

2. Game Mobile – Một quá trình khoa học và bắt chước

Sự phát triển game kỹ thuật số có lẽ đã bắt đầu như một hình thức nghệ thuật, song dần dần nó đang trở thành một bộ môn khoa học. Năm 2014, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy của 2 ứng dụng “hủy diệt” gồm Candy Crush Saga của king.com, mặc dù đã có lúc cho thấy dấu hiệu chững lại trước khi có màn trở lại mạnh mẽ vào cuối năm, và Clash of Clans của Supercell, hiện vẫn đang vượt xa mọi đối thủ khác. Nhưng điều đó không hề khiến mọi người ngừng cố gắng gia nhập vào tầng lớp “vip” này, và một vài sản phẩm thậm chí đã đạt được những thành công nhất định.

Kiểm tra bảng xếp hạng những ứng dụng hàng đầu trên Apple Store, ta dễ dàng nhận ra rằng có hơn 75% những ứng dụng đó là biến thể của Clash of Clans , Candy Crush hay một game về Casino. Đây dường như là công thức nắm thành công mà các nhà phát triển đã phát hiện ra được.

Sự bắt chước không đơn thuần dừng lại ở loại hình ứng dụng; ngay cả thiết kế icon của Clash of Clans cũng được cho là có ảnh hưởng kỳ diệu tới đủ các thể loại, kể cả các ứng dụng không phải game chiến thuật. Cứ thử nhìn những icon “há miệng” mà Clash of Clans đã tác động tới dưới đây.

Ảnh minh họa

Chưa rõ cú hit mới của năm 2015 là gì, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đoán được rằng các studio game sẽ tiếp tục phương thức bắt chước như họ đã làm, với cái giá phải trả là dần mất đi sự sáng tạo và tính mạo hiểm cần thiết trong ngành công nghiệp game.

3. Ứng dụng Ultility – Đã tới lúc kiểm ra tiền

Utility là những ứng dụng nhằm cải thiện đời sống kỹ thuật số của người sử dụng. Hạng mục này bao gồm các trình duyệt, chương trình diệt virus, ứng dụng nghe nhìn đa phương tiện… Tới nay, nhóm này đã phát triển tương đối lớn mạnh với một thị trường rõ ràng trong từng phân khúc nhỏ hơn.

Giờ đây, chúng đã chiếm một lượng đáng kể cổ phần thị trường, và đang bắt đầu tìm kiếm một mô hình kinh doanh hợp lý. Hầu hết các nhà phát triển ứng dụng đã nhận ra rằng chỉ khoảng 3% người dùng của họ là có chi trả cho các dịch vụ cao cấp (premium), và vì thế đã chuyển sang quảng cáo với vai trò một nguồn lợi nhuận thay thế. Song song với đó, cùng sự xuất hiện của các hình thức quảng cáo tinh tế hơn, quảng cáo di động đang tiến hóa để trở nên ít phiền phức hơn đối với tổng thể trải nghiệm của người dùng.

Ảnh minh họa

Một ví dụ tuyệt vời có thể kể đến là Clean Master của Cheetah Mobile, ứng dụng này cung cấp một hệ thống tiền tệ hoàn toàn tự nhiên đối với việc sử dụng. Cheetah Mobile đã tự hào công bố báo cáo mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 628% trong quý 3 năm 2014 so với cùng kỳ năm trước đó và kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi trong mỗi quý tiếp theo.

Chúng ta có thể đánh cược rằng hạng mục này sẽ còn phát triển hơn nữa trong “ma trận” của những nhà cung cấp truyền thông trong năm 2015.

4. Ứng dụng xã hội – Cuộc chiến chưa hồi kết

Đầu năm 2014, Facebook chính thức mua lại cả WhatsApp và Instagram, khiến không ít người nghĩ rằng tỷ phú trẻ tuổi Mark Zuckerberg đang thẳng tiến tới ngôi vị độc tôn của lĩnh vực truyền thông di động.

Nhưng mọi chuyện không hề dễ dàng như thế. Những dịch vụ mới (Snapchat, Tango, YikYak) đang nổi lên và điều đó bắt đầu khiến cho FB không còn là tay “sành điệu” trong giới nữa. Thêm vào đó, hai “người khổng lồ” Châu Á, WeChat và Line, đều đang chiếm lĩnh thị trường nội địa của chúng và hướng tới việc tranh cổ phần thị trường của Facebook tại chính căn cứ bản địa của nó.

Ảnh minh họa

WeChat được cho là đã chi 300 triệu USD để thâm nhật vào thị trường Mỹ nhưng không thành công. Được sở hữu bởi Tencent , tập đoàn trị giá tới 150 tỷ USD, nên có lẽ đó sẽ không phải là lần thử cuối cùng của họ. Mô hình M&A (mua bán và sát nhập) có vẻ như rất vững chắc, song giá trị 19 tỷ USD của WhatsApp sẽ là một trở ngại cho bất kỳ đối tượng mua tiềm năng nào.

Tin tốt cho các nhà đầu tư là những ứng dụng này sẽ tìm cách để kiếm lời bằng việc cung cấp dữ liệu của chúng tới những nhà marketing và tạo nên các quảng cáo hiệu quả. Cả hiệu suất và những nhà kinh doanh thương hiệu sẽ đều được hưởng lợi ích từ lượng thông tin khổng lồ họ thu thập được từ người dùng, và lấy đó xác định mục tiêu cho các chiến dịch tốt hơn.

Nguồn : http://www.baomoi.com/4-xu-huong-trong-tam-cua-thi-truong-mobile-trong-nam-2015/76/16046972.epi