Phát huy cao độ tính chủ động của sinh viên bằng tài nguyên học tập
Dưới đây là những góp ý của giảng viên Nguyễn Duy Mộng Hà (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQGHCM) trong việc xây dựng và sử dụng nguồn tài liêu học tâp, nhất là tài nguyên học tâp qua mạng Internet
Tăng cường biên soạn, sưu tầm giáo trình, tài liệu
Sưu tầm tài liệu chuyên môn bằng tiếng Việt cũng như bằng ngoại ngữ cho các thư viện, tủ sách của các khoa, bộ môn; mở rộng hợp tác với các trường đại học trên thế giới và tranh thủ sự trợ giúp, cho tặng sách, tài liệu, chia sẻ tài nguyên của các trường tiên tiến trên thế giới vô cùng cần thiết.
Cùng với đó là khuyến khích giảng viên biên soạn, dịch thuật giáo trình nên kèm theo bồi dưỡng và khen thưởng xứng đáng.
Xây dựng giáo trình điện tử
Ngoài giáo trình in giấy, giáo trình điện tử (GTĐT) và các học liệu điện tử ngày càng có tầm quan trọng lớn trong nguồn tài liệu học tập và giảng dạy.
GTĐT là phiên bản của giáo trình giấy, tích hợp các công nghệ PMDH (công nghệ web, công nghệ đa phương tiện để thực hiện các tính năng mô phỏng tương tác, tích hợp hình ảnh tĩnh tĩnh động), thay người thầy khuyến khích giúp người học chủ động học và đặt câu hỏi, lưu trữ trên một kho tài nguyên học tập trên mạng, người học có thể sử dụng bất cứ lúc nào, ở đâu.
Mạng internet có khả năng đem nguồn tri thức phong phú, nguồn thông tin về những tiến bộ mới nhất, cập nhật nhất của khoa học kỹ thuật và nhiều lãnh vực khác đến cho mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới dễ dàng hơn vào bất kỳ lúc nào, không còn giới hạn không gian và thời gian.
Nhờ sự hỗ trợ của CNTT-TT và các công cụ đa phương tiện (multimedia), giảng viên có thể thực hiện GTĐT với đủ các kênh chữ, hình, tiếng phục vụ giảng dạy giúp người học tận dụng được mọi giác quan để tiếp thu kiến thức, cung cấp kiến thức cho người học với đa dạng các loại thông tin.
Đặc biệt, GTĐT khi được đưa lên mạng và cập nhật là công cụ đắc lực giúp cho việc tự học của sinh viên, tạo điều kiện cho quá trình học tập suốt đời.
Các bước thực hiện GTĐT: Phát triển ý tưởng; phân tích (nhu cầu, người dùng, nội dung, môi trường phát triển); thiết kế (nội dung, chúc năng, khuôn mẫu thông tin); triển khai (văn bản, hình ảnh, âm thanh, lập trình); cài đặt kiểm tra, biên tập.
Để xây dựng GTĐT cần nhiều chuyên viên về nhiều lãnh vực khác nhau tham gia như quản lý dự án, chuyên gia nội dung, thiết kế thẩm mỹ, thiết kế thông tin, lập trình viên, xử lý dữ liệu, kiểm định sản phẩm.
Giảng viên cố vấn, sinh viên chủ động tìm hiểu tiếp cận thông tin, nhà thiết kế kết hợp dạng thiết kế, mục đích thiết kế và các hoạt động khác nhau (nội dung kiến thức /tập hợp dữ liệu,..., kỹ năng, điều tra khám phá, cộng tác giải quyết vấn đề,...)
Xây dựng kho tài nguyên học tập
Kho tài nguyên học tập gồm các loại học liệu điện tử liên quan đến quá trình dạy và học như đề cương bài giảng, bài giảng điện tử, giáo trình điện tử, bài tập trắc nghiệm, bài tập lớn (case study), tài liệu tham khảo, các liên kết truy cập vào các web, các thư viện điện tử và diễn đàn điện tử.
Hệ thống tương tác trên diễn đàn điện tử cho phép tăng cường liên lạc, trao đổi giữa các thành viên giảng dạy và học tập, mở rộng giao lưu nâng cao trình độ.
Kho tài nguyên học tập được xây dựng nhờ công nghệ mạng, công nghệ CSDL, công nghệ web, công nghệ đa truyền thông, với các công cụ hỗ trợ tìm kiếm, phân tích tổng hợp thông tin nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khai thác thông tin và học tập.
Trong thực tế hoạt động của một số diễn đàn, số lượng các câu hỏi của người học nhiều và phong phú hơn trong lớp học truyền thống, nhờ đó một thư viện các câu hỏi thường gặp trong một môn học cùng với câu trả lời được tập hợp, biên tập và tổ chức thành cơ sở dữ liệu để nhiều người cung tham khảo.
Kho tài nguyên học tập là nơi để giảng viên đưa bài tập, nội dung yêu cầu, nhiệm vụ người học phải thưc hiện, ngày giờ nộp. Người học có thể kiểm tra tức thời các yêu cầu từ giảng viên để thực hiện, cũng như nêu các thăc măc khó khăn cần hỗ trợ, cập nhật và quản lý tiến độ thực hiện các nhiệm vụ phải làm của minh để giảng viên theo dõi. Cũng qua tài nguyên học tập, người học theo dõi được lịch học, tiến độ học, kết quả học tập của mình...
Một kho tài nguyên học tập tiên tiến cho phép thiết lập một lớp học ảo, thầy - trò liên lạc trao đổi thông tin trực tiếp (chat). Người tham gia được hiển thị tương ứng với dòng tin nhắn và các thành viên lớp học đều nhận được tin.
Xây dựng ngân hàng trắc nghiệm
Đánh giá quá trình học tập của học sinh để giúp giảng viên biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, có những hiệu chỉnh (cả đối với chính giáo viên) và yêu cầu cụ thể tới học sinh để đảm bảo chât lượng học tập.
Đối với học sinh, học sinh tự chịu trách nhiệm vể kết quả học tập của mình, tự đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng phần trong chương trình học tập, từ đó tự bổ khuyết những mặt chưa đạt được so với mục tiêu trước khi bước vào một phần mới của chương trình.
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cần được xây dựng và thống nhất giữa các chuyên gia giáo viên cùng dạy môn học, cùng với chương trình chi tiết soạn kỹ.
Một số câu hỏi mẫu được cung cấp cho học sinh trước khóa học và có trong hồ sơ tổ chức đào tạo mỗi khóa học xác định của các nhà quản lý.
Sử dụng tài liệu
Nhà trường nên tạo điều kiện cho các khoa có phòng đọc cho sinh viên khi sinh viên có nhu cầu tham khảo các tài liệu chuyên ngành ở tại khoa hoặc có máy photocopy hoặc tặng chi phí photo sách để sinh viên có thể mượn về nhà tham khảo,...
Cần cho sinh viên làm việc theo dự án, thảo luận nhóm, tổ chức học theo hình thức xemina, học giải quyết vấn đề nhiều hơn để sinh viên có động cơ sử dụng nguồn tài liệu học tập và tham khảo.
Giảng viên cũng nên giới thiệu các nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, websites chuyên ngành, cho bài tập câu hỏi về nhà,...hướng dẫn sinh viên tự học, giúp sinh viên phát triển kỹ năng học suốt đời.
Đặc biệt, để cải thiện trình độ tiếng Anh chuyên ngành nơi sinh viên, nhât là sinh viên các khoa yếu về ngoại ngữ, nên từng bước khuyến khích sinh viên tham khảo nhiều tài liệu, trang web, giáo trình và học liệu điện tử, hội thảo chuyên ngành,....bằng tiếng Anh.
Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học nơi sinh viên và khuyến khích sinh viên cộng tác với giảng viên và bộ môn trong các đề tài nghiên cứu khoa học...