Dùng fanpage để “phát tin”, ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Y tế có thể bị tác dụng ngược

on .

Việc Bộ Y tế mở thêm kênh giao tiếp, đặc biệt kênh tiện dụng như Facebook là điều đáng hoan nghênh. Song nếu không được dùng một cách một cách hợp lý, có thể khiến những nỗ lực của Bộ này hoặc phá sản hoặc có tác dụng ngược.

Hiện nay, với số lượng người dùng lên tới hơn 20 triệu người kênh Facebook ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nhiều cơ quan chức năng của chính phủ đã nhận ra ảnh hưởng lớn của Facebook đối với dư luận chung của xã hội và đã bắt đầu sử dụng công cụ này như một kênh giao lưu trực tuyến với người dân.

Việc Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chính thức công khai trang fanpage của mình tại địa chỉ https://www.facebook.com/botruongboyte.vn mới đây đã nhận được không ít ý kiến đồng tình ủng hộ của giới truyền thông và công chúng.

Facebook có là kênh giao tiếp hiệu quả?

Khi các báo đồng loạt đưa tin giới thiệu fanpage chính thức của Bộ trưởng Bộ Y tế tại địa chỉ này, trang fanpage đã nhanh chóng đạt được số lượng like khủng hơn 125.000 và chỉ số TAT khá cao hơn 44.000. Những status chủ yếu là những thông tin về y tế và ngay lập tức nhận được lượng like và coment khá lớn của cư dân mạng.

Bài post của fanpage và mức độ quan tâm của cư dân mạng (Insight Report cung cấp)

 

Những tin nổi nhất của fanpage nhận được lượng tương tác cao nhất cũng được Insight Report ghi nhận, bao gồm những vấn đề đang nổi cộm xã hội về y tế và sức khỏe như việc Bộ trưởng y tế đưa fanpage vào hoạt động, thông tin trứng gà Trung Quốc bị tiêm máu có chứa virut HIV hay thông tin liên quan đến việc Bộ Y Tế thanh tra công ty Tân Hiệp Phát...

Top bài post được quan tâm trên trang fanpage chính thức của Bộ trưởng Bộ Y tế (Số liệu thống kê từ 1/2/2015 đến ngày 2/3/2015).

Những status khác của page cũng nhận được lượng tương tác đáng kể tính trên số lượng like và comment trung bình của một status.

Facebook là kênh “lắng nghe” hay là kênh “phát”?

Cũng theo báo cáo của Insight Reports phân tích số liệu thực tế về hoạt động của trang fanpage của Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho thấy fanpage này vẫn đang chủ yếu là “phát tin” là chính.

Số lượng câu trả hỏi trả lời của khán giả và giải đáp của Bộ trưởng.

Việc lắng nghe và giao tiếp với những fan quan tâm dường như chưa thấy xuất hiện. Cụ thể là ngay sau khi có thông tin chính thức về fanpage của bộ trưởng, số lượng người quan tâm thắc mắc lên tới 46 người/ ngày vào ngày 01/03 (Ảnh 3), lớn hơn rất nhiều so với những ngày trước đó. Tuy nhiên thì phần hổi đáp trả lời của Bộ trưởng và nhóm điều hành fanpage thì chưa thực sự rõ ràng.

Báo cáo của Insight Report cho thấy hầu như chưa có phản hồi nào được thực hiện đối với những thắc mắc của người quan tâm, thể hiện bằng đường đồ thị màu đỏ trong ảnh 3. Trong khi đường màu xanh cho thấy số lượng người quan tâm và đặt câu hỏi thắc mắc trên trang tăng vọt. Các chuyên gia về mạng xã hội cảnh báo rằng, nếu xu hướng này được quản trị trang duy trì sẽ không có lợi cho fanpage và sẽ sớm khiến cho nỗ lực mạng xã hội của Bộ trưởng Tiến phá sản.

Một lưu ý nữa, là thông tin trên fanpage nên được cập nhật liên tục và dẫn từ những nguồn chính thống, hoặc thông tin chính thức của Bộ Y tế. Thực tế cho thấy các bài viết trên trang fanpage hầu hết cũng chỉ là các bài chia sẻ từ các trang báo mạng khác ở Việt Nam thậm chí là các trang blog không chính thống.

Những nguồn được chia sẻ trên trang fanpage.

Báo cáo của Insight Report ghi nhận số lượng các bài viết trên fanpage phần lớn được chia sẻ từ một trang có tên miền là www.botruongboyte.org lên tới 138 bài, từ trang botruongboyte.blogspot.com cũng với số lượng lên tới 32 bài.

Bộ Y tế mở thêm kênh giao tiếp, đặc biệt kênh tiện dụng như facebook là điều rất đáng hoan nghênh, tuy nhiên nếu không được sử dụng một cách hợp lý các chức năng của mạng xã hội có thể sẽ dẫn tới những nỗ lực này hoặc phá sản hoặc sẽ có tác dụng ngược.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Dung-fanpage-de-phat-tin-y-tuong-cua-Bo-truong-Bo-Y-te-co-the-bi-tac-dung-nguoc/76/16085530.epi