Tier 3 - Chuẩn mực mới cho Data Center
Trung Tâm Dữ Liệu tương lai: Thông minh và hiệu quả hơn Cisco và IBM ra mắt giải pháp triển khai trung tâm dữ liệu mới MAISON triển khai giải pháp SAP ERP, lấn sân thương mại điện tử Các giải pháp kết nối trung tâm dữ liệu doanh nghiệp Tản nhiệt 'nóng' cho trung tâm dữ liệu
Theo một số nghiên cứu về các thảm họa CNTT trên thế giới, có hơn 90% trường hợp các công ty khi xảy ra thảm họa CNTT, dữ liệu bị mất và hơn 10 ngày không thể phục hồi đã dẫn đến tình trạng phá sản trong vòng một năm sau đó.
Không chỉ mất dữ liệu, nếu xảy ra sự cố đối với trung tâm dữ liệu (data center) thì có thể dẫn đến nguy cơ bị thiệt hại tính mạng, điển hình như sự cố cháy trung tâm dữ liệu của một công ty ở Canada và vào thời điểm đó có một số ca mổ nhưng các bác sỹ lại không thể nào kết nối với hệ thống để lấy dữ liệu nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Theo thống kê từ nhiều tổ chức công nghệ thì có đến 86% doanh nghiệp đối mặt với trường hợp down-time (thời gian chết của hệ thống mạng) từ một đến nhiều lần trong một năm.
Tại Việt Nam, tạm thời chưa tính đến ảnh hưởng của thiên tai như lũ lụt, mưa bão, động đất… thì các loại sự cố như điện chập chờn, sét đánh, máy chủ lưu trữ email bị hỏng… vẫn thường xuyên xảy ra. Trong khi đó, chi phí để khắc phục sau thảm họa bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với chi phí phòng tránh. Đồng thời. việc phải tốn bao nhiêu thời gian để phục hồi sau thảm họa sẽ quyết định khả năng doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động trở lại trong môi trường kinh doanh hay không. Chính vì những nguy cơ đó, thời gian qua, một số doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc phòng chống thảm họa và lưu trữ dữ liệu an toàn bằng hệ thống các trung tâm dữ liệu .
Nhu cầu về dịch vụ trung tâm dữ liệu có thể chia thành hai nhóm: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có nhu cầu thuê một hoặc nhiều máy chủ riêng hoặc chỗ đặt máy chủ; và Các doanh nghiệp lớn thường có nhu cầu về thuê tủ rack hoặc thuê không gian – thuê theo diện tích mặt sàn (m 2 ) và quây khu riêng đặt nhiều tủ rack.
Khách hàng có thể sử dụng trung tâm dữ liệu thuê để vừa làm trung tâm lưu trữ chính của mình vừa làm trung tâm sao lưu (Backup) và khôi phục sau thảm họa (Disaster Recovery), bảo đảm tính liên tục, liền mạch trong quá trình kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp khác nhau có nhu cầu khác nhau dẫn tới việc lựa chọn dịch vụ trung tâm dữ liệu cũng khác nhau. Tùy theo quy mô và nhu cầu, doanh nghiệp có thể thuê trọn gói hay một phần trung tâm dữ liệu.
Data Center đặc biệt có vai trò quan trọng đối với các tổ chức quản lý công như Bộ, ban, ngành, UBND… Các tổ chức, doanh nghiệp trong các ngành như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… mà thông tin và cơ sở dữ liệu đóng vai trò sống còn trong hoạt động, không thể bị ngắt đoạn trong từng giờ từng phút.
Ví dụ, các ngân hàng, công ty chứng khoán cần Data Center để lưu trữ thông tin về khách hàng, tài khoản, lịch sử các giao dịch; các công ty bảo hiểm lại cần Data Center để lưu trữ thông tin khách hàng, thông tin hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng…
Với nhu cầu như vậy, các cơ quan, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới “sức mạnh” của các Data Center trước khi đưa ra quyết định “chọn mặt gửi vàng”. Hiện nay tiêu chuẩn cao nhất dành cho một datacenter là chuẩn Tier 3, do đó một Data Center đạt được tiêu chuẩn này sẽ là ưu tiên hàng đầu cho sự lựa chọn của khách hàng.
VNPT VinaPhone vừa đưa vào khai thác kinh doanh 2 trung tâm dữ liệu chuẩn Tier 3 tại Hà Nội và TP.HCM.
Chuẩn Tier 3 cho Data Center có gì khác biệt?
Nhắc đến Data Center thì thành phần được quan tâm nhất là Trung tâm điều hành – nơi giám sát hầu hết mọi hoạt động của trung tâm và khả năng dự phòng của hệ thống. Tier 3 là chuẩn đánh giá năng lực hạ tầng của Data Center. Để duy trì hoạt động liên tục, hạ tầng của trung tâm dữ liệu cần có khả năng dự phòng ít nhất N+1 và phải được vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đúng theo chuẩn. Để đạt được chuẩn Tier 3 thì hai yếu tố của Data Center sẽ phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khắt khe như:
Trung tâm điều hành (NOC) phải có các khả năng sau:
- Giám sát và điều khiển hệ thống mạng, điện, điều hòa, PCCC và an ninh vào/ra các Data Center.
- Hệ thống quản lý mạng NMS (Network Management System), MRTG Network Monitor phải có khả năng giám sát trạng thái hoạt động của các thiết bị mạng, máy chủ, thông số trạng thái mỗi đường truyền…
- Giải pháp MRTG Network Monitor là giải pháp mạng lưới giám sát mạnh mẽ, đảm bảo sự sẵn sàng của các thành phần mạng trong khi vẫn đo lưu lượng truy cập và sử dụng; phát hiện sự thay đổi trạng thái kết nối, đưa ra các cảnh báo khi đạt ngưỡng định trước, hỗ trợ cho giám sát mạng, phát hiện các sự cố kịp thời, góp phần giảm thiểu down-time.
- Theo dõi thông số về môi trường: nhiệt độ, độ ẩm trên từng vị trí trên sơ đồ phòng máy, từ đó kỹ thuật viên có thể điều chỉnh hệ thống điều hòa hoạt động phù hợp hơn.
- Kết nối với máy chủ Syslog (System log) để kiểm tra nhật ký hoạt động của hệ thống.
- Hệ thống Camera giám sát được kết nối với đầu ghi hình DVR theo dõi hình ảnh bên trong và bên ngoài DC.
- Phải có khả năng hỗ trợ khách hàng có thể giám sát, tương tác với server từ xa, tác động tới CMOS và không nhất thiết phải lên Data Center nhưng vẫn xử lý được như ngồi trước server của khách hàng.
Khả năng dự phòng
Các thiết bị như trạm biến áp, máy phát điện, UPS, cáp backbone... đều phải có dự phòng ít nhất N+1.
Các máy phát điện hoạt động dự phòng 1+1. Máy nổ chạy dầu diesel chứa trong bể dầu riêng đảm bảo duy trì hoạt động trong thời gian dài. Trung tâm dữ liệu phải có khả năng bảo trì đồng thời, nghĩa là có thể bảo trì mà không gây ra bất kỳ sự cố gián đoạn dịch vụ nào.
Ngoài ra để đạt được chuẩn Tier 3, hệ thống điều hòa làm mát của Data Center cũng phải đáp ứng các điều kiện:
- Kiểm soát nhiệt độ chính xác (+/-1 o C).
- Kiểm soát độ ẩm chính xác (+/-5%).
- Kết nối mạng và hệ thống BMS hiện hành.
- Vận hành liên tục, tin cậy (24h/ngày, 365 ngày/năm).
- Điều khiển vi xử lý tốc độ quạt và giám sát bộ lọc khí.
- Độ ồn thấp do hấp thụ thay vì phản âm.
Chuẩn Tier 3 chưa phải là tất cả những gì khách hàng cần, để lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ tốt người dùng cần đánh giá cả về tiềm lực tài chính, uy tín thương hiệu cũng như chất lượng chăm sóc khách hàng… của nhà cung cấp dịch vụ đó.
Tuy nhiên, có lẽ Tier 3 với vai trò quan trọng của nó sẽ là điều kiện tiên quyết hiện nay khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của Data Center.
Tại thị trường Việt Nam có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ Data Center. Tuy nhiên có một hệ thống đầu tư bài bản theo các tiêu chuẩn hiện đại nhất thì không nhiều.
Tập đoàn VNPT hiện đang có 8 trung tâm dữ liệu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Nẵng với tên gọi IDC và được ủy quyền cho Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT VinaPhone là đơn vị chủ quản kinh doanh khai thác.
Trong đó có hai IDC vừa được VNPT VinaPhone khai trương được đặt tại tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long - Hà Nội và Khu chế xuất Tân Thuận - TP.HCM.
Mỗi IDC có quy mô diện tích sàn lên tới 10.000m 2 và năng lực cung cấp 190 rack trong giai đoạn 1.
Nguồn: http://www.baomoi.com/Tier-3-Chuan-muc-moi-cho-Data-Center/c/18457025.epi