Làm thế nào để nhận ra đối phương đang nói dối?
Đối với nhiều người, nói dối là một hành động kinh tởm, dù nó là một phần tất yếu của con người. Nhưng làm cách nào để đọc được những điều trá ngụy trong những cử chỉ nhỏ nhất của người đối diện?
Đừng lo, vì dưới đây là 8 điều lưu ý được các chuyên gia tâm lý rút ra về “nói dối”. Nếu vận dụng một cách thành thục, rất có thể bạn sẽ có con mắt nhìn xuyên những phỉnh phờ của thế giới.
1. Ai cũng nói dối
Nhân loại đều nói dối, bất chấp kết quả gây ra là gì. Có những lời nói dối vô hại. Nhưng cũng có những dối trá đem lại hậu quả kinh khủng. Và tội ác thì, bắt nguồn từ dối trá.
2. Có ai không nói dối?
Chẳng có ai, trừ người không có năng lực ngôn ngữ. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, có những lời nói dối vô hại, thậm chí là vì mục đích tốt. Lời khen xã giao cho món tôm hùm của chủ nhà dù nó có vẻ hơi đắng; một câu tâng bốc cái váy của vợ dù bạn thấy nó quá lòe loẹt… Không phải lúc nào nói dối cũng là xấu.
3. Phụ nữ nhạy bén hơn đàn ông?
Có nhiều người tin rằng phụ nữ thường phát hiện lời nói dối tốt hơn nam giới. Đây là một quan niệm sai lầm. Mọi người vẫn thường xuyên bị lừa bởi sự dối trá, hoặc, muốn tin theo những lời dối trá. Ai mà muốn phát hiện ra người yêu mình không chung thủy? Ai lại muốn thừa nhận con mình đang nghiện hút? Có những sự thật khó chấp nhận, và nhiều lời nói dối nhằm mục đích đánh lừa con người khỏi những thứ đáng ghét đó và hướng họ vào những ảo vọng ngọt ngào hơn.
(Ảnh minh họa)
4. Những nhà tâm lý học đồng thời cũng là người nói dối đại tài.
Sai bét. Họ chẳng có năng khiếu gì hơn bất cứ ai trong chúng ta về nghệ thuật dối trá. Vấn đề là, cái nghề nghiệp của họ dường như cứ khiến bạn tin rằng họ luôn đúng.
5. Nếu nhìn lên trên theo hướng bên trái nghĩa là đang nói dối
Tất cả những gì cần nói về quan niệm trên là: vớ vẩn.
6. Có thể phát hiện nói dối qua nét mặt
Nét mặt có thể bộc lộ cảm xúc, và một hành vi không theo tự nhiên như nói dối có thể để lại những khác biệt. Nhưng cũng có những biểu lộ khác như giận dữ, buồn bã sẽ đánh lạc hướng bạn. Nhìn chung, nét mặt không thể là căn cứ quan trọng nếu bạn muốn dựa vào đó để tìm hiểu xem người đối diện có nói dối hay không.
7. Máy phát hiện nói dối là dụng cụ đáng tin cậy
Thật ra, máy phát hiện nói dối chỉ có thể làm tăng cơ hội phát hiện những lời điêu ngoa mà thôi. Trên thực tế, máy phát hiện nói dối được sử dụng để đua đối tượng vào dạng tình nghi. Không có một dụng cụ nào, tính cho đến thời điểm này, có thể hoàn toàn thành công trong việc chỉ ra lời nói dối.
8. Rất khó để phát hiện nói dối thông qua ngôn ngữ cơ thể
Nếu bạn đọc kỹ bài viết từ đầu, thì bạn sẽ nhận ra rằng thực chất có những mẹo phát hiện nói dối rất hiệu quả. Hai thứ quan trọng nhất là biểu hiện trên nét mặt và các cử chỉ dù là nhỏ nhất. Tất nhiên, vẫn còn những thứ khác đáng lưu ý, chủ yếu là nhằm vào sự tự nhiên và tự tin của đối phương.
Bài kiểm tra 1
Bây giờ, hãy nhìn vào 2 bức ảnh bên dưới và nói cho tôi biết, bức ảnh nào cho thấy cô gái đang bộc lộ những biểu hiện không thành thực?
Đáp án: bức ảnh bên trái là nụ cười giả tạo. Lí do là vì một nụ cười thật sự phải bộc lộ ngay cả ở đôi mắt. Thông thường, đôi mắt sẽ có thay đổi nhất định về hình dạng khi cười.
Bài kiểm tra 2
Hãy liệt kê những cảm xúc của người đàn ông trong bức ảnh?
Đáp án:
Hàng trên: Giận dữ - Chán ghét – Sợ hãi
Hàng dưới: Vui vẻ - buồn bã – ngạc nhiên
Cuối cùng, đây là một cẩm nang nếu bạn muốn đọc cảm xúc của người khác:
Buồn bã: mi trên và mép môi chùng xuống; mắt thiếu tập trung
Giận dữ: lông mày và môi đều nhíu lại; mắt trừng
Khinh thường: một bên khóe kiệng nhíu lại; nhếch lên
Chán ghét: sống mũi nhăn lại; môi trên nhếch lên.
Ngạc nhiên: lông mày nhướng lên; mắt mở to; miệng hé ra
Sợ hãi: lông mày nhướng lên, kéo lại gần nhau; mi mắt trên nhướng cao, mi mắt dưới hạ thấp; khóe miệng khẽ kéo về phía mang tai.
Kim Ngọc (Theo Business Insider)
Nguồn: http://www.baomoi.com/Lam-the-nao-de-nhan-ra-doi-phuong-dang-noi-doi/c/18205449.epi