Màn hình 'nổi trên không'
Theo đó, hệ thống này sử dụng một bộ phân tia (beam splitter) để tách ánh sáng đi tới thành một hướng phản xạ lại và một hướng đi xuyên qua, đồng thời dùng tấm phản quang để phản chiếu các tia sáng theo cùng với phương mà chúng đi tới.
Bằng cách phát triển thuật toán quang học chuyên dụng, hãng có thể xác định chính xác được cách sắp xếp các bộ phận của hệ thống để tạo nên một hình ảnh có kích thước đường chéo lên tới 56 inch nổi bồng bềnh trên khoảng không cách đó 1 mét tính từ bộ phân tia ở bên dưới.
Sơ đồ bố trí hệ thống ánh sáng.
Tuy nhiên, hãng cho biết khó khăn về mặt kỹ thuật ở đây là người dùng có thể không quen với việc tập trung theo dõi những hình ảnh bồng bềnh trên không, do đó họ đã thiết kế thêm 2 bức màn ở 2 bên "màn hình ảo" để người dùng có thể định vị được đâu là vị trí cần theo dõi.
Theo kế hoạch, công nghệ này sẽ được dùng để trình chiếu những hình ảnh kích thước lớn ở khu công cộng, hoặc tạo nên hình ảnh người với kích thước thật nhằm phục vụ giao tiếp từ xa. Công nghệ này dự kiến sẽ chính thức thương mại hóa vào năm 2020, trùng với Olympic Tokyo và có thể sẽ được mang ra biểu diễn tại sự kiện này.
Nguồn: http://www.baomoi.com/Man-hinh-noi-tren-khong/c/18836776.epi