[Infographic] TPP: Những nội dung quan trọng về thương mại điện tử, viễn thông, sở hữu trí tuệ
Việc 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được thỏa thuận đang mở ra cơ hội cho Việt Nam bước vào một “sân chơi” rộng lớn và có ý nghĩa quyết định cho tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Với tác động của TPP chuẩn bị ký kết, dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng 11%, tương ứng 36 tỷ USD, nhờ hiệp định có quy mô lớn nhất toàn cầu này.
Xuất khẩu có thể mở rộng 28% bởi các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ dịch chuyển nhà máy tới.
Sau đây là những nội dung quan trọng về các vấn đề viễn thông, sở hữu trí tuệ, môi trường và hợp tác trong TPP:
Riêng đối với lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), 12 nước thành viên TPP đồng ý không yêu cầu các công ty TPP thiết lập các trung tâm dữ liệu để lưu trữ dữ liệu như là một điều kiện để được hoạt động tại một thị trường TPP và thêm vào đó, mã nguồn của phần mềm không được yêu cầu lưu chuyển hoặc tiếp cận.
Đồng thời, Hiệp định cũng nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số và ngăn chặn các thành viên TPP tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước đối với các sản phẩm kỹ thuật số này thông qua các biện pháp như thuế phân biệt đối xử hoặc sự ngăn cấm một cách rõ ràng.
Đối với thương mại hàng hóa, TPP không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang - việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới.
Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn