Phương thức quản lý bán hàng nào sẽ thống trị trong tương lai?

on .

Khi số lượng giao dịch mỗi ngày và hàng hóa tăng cao, nhu cầu tìm kiếm và sử dụng một phương thức quản lý bán hàng hiệu quả là không thể thiếu. Tuy nhiên, tùy theo mức độ nhu cầu, khả năng kinh tế và tầm nhìn của người quản lý, mỗi người lại lựa chọn cho mình một giải pháp quản lý bán hàng khác nhau.

Với đầy đủ các tính năng vượt trội giúp người quản lý có thể kiểm soát toàn bộ dữ liệu liên quan tới xuất - nhập - tồn của hàng hóa dựa trên công nghệ điện toán đám mây, phần mềm quản lý bán hàng online đang là công cụ hoàn thiện nhất.

(eFinance Online) - Khi số lượng giao dịch mỗi ngày và hàng hóa tăng cao, nhu cầu tìm kiếm và sử dụng một phương thức quản lý bán hàng hiệu quả là không thể thiếu. Tuy nhiên, tùy theo mức độ nhu cầu, khả năng kinh tế và tầm nhìn của người quản lý, mỗi người lại lựa chọn cho mình một giải pháp quản lý bán hàng khác nhau.

Theo các chuyên gia trong ngành, mỗi công cụ quản lý bán hàng đều “cõng” trên mình những ưu, nhược điểm khác nhau. Điều một chủ doanh nghiệp cần quan tâm đó là phương thức nào mang lại cho họ nhiều lợi ích thiết thực nhất. Đồng thời, tầm nhìn xa vĩ mô sẽ giúp họ đi tắt đón đầu, áp dụng phương thức quản lý bán hàng có xu hướng thống trị trong tương lai.

Quản lý bán hàng bằng sổ sách

Có thể xem đây là phương thức quản lý bán hàng sơ khai nhất và cũng có mặt sớm nhất. Tuy nhiên công cụ quản lý này chỉ phù hợp với một số lượng hàng hóa nhỏ, bằng cách lập sổ sách để tiện lợi cho việc quản lý số lượng sản phẩm bán, hàng tồn kho và doanh thu theo tháng, năm… Bởi vậy, nếu như việc làm ăn thuận lợi, số lượng mặt hàng tăng cao, phát sinh thêm nhiều vấn đề mới, việc quản lý các mặt hàng qua sổ sách sẽ gặp rất nhiều hạn chế và khó kiểm soát, mất nhiều thời gian để tính toán công nợ, tồn kho, doanh số bán hàng…

 

Theo một cuộc khảo sát của Bizweb trên 1.000 khách hàng đang sử dụng giải pháp bán hàng online (thực hiện trong tháng 4/2015), có khoảng 33.8% chủ shop nói rằng họ vẫn đang quản lý công việc bán hàng của mình thông qua sổ sách và đa số họ đều chỉ đang bán một lượng mặt hàng nhỏ, có thể kiểm soát được.

Tuy nhiên, khi được hỏi về khó khăn khi áp dụng phương thức quản lý cổ điển này, nhiều người cũng bày tỏ sự “rối ren” khi xảy ra các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm đổi trả, hàng lỗi, hàng tồn, sản phẩm bán chạy. Đặc biệt là khi số lượng mặt hàng nhập về tăng lên họ bắt đầu mất dần sự kiểm soát, khó phát hiện sai sót, và sự đảm bảo an toàn dữ liệu là rất mong manh, dễ bị mất hay gặp hỏa hoạn.

 

Nếu như việc làm ăn thuận lợi, số lượng mặt hàng tăng cao, phát sinh thêm nhiều vấn đề mới, việc quản lý các mặt hàng qua sổ sách sẽ gặp rất nhiều hạn chế và khó kiểm soát.

Quản lý bán hàng bằng File Excel

Khi sổ sách không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người quản lý, công cụ Excel ra đời đã giúp họ thuận lợi hơn trong quản lý bán hàng và thống kê hàng hóa xuất - nhập - tồn. Ưu điểm nổi bật khi quản lý bán hàng bằng Excel là chi phí thấp, kiểm soát lượng hàng tồn kho hiệu quả và lưu lượng hàng hóa nhập xuất mỗi ngày được thống kê dễ dàng.

 

Cũng theo khảo sát của Bizweb, có đến 57.5% các chủ shop đang sử dụng phần mềm Excel để quản lý bán hàng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của anh Nguyễn Quang Minh một chủ cửa hàng bán đồ phật giáo, tại Phường Tân Tiến, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khi sử dụng Excel khâu quản lý nhập - xuất sản phẩm còn khá “cồng kềnh”, không thể làm việc với những hệ thống thanh toán thẻ, lập hóa đơn và hạn chế làm việc đồng bộ với các thiết bị bán hàng như máy tính tiền, máy quẹt mã sản phẩm trong khâu thanh toán…

 

Quản lý bán hàng bằng File Excel sẽ không thể làm việc với những hệ thống thanh toán thẻ, lập hóa đơn...

Phần mềm quản lý bán hàng offline

Phần mềm quản lý bán hàng offline là một phần mềm được cài đặt sẵn trên máy tính mà không cần Internet vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu có kết nối mạng cục bộ với nhau, các thiết bị và máy tính khác vẫn có thể sử dụng được phần mềm bán hàng.

Kết quả khảo sát Bizweb cho thấy, có khoảng 17.5% đang sử dụng phần mềm quản lý này. Về ưu điểm, các chủ cửa hàng chỉ phải trả phí một lần duy nhất để sở hữu phần mềm và sử dụng. Tuy nhiên, nếu có nhiều chi nhánh/cửa hàng cách xa nhau, hay sự bắt buộc phải thường xuyên có mặt tại shop để quản lý là bất lợi khá lớn cho người quản lý. Hơn nữa, công cụ nào rồi cũng trở nên lỗi thời nếu không thường xuyên được cập nhật các tính năng mới. Vì vậy, đây là nhược điểm lớn của các phần mềm chỉ mất một lần tiền mua duy nhất.

Phần mềm quản lý bán hàng online

Đến thời điểm hiện tại, có lẽ phần mềm quản lý bán hàng online đang là công cụ hoàn thiện nhất, với đầy đủ các tính năng vượt trội giúp người quản lý có thể kiểm soát toàn bộ dữ liệu liên quan tới xuất - nhập - tồn của hàng hóa dựa trên công nghệ điện toán đám mây.

Phần mềm quản lý bán hàng online chạy trên môi trường web, do vậy người dùng không cần cài đặt phần mềm mà có thể sử dụng ngay trên trình duyệt web của máy tính, máy tính bảng hoặc trên di động mọi lúc mọi nơi nếu có có kết nối Internet.

Theo khảo sát của Bizweb, số lượng chủ shop sử dụng phần mềm quản lý bán hàng online mới chỉ dừng lại ở mức 6.3%. Tuy nhiên, đa phần đều tỏ ra khá hài lòng khi chuyển sang phương thức quản lý mới này. Chị Đào Thị Nhung, một chủ shop bán đồ chơi Lego tại Phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội chia sẻ: “Từ khi chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Sapo, chị nhàn hơn nhiều, không phải tất bật tính toán như trước nữa. Hễ có thắc mắc gì có thể liên hệ ngay với bên cung cấp để được giải đáp. Tuy phải bỏ thêm một khoản chi phí, nhưng bù lại giá trị mình nhận được cũng cảm thấy xứng đáng”.

 

 

Phần mềm quản lý bán hàng online đang là công cụ hoàn thiện nhất.

Khi nói đến xu hướng phát triển của phần mềm của quản lý bán hàng trong tương lai, anh Cát Văn Khôi - Trưởng dự án Giải pháp quản lý bán hàng thông minh Sapo (trực thuộc công ty CP Công nghệ DKT) chia sẻ: “Tốc độ tăng trưởng người dùng phần mềm quản lý bán hàng tăng khá nhanh. Hiện tại số lượng khách hàng sử dụng phần mềm Sapo tăng 180%/tháng, nhu cầu sử dụng tiềm năng của phần mềm bán hàng vào khoảng hơn 1 triệu cửa hàng”.

Xét về thực tế, phần mềm quản lý bán hàng online là một công cụ nổi trội hơn cả so với các phương thức khác, nhưng do chưa có nhận thức đúng đắn và phần lớn người dùng thích sài đồ miễn phí hơn là mất tiền nên lượng người dùng giải pháp quản lý bán hàng thông minh này vẫn khá thấp so với tiềm năng thị trường. Tuy nhiên, với những lợi ích mà nó mang lại cho người dùng thì không ai phủ nhận.

Anh Khôi cũng chia sẻ thêm hiện tại phần lớn khách hàng của Sapo đều sử dụng gói eGold với thời gian sử dụng 5 năm, tính ra khách hàng chỉ cần bỏ ra 2 nghìn đồng/ngày sẽ được hỗ trợ tất cả các tính năng, tiện ích.

“Tư duy của người chủ về cách quản lý là rất quan trọng. Nếu là người có tư duy quản lý khoa học, họ sẽ lu ôn mong muốn thay đổi cách quản lý kinh doanh sao cho tiện ích hơn, thông minh và tốn ít thời gian hơn. Khi có điều kiện thay đổi chắc chắn họ sẽ đi tìm kiếm một giải pháp có thể đáp ứng được nhu cầu cho mình”, anh Khôi nói...

(GN)

Nguồn: http://www.baomoi.com/Phuong-thuc-quan-ly-ban-hang-nao-se-thong-tri-trong-tuong-lai/76/16461512.epi