Trái Đất dưới góc nhìn của những bức ảnh kỳ lạ
Đây là một bức hình của Trái Đất được chụp từ ngoài không gian vũ trụ, một hình ảnh khá quen thuộc với đại dương màu xanh những đám mây khổng lò màu trắng. Chúng ta vẫn luôn nghĩ đến tấm hình này khi được hỏi: "Trái Đất trông như thế nào nhỉ?", mặc dù vậy dưới đây là những hình ảnh "khác lạ" về hành tinh của chúng ta dựa trên những khía cạnh khoa học nhất định.
Bản đồ chính xác về kích thước của các châu lục và đại dương.
Các bản đồ hiện nay được sử dụng một cách rộng rãi đã được chứng minh là môt tả không chính xác tỷ lệ giữa các châu lục của thế giới, theo như những tấm bản đồ này thì Bắc Mỹ lớn hơn châu Phi và Trung Quốc nhỏ bé hơn Greenland. Nhưng trong thực tế, Trung Quốc lớn gấp 4 lần Greenland, châu Phi to gấp 3 lần Bắc Mỹ. Kết quả này là do việc áp dụng phép chiếu Mercartor - do Gehard Mercator nghĩ ra - xuất hiện từ năm 1569 đển tạo ra những tấm bản độ mô phỏng đúng hình dạng của Trái Đất, điều này giúp ích rất nhiều cho các thủy thủ đi biển. Mặc vậy phép chiếu Mercator lại làm sai lệch kích thước của chúng. Một dự án có tên Goode Homolosine đã được nhà địa lý học John Paul Goode khởi động vào năm 1923 để tìm ra một bản đổ chuẩn xác nhất về tỷ lệ cho Trái Đất và sửa chữa những sai lầm của Mercator trong quá khứ.
Một góc nhìn mới về Châu Phi
Thông thường trên những tấm bản đồ, Châu Phi thường to ngang khu vực Bắc Mỹ, nhưng thực thế thì Lục địa đen có diện tích lên tới 30.221.532 kilomet vuông và nó có thể "nhét vừa" cả Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và phần lớn các nước châu Âu vào bên trong "vòng tay" của mình. Chuyên gia thiết kế đồ họa Kai Krause đã tạo ra một tấm hình thể hình đúng ý nghĩa này.
Dân số thế giới tản mát như thế nào?
Chấm đó phía trên ở khu vực Nam Á là hình ảnh thể hiện 5% dân số thế giới đang sống ở đâu, những khu vực màu xanh dương cũng thuộc về 5% dân số thế giới khác. Toàn bộ 90% dân số thế giới còn lại đang "chen chúc" với nhau trong vùng màu trắng. Tác giả của bức hình này, nhà thiết kế Max Galka, chia sẻ: "Sự tương quan về kích thước giữa nhũng khu vực màu chính là thể hiện sự mất cần bằng về phân bổ dân số hiện này của con người".
Bản đồ dân số kiểu Minecraft
Một tài khoản trên mạng xã hội Reddit có tên TeaDrank đã bổ nhiều công sức nghiên cứu và thiết kế ra một tấm bản đồ dân số được chia nhỏ theo các hình vuông, mỗi hình vuông biểu hiện cho con số 500.000 người. Những người quen thuộc với videogame rất dễ liên tưởng chúng đế trò chơi Minecraft nổi tiếng. Đây là link bức ảnh với kích thước đầy đủ, đảm bảo bạn sẽ bị choáng vì nó.
Thế giới hiện đại theo phong cách tiền sử
Cách đầy 200 triệu năm, siêu lục địa Pangea đã tách ra thành các phần nhỏ và tạo nên hình thái của những châu lục như hiện này. Massimo Pietrobon đã thử "quay ngược thời gian" bằng cách tự tạo ra một tấm bản đồ mô phỏng lại vị trí của những lục địa hiện này trong lòng Pangea. Các bạn muốn theo dõi hình ảnh kích thước đây đủ, hãy truy cập đường link này .
Bản đồ thế giới Internet
Năm 2014, John Matherly đã thiết lập một bản đổ thể hiện tỷ lệ phân bổ người dùng Internet trên toàn thế giới. Để tạo ra bức hình này, John đã sử dụng một công cụ có trên Shodan và gửi một tín hiệu "ping" đến tất cả các địa chỉ IP đang hoạt động trên thế giới. Màu đỏ càng đậm chứng tỏ có rất nhiều người truy cập Internet tại đó.
Bản đổ những bệnh dịch có thể ngăn chặn
Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations) của Hoa Kỳ đã thiết kế ra một tấm bản đồ tương tác theo địa chỉ này về những bệnh dịch từng bủng nồ trong lịch sử nhân loại mà con người có khả năng ngăn chặn. Các chấm màu xanh biểu thị khu vực của bệnh quai bị, màu xanh lá cây thuộc về bệnh ho gà, bại liệt tương ứng với màu cam, màu vàng là "các bệnhkhác", màu hồng tím là bệnh Rubella và màu hoa cà màu nhạt đề cập đến bệnh sởi. Một điều đặc biệt là những dịch bệnh này đều đã có vaccine ngăn ngừa những tiếc là trong quá khứ không phải nơi nào cũng có những thứ như vậy.
Tham khảo Iflscience
Nguồn: http://www.baomoi.com/Trai-Dat-duoi-goc-nhin-cua-nhung-buc-anh-ky-la/c/18039904.epi