11 lần Mark Zuckerberg từ chối bán Facebook
Facebook hiện có 1,5 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng.
Theo The Facebook Effect, cuốn sách về các công ty được thành lập của David Kirkpatrick, Facebook là một mục tiêu M&A phổ biến (mua bán và sáp nhập).
4 tháng sau khi Facebook ra đời, những người có tiền và những đại diện của các công ty lớn đã xếp hàng để xin đồng sáng lập Facebook hoặc mong muốn CEO Mark Zuckerberg nhận tiền và bán lại Facebook cho họ.
Rõ ràng, Zuckerberg đã từ chối tất cả những lời mời chào hấp dẫn kia.
Mark Zuckerberg
Tháng 6 năm 2004, một chuyên gia tài chính giấu tên đã trả giá 10 triệu USD để có được Facebook
TheFacebok.com đi vào hoạt động trong tháng 2 năm 2004. Chỉ 4 tháng sau, khi mà Facebook chưa có bất kỳ khoản đầu tư bên ngoài nào, chàng trai 20 tuổi Mark Zuckerberg đã từ chối lời đề nghị 10 triệu USD từ một chuyên gia tài chính ở New York.
“Mark đã không cần đến một phút để suy nghĩ về lời đề nghị đó.” - David Kirkpatrick viết trong The Facebook Effect.
Friendster cũng cố gắng mua Facebook.
Theo một số tài liệu mà BusinessInsider đã tham khảo, Friendster có ý định mua lại Facebook. Nhưng điều này đã không thành công.
Mùa hè năm 2004, Google đã gõ cửa Facebook
Mark và một người bạn ở cùng ký túc xá tại Harvard đã thuê chung một căn hộ ở Palo Alto vào mùa hè năm 2004.
Không lâu trước đó, “Giám đốc điều hành của Google đã đến thăm và ngỏ ý muốn mua lại TheFacebook", Kirkpatrick viết trong The Facebook Effect.
Tháng 3 năm 2005, Viacom thét giá 75 triệu USD
Trong suốt mùa xuân năm 2005, TheFacebook đã nói chuyện với tờ The Washington Post về các khoản đầu tư.
Bằng cách nào đó Viacom đã biết được tin này và đề nghị mua lại công ty với giá 75 triệu USD. Mark đáng lẽ đã được hưởng 35 triệu USD tiền mặt (báo cáo của Kirkpatrick)
Tuy nhiên, chủ tịch của Facebook Sean Parker đã thương lượng được điều kiện tốt hơn với The Washington Post.
Trước khi được bán cho News Corp vào năm 2005, MySpace muốn mua lại đối thủ của mình
Giám đốc điều hành của MySpace Chris DeWolfe
Mùa xuân năm 2005, giám đốc điều hành của MySpace - Chris DeWolfe ghé thăm Mark và nhóm của ông “thăm dò về việc có thể mua lại TheFacebook".
Mark, chủ tịch Sean Parker, và cố vấn Matt Cohler đã có một cuộc gặp gỡ với Chris, “nhưng chỉ bởi vì họ nghĩ rằng ông là một người thú vị và tò mò về MySpace”.
Một năm rưỡi sau đó, công ty mẹ của MySpace - News Corp cũng đã có ý tưởng tương tự
Tháng Giêng năm 2006, ông chủ của News Corp - Ross Levinsohn đã tới Los Angeles tìm Mark Zuckerberg và cố vấn hàng đầu của anh Matt Cohler. Ross muốn mua lại TheFacebook, nhưng lo sợ nó sẽ không theo kịp sự phát triển.
“Đó là sự khác biệt giữa một công ty ở Los Angeles và một công ty ở thung lũng Silicon”, theo Mark Zuckerberg trong The Facebook Effect, “Chúng tôi xây dựng lâu dài, và những kẻ [tại MySpace] có suy nghĩ khác hoàn toàn".
Sự trở lại của Viacom vào mùa thu 2005
Giám đốc điều hành Tom Freston
Viacom đã không từ bỏ Facebook dễ dàng. Mùa thu 2005, Mark đã bay tới New York để gặp giám đốc điều hành Tom Freston.
Tom dốc sức để đàm phán, nhưng Mark đã không cảm thấy hứng thú. “Câu trả lời là không. Cảm ơn về buổi gặp gỡ".
NBC đã gặp Facebook trong năm 2005
Kirkpatrick không cung cấp nhiều chi tiết, nhưng dường như NBC cũng thất bại trong đàm phán với Facebook vào năm 2005.
Viacom trở lại lần cuối trong tuyệt vọng vào năm 2006
Đầu năm 2006, ông chủ MTV đàm phán với Facebook lần cuối cùng. Zuckerberg nói rằng anh nghĩ công ty trị giá 2 tỷ USD.
Vài tuần sau, Viacom gửi Facebook một thương lượng 1,5 tỷ USD - đưa trước 800 triệu USD tiền mặt, số còn lại thanh toán sau.
Facebook sẽ bán nếu có được một khoản trả trước lớn hơn. Giám đốc tài chính của Viacom lo lắng về việc phải trả quá nhiều cho một công ty có doanh thu thấp. Thỏa thuận kết thúc, Viacom không bao giờ trở lại.
Tháng 6 năm 2006, Yahoo quyết định phải sở hữu Facebook
Mùa hè năm 2006, Yahoo đưa ra cái giá 1 tỉ USD cho Facebook.
Các nhà đầu tư và điều hành Facebook đều muốn bán. Tuy nhiên, Facebook sắp ra mắt News Feed, và nếu nó diễn ra tốt đẹp, Mark Zuckerberg tin rằng giá trị công ty cao hơn nhiều so với giá 1 tỉ USD.
Năm 2006, AOL cũng dòm ngó Facebook
Giám đốc điều hành AOL - Jonathan Miller đã ngỏ ý muốn mua lại Facebook vào năm 2006.
Ông thâm chí đã thuyết phục được Time Inc cùng tham gia. Kế hoạch là AOL sẽ bán MapQuest và Tegic, Time Inc sẽ bán IPC cho Time Warner. Và cùng nhau bỏ ra 1 tỷ USD cho cuộc thương lượng mua lại Facebook.
Yahoo trở lại vào mùa thu năm 2006
Vào mùa thu năm 2006, Yahoo trở lại và chấp nhận trả giá 1 tỷ USD hoặc hơn để mua lại Facebook.
Nhưng khi đó Facebook đã mở rộng website để những người không phải sinh viên Havard cũng có thể tham gia. Số lượt đăng ký mới tại mạng xã hội này lên đến 20.000 - 50.000 lượt mỗi ngày.
Tim Armstrong đã thuyết phục hội đồng quản trị của Google để anh ta trả giá cho Facebook trong năm 2007
Tim Armstrong
Hội đồng quản trị thậm chí đã đồng ý đàm phán để mua lại Facebook. Nhưng có lẽ con số 15 tỉ USD là quá lớn.
“Chúng tôi không chỉ mua với giá 15 tỷ” theo lời giám đốc điều hành Microsoft
Quyết giữ cho Facebook không rơi vào tay Google, giám đốc điều hành của Microsoft, Steve Ballmer đã đề nghị mua lại Facebook vào năm 2007. Nhưng Steve biết rằng Mark sẽ không từ bỏ quyền điều hành Facebook, vì thế ông đã đưa ra một thỏa thuận dựa trên việc mua lại Hoffman-LaRoche của Genentech.
“Microsoft sẽ có một số cổ phần trong Facebook với giá trị 15 tỉ USD. Sau đó Microsoft sẽ có được lựa chọn, mỗi 6 tháng sẽ mua lại 5% cổ phần của Facebook. Và sẽ thâu tóm hoàn toàn Facebook sau 5-7 năm”.
Tuy nhiên Microsoft chỉ mua lại được 1,6% cổ phần của Facebook. Và thỏa thuận đó là Facebook sẽ thông báo cho Microsoft biết nếu nhận được một đề nghị nghiêm túc về việc mua lại từ phía Google.
Theo The Facebook Effect, Facebook đã từ chối không chỉ 11 lời đề nghị trên, trong thực tế con số này lớn hơn rất nhiều.
Tham khảo B.I
Nguồn: http://www.baomoi.com/11-lan-Mark-Zuckerberg-tu-choi-ban-Facebook/c/18522788.epi