Những thói quen đi xe máy như phá của các chị em
Dưới đây là những thói quen tai hại của chị em khi đi xe máy khiến xe nhanh hỏng:
Sử dụng số không đúng cách.
Phụ nữ thường không để ý khi khởi động xe đang ở trạng thái như thế nào (đã trả về số mo chưa). Ngoài ra, với tâm lý sợ không kiểm soát được độ vọt của xe ở số 1 và 2 nên ngay sau khi khởi động các chị em thường vào luôn số số 3 hoặc số 4. Khi lưu thông trên đường, họ cũng không thường xuyên chuyển số, chỉ biết vít ga chạy ở số cao. Những thói quen như vậy ảnh hưởng rất nhiều và gây hư hại nặng cho hệ thống truyền động như: tuột nồi, cháy bố…
Rà phanh khi xe chạy
Cảm giác lo sợ tai nạn khi điều khiển xe máy trên đường khiến cho nhiều chị em hay có một thói quen lúc nào cũng rà nhẹ phanh. Việc này làm phát sinh nhiệt rất lớn ở bộ phận phanh, bộ phận truyền động làm chai bố, cháy chuông, cháy đùm (may ơ) và khiến phanh nhanh mòn hơn.
Ảnh minh họa
Đi xe số như xe tay ga
Một lỗi cơ bản mà rất nhiều chị em mắc phải là không về số khi dừng đỗ tạm thời (như khi dừng đèn đỏ) hoặc điều khiển xe với tốc độ cực thấp nhưng vẫn để số cao. Với cách đi xe như trên, xe của chị em sẽ bị hao xăng nhiều hơn, và động cơ cũng bị “tổn thọ” do luôn phải gồng mình hoạt động trong tình trạng máy yếu, ì.
Chị em chỉ cần nhanh mắt để í các bảng đồng hồ công tơ mét của xe, nhà sản xuất thường chỉ định rõ ràng tốc độ hợp lý nhất. Ví dụ trong khoảng từ số 1 đến số 2, tốc độ là 20 km/h; từ số 2 đến 3, tốc độ là 20 – 40 km/h; từ số 3 đến 4 dành cho tốc độ 40 – 60 km/h…
Bên cạnh đó, mỗi cấp số lại cung cấp một lực kéo khác nhau. Do đó, xe chịu tải càng nặng hoặc dốc càng cao thì càng phải đi số thấp.
Nhiều chị em phụ nữ khi vận hành xe số thường chỉ dùng một phanh. Chị em nên nhớ rằng tất cả những chiếc xe máy khi sản xuất ra đều được trang bị 2 phanh cho 2 bánh trước/sau để đảm bảo an toàn.
Thêm nữa, nhiều chị em do thói quen sử dụng tay phải nên đi xe số mà không phanh chân, chỉ dùng phanh tay. Lại có chị em chỉ dùng phanh chân mà “bỏ quên” luôn phanh tay. Điều này là hoàn toàn bất hợp lý.
Chỉ dùng một phanh
Nhiều chị em phụ nữ khi vận hành xe số thường chỉ dùng một phanh. Chị em nên nhớ rằng tất cả những chiếc xe máy khi sản xuất ra đều được trang bị 2 phanh cho 2 bánh trước/sau để đảm bảo an toàn.
Thêm nữa, nhiều chị em do thói quen sử dụng tay phải nên đi xe số mà không phanh chân, chỉ dùng phanh tay. Lại có chị em chỉ dùng phanh chân mà “bỏ quên” luôn phanh tay. Điều này là hoàn toàn bất hợp lý.
Không thiếu những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi xe gặp trường hợp nguy cấp mà chỉ sử dụng một phanh trước/sau. Nếu chỉ sử dụng phanh trước, nguy cơ bị trượt bánh trước và ngã rất dễ xảy ra. Chướng ngại vật đối diện có thể may mắn thoát nạn nhưng bạn và chiếc xe sẽ gặp nguy hiểm vì kiểu phanh bằng “cả người và xe” này.
Còn nếu sử dụng chỉ phanh sau, sẽ có nguy cơ chiếc xe bị văng, trượt và bắn ra xa. Trong cả hai trường hợp, nếu may mắn xe không bị lật, đổ thì bạn cũng mất một quãng đường phanh dài cho tới khi chiếc xe dừng hẳn lại. Cách tốt nhất phanh đồng thời cả hai phanh trước/sau theo nguyên tắc để phanh sau bám trước rồi mới bóp phanh trước.
Dùng áo mưa phủ kín chóa đèn pha trong khi di chuyển
Với những dòng xe tay ga, khi đi trời mưa, người điều khiển xe không nên phủ áo mưa lên đèn xe và càng không nên phủ áo mưa tối màu lên đèn pha khi đang ở trạng thái chiếu sáng.
Đèn xe khi bị phủ kín sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn. Nếu bạn phủ áo mưa lên, khí nóng sẽ không giải thoát được và như vậy có thể sẽ gây cháy chóa đèn, cháy bóng đèn do nhiệt độ tăng cao bên trong.
Giải pháp trong trường hợp này là sử dụng áo mưa có vị trí tiếp xúc với đèn xe được làm bằng chất liệu trong suốt, sẽ làm giảm độ nóng bên trong chóa đèn hoặc phủ áo mưa ra phía sau của đầu xe.
Nghĩ rằng, cứ đổ xăng… là đi
Nhiều chị em có quan niệm… cứ đổ xăng là đi, gây nên một tác hại vô cùng lớn đối với động cơ – chi tiết quan trọng và giá trị nhất của chiếc xe máy.
Lốp “non” vẫn đi, không quan tâm đến áp suất lốp
Những thói quen này đa phần là từ chị em, khi sử dụng xe không để ý nhiều đến áp suất lốp hay hiểu đơn giản hơn là “lốp căng hay non”.
Áp suất trong lốp hợp lý sẽ khiến xe dễ dàng lăn bánh, giảm thiểu công hao phí, bám đường tốt hơn, điều quan trọng khi lốp “non” là rất khó lái và dễ gây tai nạn trên đường.
Để kéo dài tuổi thọ cho xe, các chị em nên bỏ ngay những thói quen này nhé.
Nguồn: http://www.baomoi.com/Nhung-thoi-quen-di-xe-may-nhu-pha-cua-cac-chi-em/c/18053115.epi