Tại sao Internet Hàn Quốc nhanh nhất trên thế giới?

on .

Hàn Quốc là quốc gia có Internet nhanh nhất trên thế giới và sẽ nhanh hơn rất nhiều, với 5G sẽ được thương mại (lên tới 1 Gigabit/giây, hay một bộ phim HD chỉ trong khoảng 2 phút) trong 6 năm tới.

Theo hãng nghiên cứu Internet Akamai, Hàn Quốc giữ 40% tốc độ kết nối trung bình, trên cả Nhật Bản (vị trí thứ hai) và 55% lợi thế so với các tốc độ của Mỹ. Đề án 5G chỉ là một trong một loạt các sáng kiến dài hạn được thiết kế để đảm bảo Internet Hàn Quốc luôn trong tiến trình phát triển liên tục.

Nhưng làm thế nào mà một quốc gia chỉ bằng diện tích của bang Indiana, nằm giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hai cường quốc công nghệ hiện đại, lại đạt được một kỷ lục tốc độ Internet không thể bị đánh bại? Và tại sao không một quốc gia nào còn lại trên thế giới có thể đạt tốc độ như thế? Đã có nhiều câu trả lời được tìm kiếm và 5 yếu tố được đưa ra:

Quy hoạch của chính phủ

Cạnh tranh lành mạnh

Mật độ dân cư đô thị

Tăng trưởng của khu vực tư nhân

Văn hóa Hàn Quốc

Những yếu tố này phần nào ít được xem xét đến nhưng đã là những yếu tố để Internet Hàn Quốc phát triển thực sự thần kỳ. Xem xét tất cả 5 yếu tố trên sẽ thấy những ý nghĩa lớn. Không yếu tố nào trong số 5 yếu tố này có ý nghĩa riêng rẽ để mang tốc độ nhanh rõ ràng của dữ liệu Hàn Quốc. Kết hợp tất cả 5 yếu tố lại cũng cho thấy Hàn Quốc ở vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Điều làm nên Hàn Quốc khác biệt, cũng còn là sự nỗ lực và theo đuổi lâu dài để xây dựng một hệ thống tuyệt vời - đó có thể là lý do tại sao việc chuyển động là cách duy nhất được kỳ vọng để đạt được các tốc độ Internet cấp Hàn Quốc trong tương lai gần.

Quy hoạch của chính phủ

Linda Butcher, Giám đốc Quan hệ truyền thông và công chúng thuộc Viện Kinh tế Hàn Quốc đã được phỏng vấn và Linda luôn mô tả tiến trình phát triển ấy là nhờ “từ trên xuống” (top-down). Nói một cách văn hóa, người Hàn Quốc tin tưởng vào chính phủ và tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn phần lớn các công dân phương Tây, mặc dù họ sẽ thay đổi để phản đối nếu họ cảm thấy bị lừa dối - do đó các sáng kiến do chính phủ khởi xướng như chúng ta đã thấy, là một phần quan trọng trong việc đạt được mọi việc ở Hàn Quốc.

Năm 1995, Hàn Quốc chỉ có 1/100 người sử dụng Internet. Cũng trong năm 1995, mặc dù chính phủ đã khởi xướng Đề án Hạ tầng Thông tin Hàn Quốc - một chương trình 10 năm được khởi động với việc thiết lập hạ tầng Internet giữa các tòa nhà chính phủ và triển khai băng rộng trên toàn quốc vào năm 1998. Vào năm 2000, Hàn Quốc đã nối mạng gần 20 triệu trong số 45 triệu công dân của mình - nhiều hơn Nhật Bản (dân số năm 2000: 127 triệu dân) hay Pháp (62 triệu) và gần nhiều bằng Trung Quốc (1,25 tỷ dân).

Hiện nay, nhờ có các sáng kiến giáo dục và hạ tầng của chính phủ, khoảng 84% (94% trong số họ sử dụng băng rộng) dân số Hàn Quốc có truy nhập Internet. Điều này thúc đẩy sự sáng tạo nhiều hơn nữa. Các chính sách Internet kịp thời và được triển khai mạnh mẽ đã tạo nên một khởi đầu hoàn hảo và các chính sách này đang tiếp tục cất cánh. Như Kyounglim Yun, Heejin Lee, và So-Hye Lim đã từng cho biết: “Chính phủ Hàn Quốc không chỉ đầu tư vào ngành CNTT mà còn thúc đầu đầu tư nhiều hơn vào ngành này”.

Cạnh tranh lành mạnh

Thậm chí khi các chính sách đã đầu tư vào việc thiết lập mạng lưới khu vực công, chính phủ Hàn Quốc đã có hành động mang tính quyết định là đầu tư vào khu vực tư nhân, thông qua một chính sách điều tiết nhất quán mà vẫn được duy trì cho tới hôm nay. Các chính sách này đảm bảo rất ít các trở ngại đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) mới, thúc đẩy một môi trường cạnh tranh. Với các chuẩn mực tự do đúng nơi, các nhà khai thác khu vực tư nhân đã có thể mở rộng Internet từ một khung cốt lõi vào hệ thống toàn quốc và tăng tốc độ Internet thông qua cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Ví dụ như Sobee Shinohara cho biết vào năm 2005, các công ty viễn thông lớn đã phải chịu áp lực khi các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn bắt đầu chiếm lĩnh các thị phần DSL lớn (sau này là phương thức kết nối chính ở Hàn Quốc). Đáp lại, Viễn thông Hàn Quốc (Korea Telecom) bắt đầu đột phá vào các mạng cáp quang trên toàn bộ Hàn Quốc, bảo đảm công việc kinh doanh của mình và nâng cấp các khả năng Internet. Đây chính xác là hình thức kinh doanh tạo ra một môi trường công nghệ sáng tạo.

Mật độ dân cư đô thị

Người ta không thể tưởng tượng nổi nếu Hàn Quốc không có các tòa nhà chọc trời và các cây đèn đường thành phố, và điều này là thực tế: 83% dân số 53 triệu dân hiện sống ở các khu đô thị. Ở Mỹ cũng có tỷ lệ tương tự, vậy có thể thấy Hàn Quốc chiếm 1/7 dân số Mỹ sống ở một khu vực tương đương không gian giữa Los Angeles và San Francisco.

Mật độ dân số không có gì đáng chú ý nếu khép kín, nhưng lại có thể triển khai Internet tốc độ cao dễ dàng. Với mật độ dân số Hàn Quốc tập trung đông ở các chung cư đô thị, việc phủ các kết nối giữa các chung cư giống với việc ráp nối hơn là xây dựng một con đường. Sự gần gũi của chung cư sẽ làm giảm đáng kể chi phí hạ tầng và “đơn giản hóa việc phát triển mạng” - như Liên minh Viễn thông đã từng cho biết. Các kết nối cáp quang khá tốn kém khi xây dựng (đó là lý do tại sao Google Fiber vẫn chưa gõ cửa nhà bạn, và DSL có tổn hao hiệu suất rất cao khi truyền xa - nhưng ở Hàn Quốc các khoảng cách vật lý hiếm khi là một vấn đề.

Khu vực tư nhân

Trong khi Linda Butcher cho biết chính phủ Hàn Quốc có vai trò quan trọng trong việc chấp nhận Internet ở Hàn Quốc, bà cho biết các công ty tư nhân đã thực hiện rất nhiều công việc hạ tầng. Đây là một ví dụ của một kiểu mối quan hệ điển hình mà các doanh nghiệp và chính phủ đạt được ở Hàn Quốc. “Ở một quốc gia như Hàn Quốc. Khi bạn được chính phủ bật đèn xanh bạn phải hoạt động hết công suất và nỗ lực để thành công trong lĩnh vực đó”, Butcher cho biết.

Ngày nay khu vực tư nhân của Hàn Quốc đang tiến hành một số nghiên cứu công nghệ hiện đại nhất. Các công ty như Samsung, là một trong những công ty chủ lực đằng sau sự phát triển của 5G sắp tới, là công ty nổi tiếng quốc tế về những sản phẩm của họ. Lập trường tiên phong được chính phủ hướng tới ngành CNTT của quốc gia này đã thúc đẩy sáng tạo và cạnh tranh, và văn hóa hợp tác thống nhất ở Hàn Quốc giữa khu vực công và tư, hình thành nên nền kinh tế phát triển nhờ công nghệ đã mang lại rất nhiều lợi ích cho công dân.

Văn hóa Hàn Quốc

Mặc dù trước thế kỷ 20 Hàn Quốc nổi tiếng là “Vương quốc cô lập”, nhưng quốc gia này đã tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn, tạo nên những đặc tính chính trị, kinh tế và văn hóa của toàn cầu hóa. Và Butcher đã giải thích “khi người Hàn Quốc quyết định điều gì đó, họ tập trung 100%”. Văn hóa Hàn Quốc tập trung vào tầm quan trọng của đạo đức và tính kiên trì; một khi đã đặt mục tiêu phát triển công nghệ họ không lùi bước.

Là một xã hội Khổng tử truyền thống, người Hàn Quốc vẫn chú trọng vào thành tựu và giáo dục - về mặt lịch sử là cách thức tiến bộ theo tôn ti. Chính phủ Hàn Quốc công nhận đạo đức này ở các công dân của mình và nỗ lực thúc đẩy Internet như là một công cụ giáo dục và tiến bộ - một hình ảnh thu hút sự tưởng tượng của người Hàn Quốc và thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi. Các bậc cha mẹ Hàn Quốc, theo Butcher, hiện tại “kết nối giáo dục với Internet”, có thể là một cách hữu ích để tư duy trong thế kỷ 21.

Cách thức để đạt được mục tiêu

Không có định hướng riêng nào của Mỹ hay các nước khác làm các nước này đứng sau Hàn Quốc, nhưng một số yếu tố có thể kể đến là những khoảng cách khá giữa người sử dụng Internet ở Mỹ và việc thiếu sự cạnh tranh ISP nhìn chung - là khá lớn. Thực sự, 6/10 quốc gia đứng đầu về tốc độ Internet nằm trong top 20 nền kinh tế tự do và 9/10 xếp hạng trong top 31 (không kể Latvia).

Như David Belson, giám đốc trí tuệ thông minh của Akamai đã chỉ ra cho thấy thiếu sự cạnh tranh hiệu quả giữa các ISP ở Mỹ, dẫn đến giá cao hơn (một trở ngại cho việc chấp nhận của người sử dụng) và cũng làm thoái chí các nhà cung cấp băng rộng để tăng tốc độ lên được gồm ở các lớp dịch vụ”, Nói ngắn gọn: các nhà cung cấp không mạo hiểm nhiều để nâng cấp lên hạ tầng đắt đỏ, vì vậy gần như không thể ai ngoài là Scrooge McDuck hay Google sẽ tham gia thị trường.

Cuối cùng có một bài học là nước Mỹ và phần còn lại của thế giới có thể học hỏi Hàn Quốc và các quốc gia Internet hạng top là nỗ “trở nên nhỏ hơn và dày đặc hơn?” Tôi cho rằng dù thế nào đi nữa, các chính sách cạnh tranh và không hạn chế của chính phủ là hai yếu tố quan trọng nhất về chất lượng Internet. Mặc dù vào thời điểm này đa số các quốc gia đã phát triển một hệ thống các nhà cung cấp và các chính sách vững chắc mà được ủng hộ chứ không phải tạo ra những thay đổi, thực tế cải tiến là nó được hoàn thiện bởi một quá trình, chứ không phải bởi một lần bấm nút thay đổi.

Bài viết được đăng trên idgconnet.com của tác giả Andrew Braun là viết để chia sẻ, một nhà thiết kế web, một người làm nghề nông, chân tay và là một giáo viên có dự định du lịch khắp thế giới, giảng dạy, viết và đang theo học bằng thạc sĩ khoa học chính trị.

 

Nguồn: http://www.baomoi.com/Tai-sao-Internet-Han-Quoc-nhanh-nhat-tren-the-gioi/76/16656955.epi