3 dấu hiệu cảnh báo bạn nhận được email chứa mã độc

on .

Khả năng lọc thư spam ngày nay đã tốt hơn trước rất nhiều tuy nhiên chẳng có hệ thống nào là hoàn hảo. Dưới đây là những cách đơn giản để bạn phát hiện một email trong hòm thư có chứa virus hay không.

Trước kia, có một giai đoạn mà tất cả các hộp thư của bạn đều ngập tràn trong thư rác. Thế nhưng giờ đây, gần như mọi thứ đã được sắp xếp đâu ra đấy, đặc biệt là khi bạn dùng Gmail.

Nhưng chẳng có hệ thống nào là hoàn hảo. Những tin nhắn, email độc hại luôn xuất hiện và tìm cách thâm nhập vào hòm thư của bạn, chờ bạn sa bẫy và nhanh chóng nắm quyền kiểm soát máy tính của bạn. Nhưng làm thế nào để biết một email có phải là độc hại hay không?

Dưới đây là những cách đơn giản để bạn phát hiện một email xuất hiện trong hòm thư của bạn có bị nhiễm virus hay không

1. “Khách hàng thân mến”

Điều đó có nghĩa là khi bạn nhận được một email từ ngân hàng, thay vì khởi đầu thư bằng dòng chữ “Kính gửi ông A” hoặc “Kính gửi ông Nguyễn Văn A”, thư sẽ xuất hiện dòng “Kính gửi khách hàng” hoặc một câu chung chung kiểu như vậy.

Nếu bạn nhìn thấy một bức thư với mở đầu như vậy và nội dung thư yêu cầu bạn click vào một đường dẫn hoặc cung cấp thông tin tài khoản, bạn tốt nhất hãy tránh xa nó.

Điều này không có nghĩa là bạn đừng tin tưởng những bức thư không để đích danh bạn mà đơn giản là bạn hãy đề phòng hơn với những là thư tự nhận là có nguồn gốc từ công ty, ngân hàng nào đó, đòi hỏi những thông tin cá nhân của bạn nhưng lại không biết tên bạn là gì.

2. Kèm một đường dẫn lạ trong thư

 

Nếu bạn không biết chắc về một email, đừng bao giờ click chuột vào bất cứ đường liên kết nào bạn nhìn thấy trong phần nội dung. Những đường dẫn trong email là thứ cực kỳ nguy hiểm. Thường những đường dẫn này xuất phát từ những địa chỉ web không quen thuộc, ví dụ như:

idmsa.apple.com-idmswebauth-classiclogin.htm.artXXia.es/XXXXXXX

Nếu bạn nhìn thoáng qua, bạn sẽ nhận thấy đường dẫn trên có dòng chữ Apple.com và tưởng rằng đó là một email từ Apple. Nhưng bạn đã nhầm. “ArtXXia.es” mới chính xác là trang web gốc của đường dẫn này.

Với những đường dẫn URL dài và phức tạp như vậy, làm sao để phân biệt đâu là đường dẫn đúng và đâu không phải? Nguyên tắc quan trọng nhất: hãy đọc thật kỹ từ đầu đường dẫn cho đến phần có dấu “/”. Link gốc chính là phần từ trước dấu chấm cuối cùng (ví dụ .es) cho đến trước dấu gạch chéo (“/”).

Trong đường dẫn ví dụ nói trên, sau khi bạn click vào đó, nó sẽ không dẫn bạn tới trang idmsa.apple.com mà thực ra là tới artXXXogia.es .

3. Kèm một tập tin trong thư

Bạn nhận được một email từ trang tự nhân là Booking.com, và trong nội dung thư thông báo họ sẽ gửi kèm cho bạn một hóa đơn, yêu cầu bạn trả nốt khoản tiền còn thiếu đã quá hạn. Ngay lập tức bạn tin rằng mình đã thanh toán thiếu một khoản nào đó và không nghĩ ngợi nhiều bấm tải về tập tin đính kèm.

Nhưng đáng lẽ lúc đó bạn nên bình tĩnh và suy nghĩ thật kỹ. Một nguyên tắc tiếp theo cần ghi nhớ đó là: không bao giờ tải các tập tin đính kèm từ một email có nội dung đáng ngờ, dù nó xuất phát từ địa chỉ email của ai.

Nhưng nếu bạn nhận được một bức thư với nội dung “nửa tin nửa ngờ”, xuất phát từ một địa chỉ dường như đáng tin cậy, hãy lưu nó vào ổ cứng, và sử dụng các phần mềm quét virus trước khi mở.

 

Nguồn: http://www.baomoi.com/3-dau-hieu-canh-bao-ban-nhan-duoc-email-chua-ma-doc/76/16565366.epi