Đây là những điều người thành công thường nói với bản thân mỗi ngày
Bao giờ cũng vậy, từ một ý tưởng nó sẽ hình thành nên quan điểm hoặc thái độ và đây chính là điểm khởi đầu. Sau đây là những điều mà những người thành công thường hay nói với chính mình và từ những câu nói này mà dẫn họ đến thành công lớn hơn.
“Tôi không thể làm tất cả mọi thứ trong hôm nay nhưng tôi có thể làm từng bước nhỏ”
Bạn có kế hoạch. Bạn có mục tiêu. Bạn có ý tưởng. Nhưng ai quan tâm chứ? Bạn sẽ chẳng có gì cho đến khi bạn thực sự làm điều gì đó. Mỗi ngày, chúng ta thường để sự do dự và không chắc chắn ngăn chúng ta thực hiện những ý tưởng của chúng ta.
Hãy cứ đưa ra một kế hoạch hay một ý tưởng và bắt đầu chúng. Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ. Những bước đầu bao giờ cũng là những bước khó nhất nhưng những bước theo sẽ luôn dễ hơn.
"Tôi sẽ làm điều mà không ai sẵn lòng làm"
Cách dễ nhất để khác biệt là hãy làm điều mà những người khác từ chối làm. Hãy chọn một điều gì đó. Nó có thể đơn giản, có thể nhỏ nhưng điều đó không thành vấn đề. Bất kể nó là gì, bạn cứ làm đi vì ngay lập tức điều đó làm bạn khác so với những người còn lại.
Rồi cứ thế, mỗi ngày một thứ nho nhỏ. Một tuần sau bạn trở thành người khác lạ, và sau một tháng bạn sẽ thành người đặc biệt, sau một năm thì bạn “thật không thể tin nổi” và rõ ràng là lúc nãy bạn chả giống ai. Trong suốt quá trình này, bạn cũng sẽ phát triển được lòng quyết tâm và ý chí của mình một cách đáng kể.
"Tôi sẽ đối diện với nỗi sợ hãi"
Nỗi sợ hãi mà thường khiến chúng ta “tê liệt” là nỗi sợ những điều không biết. Tuy vậy, không có gì là quá khó khăn hay đáng sợ như chúng ta nghĩ.
Hơn nữa việc vượt qua sự sợ hãi sẽ cực kỳ phấn khích vì khi đó bạn sẽ có cảm giác “mình không thể tin là mình đã có thể làm được”. Hãy tự tin hơn khi quyết định vượt qua nỗi sợ đó và hãy tin rằng bạn sẽ có thể giải quyết bất kỳ vấn đề phát sinh nào.
"Tôi sẽ trân trọng tất cả mọi người"
Một vài công việc đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn kỹ năng. Việc giao hàng, đóng gói thực phẩm hay tính tiền cho khách là những công việc tương đối dễ dàng; tuy vậy sự khác nhau nằm ở sự nỗ lực.
Do đó hãy nói lời “cảm ơn” đối với những người làm những công việc như vậy. Hãy nhìn vào mắt họ và nói lời tử tế. Quanh chúng ta có rất nhiều người làm viêc chăm chỉ nhưng họ nhận được rất ít sự công nhận hay chú ý.
Khi bạn công nhận sự nỗ lực của họ, bạn không chỉ đang cho đi sự tôn trọng mà còn nhận lại sự tôn trọng từ họ vì bạn tạo ra sự khác biệt trong cuộc đời của ai đó.
"Tôi sẽ lắng nghe nhiều gấp 10 lần tôi nói"
Tôi đã từng nói rất nhiều vì tôi nghĩ điều đó chúng tỏ tôi thông minh, khôn ngoan và trí tuệ nhưng rất ít khi tôi thực sự như vậy. Những người thật sự tự tin cảm thấy họ không cần phải nói.
Dù rất ghét phải thừa nhận điều này nhưng thỉnh thoảng tôi nhận ra tôi không nói vì có ai đó quan tâm đến điều tôi nói mà vì tôi quan tâm điều tôi cần nói là gì. Đừng nói ra những điều chỉ làm bạn hài lòng, vì khi bạn làm điều đó có nghĩa là bạn chả làm hài lòng ai.
"Tôi sẽ không quan tâm điều người khác nghĩ"
Đa phần chúng ta hay lo lắng về điều người khác nghĩ mà không để tâm nghĩ xem điều đó sẽ ảnh hưởng hay đóng vai trò gì trong cuộc sống mà chúng ta muốn sống. Nếu bạn muốn khởi nghiệp và bạn lo lắng người ta nói bạn là điên rồ thì cứ làm đi.
Hãy chọn ra một điều mà trước giờ bạn chưa từng thử (vì bạn lo lắng về điều người khác sẽ nghĩ hay nói về bạn) và cứ làm đi vì suy cho cùng đó là cuộc sống của bạn – hãy sống nó theo cách bạn muốn.
"Tôi sẽ trả lời câu hỏi mà không được nói ra"
Thỉnh thoảng chúng ta do dự. Thỉnh thoảng chúng ta thấy bất an. Thỉnh thoảng chúng ta e dè và ngại hỏi. Bất kể đó là lý do gì, thỉnh thoảng chúng ta sẽ hỏi câu hỏi khác so với điều cái mà ta thật sự muốn được trả lời.
Một người nhân viên có lẽ sẽ hỏi cấp trên là liệu anh ấy có nên học thêm một vài khóa đào tạo khác không. Về cơ bản, thật ra anh ấy chỉ muốn biết xem cách bạn – cấp trên đánh giá tiềm năng phát triển của anh ấy trong tổ chức và anh ấy hy vọng bạn sẽ nói rằng “anh ấy rất có triển vọng cho công việc, hoặc sẽ cho anh ấy biết vì sao anh ấy không nên theo học khóa đó.”
Đằng sau những câu hỏi là những câu hỏi khác mà chưa được nêu ra. Hãy chú ý để bạn có thể trả lời bởi câu trả lời đó không chỉ là điều anh ấy muốn nghe mà là cần nghe.
"Tôi sẽ ổn hơn khi tôi ít cầu toàn hơn"
Bạn chỉ có một cơ hội để tạo ấn tượng đầu tiên và kết quả mà bạn chấp nhận là sự hoàn hảo. Đáng tiếc thay không một dịch vụ hay sản phẩm nào là hoàn hảo. Cũng sẽ không bao giờ có một kế hoạch và ý tưởng hoàn hảo.
Thật vậy, sự cầu toàn có thể là kẻ thù lớn nhất của bạn. Hãy làm việc chăm chỉ, làm thật tốt, và làm hết sức mình. Khách hàng hay đồng nghiệp có thể chỉ cho bạn điều bạn cần làm để cải thiện và bạn cần cải thiện hơn điều mà người ta thật sự quan tâm.
"Tôi sẽ cố gắng để làm tốt hơn"
Tất cả chúng ta đều mắc lỗi. Chúng ta đều có những thứ mà chúng ta có thể làm tốt hơn, ví dụ như từ lời nói đến hành động. Chúng ta có thể vấp ngã, nhưng chúng ta sẽ học được những bài học để bước tiếp.
Những người thành không trông mong trở thành người hoàn hảo nhưng họ thật sự tin rằng họ luôn có thể làm tốt hơn. Hãy nghĩ về ngày hôm qua, những gì mình đã làm tốt và những gì chưa tốt để có trách nhiệm cải thiện nó và hãy hứa với bản thân rằng hôm nay bạn sẽ làm tốt hơn.
"Điều duy nhất tôi có thể làm là làm nhiều hơn họ”
Giống như Jimmy Spithill, Đội trưởng của Đội Oracle chiếng thắng Cúp Mỹ từng chia sẻ “Hiếm khi nào tôi thấy việc làm ít hơn ai đó lại là một chiến lược hay.”
Bạn có thể không có nhiều kinh nghiệm, cũng không được tài trợ tốt hay có nhiều mối quan hệ hoặc cũng không phải là người tài năng nhưng nếu bạn luôn suy nghĩ và làm nhiều hơn những người khác thì bạn đã bước đi thêm “một dặm” nữa.
Rất nhiều người ngoài kia nói về “dặm” đó nhưng rất ít người thật sự đi. Ngay cả khi mọi thứ có thể đi ngược lại điều bạn mong muốn thì sự nỗ lực và kiên trì sẽ là lợi thế của bạn – thậm chí là lợi thế duy nhất mà bạn thật sự cần.
"Đôi lúc tôi nên dừng lại để suy nghĩ”
Bạn có những kế hoạch và mục tiêu to lớn. Và bạn không bao giờ thấy thỏa mãn vì sự thỏa mãn sẽ gây ra cảm giác tự mãn. Tuy vậy, chúng ta thường thấy buồn về những điều chúng ta chưa đạt được hay chưa làm được (và chắc chắn là chìa khóa bạn cần sử dụng là “làm những điều khiến bạn hạnh phúc hơn”).
Đôi khi bạn hãy ngừng lại, và nghĩ về điều bạn có – cả về con đường sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân của bạn. Lúc đó bạn sẽ nhận ra bạn có nhiều hơn những gì bạn đã từng nghĩ có thể.
Hãy chắc chắn rằng bạn luôn cố gắng nhiều hơn nhưng hãy trân trọng và yêu quý những gì mình đạt được (kể cả trong mối quan hệ cá nhân) bởi những gì bạn đang sở hữu là có thật và là của bạn.
Hà Phạm
Theo Trí Thức Trẻ/BI