Lãnh đạo cấp cao Oracle nói gì về vi xử lý 'hàng khủng' 32 lõi?

on .

Với tên gọi đầy đủ là SPARC M7, bộ vi xử lý mới của Oracle với 32 lõi, chuyên dùng cho hệ thông máy chủ là một bước đột phá của công nghệ, không chỉ là hiệu năng sử dụng, mà còn là khả năng bảo mật toàn diện.

Lanh dao cap cao Oracle noi gi ve vi xu ly 'hang khung' 32 loi? - Anh 1

Vi xử lý SPARC M7 của Oracle

Ông John Foster, Phó Chủ tịch, Mảng Phát triển Sản phẩm Doanh nghiệp, Oracle Châu Á - Thái Bình Dương trong lần công tác tại Việt Nam đã chia sẻ về sản phẩm vi xử lý SPARC M7 mới ra mắt của Oracle.

SPARC M7 là vi xử lý 32 lõi, với 256 luồng xử lý dữ liệu. Hiệu năng sử dụng của vi xử lý máy chủ SPARC M7 này đương nhiên đã là rất tốt, nhưng để tạo nên sự khác biệt, SPARC M7 được trang bị hệ thống bảo mật đặc biệt.

Những trao đổi thẳng thắn với ông John Foster, Phó Chủ tịch, Mảng Phát triển Sản phẩm Doanh nghiệp, Oracle Châu Á - Thái Bình Dương đã phần nào nêu ra được những lợi thế mà Oracle có được trên thị trường với SPARC M7.

PV: Oracle đã phân phối sản phẩm SPARC M7 tại những thị trường nào thưa ông?

Ban đầu, đối tượng mục tiêu của hệ thống SPARC là những người sử dụng hệ điều hành Unix và SoftBase. SPARC muốn nhắm đến những khách hàng hiện đang sử các vi xử lý SPARC đời cũ, Power8 của IBM hay Itanium của Intel…

Mọi ứng dụng đầu tiên của SPARC M7 đều thuộc lĩnh vực tài chính như trong giải pháp ngân hàng cốt lõi hay hệ thống ngân hàng trực tuyến.

Ngoài ra, SPARC M7 cũng phù hợp với các công ty viễn thông với những ứng dụng trong các công đoạn xử lý chuyên dụng.

Tại Việt Nam, chúng tôi cũng hợp tác với một số tổ chức chính phủ. Hiện, thị trường cho SPARC M7 khá tiềm năng vì có rất nhiều công ty đang đầu tư vào công nghệ Unix.

Lanh dao cap cao Oracle noi gi ve vi xu ly 'hang khung' 32 loi? - Anh 2

Ông John Foster tham gia phỏng vấn với báo chí

PV: Khách hàng phản ứng với SPARC M7 như thế nào?

Với lượng khách hàng ổn định trong mảng tài chính và viễn thông, chúng tôi rất hài lòng khi thấy nhiều khách hàng đã ứng dụng từ các hệ thống đời cũ sang SPARC M7 từ ngay khi chúng tôi thông báo về công nghệ này.

Một phần cũng bởi các doanh nghiệp có thể dễ dàng nâng cấp chuyển đổi nền tảng hệ thống của mình. Ngoài tốc độ xử lý, khách hàng cũng bày tỏ sự hài lòng của mình về chi phí sở hữu và tính bảo mật của SPARC M7.

Chúng tôi đang nỗ lực mang những sản phẩm mới ra thị trường với hiệu suất cao hơn với chi phí hợp lý hơn.

Dĩ nhiên khách hàng phải trả phí để mua hệ thống SPARC M7 hoàn toàn mới này. Bởi việc nâng cấp phần cứng rất khác biệt với phần mềm. Nếu với danh mục sản phẩm phần mềm, khách hàng được cập nhật những nâng cấp quan trọng mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào. Thì với phần cứng, khách hàng buộc phải đầu tư vào cơ sở hạng tầng của mình.

Tuy nhiên, ta nên cân nhắc rằng việc tiếp tục sử dụng các công nghệ đời cũ rất có thể sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với việc sở hữu công nghệ mới. Thực chất, chúng tôi đang nỗ lực giúp khách hàng giảm thiểu chi phí hỗ trợ khi ứng dụng những công nghệ mới. Hoặc, nếu chi phí tương đương thì khách hàng sẽ được hưởng dung lượng hay tính năng hiệu quả vượt trội hơn.

Đó chính là mục tiêu chúng tôi đang theo đuổi. Bởi nếu nhắc đến vấn đề chi phí, thì ngoại việc chi trả cho các trang thiết bị, khách hàng cũng cần quan tấm đến chi phí bảo trì hoạt động của cả hệ thống. Với SPARC M7, toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp sẽ nhỏ hơn, sử dụng ít điện năng hơn, kích thước phù hợp hơn và tản nhiệt ít hơn. Nhờ đó, khách hàng hoàn toàn có thể nâng cấp hệ thống của mình trên một diện tích nhỏ gọn.

Thực tế, tôi chưa gặp bất kỳ khách hàng nào quá để tâm về vấn đề giá thành cả. Với hệ thống phần cứng, khách hàng được đảm bảo chi phí sở hữu trong những 3 năm. Bởi vậy, nếu nhìn tổng thể, chi phí cho phần cứng sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với khoản chi phí dành cho phần mềm. Và tất nhiên, tính bảo mật tuyệt vời của SPARC M7 thì hoàn toàn miễn phí, khách hàng sẽ được hưởng ngay khi sử dụng hệ thống.

Lanh dao cap cao Oracle noi gi ve vi xu ly 'hang khung' 32 loi? - Anh 3

Ông John Foster trình bày về các tính năng vượt trội của SPARC M7

PV: Liệu SPARC M7 có thể được coi là một bước đột phá trong quá trình phát triển vi xử lý hiện này hay không?

Nếu nhìn vào lược sử hình thành vi xử lý máy chủ thì khoảng 20 năm trước là thời điểm ra đời của dòng vi xử lý 64-bit. Còn xấp xỉ 10 năm trở lại đây, hệ thống đa lõi, đa nhân và công nghệ ảo hóa mới được phát hành.

Chúng tôi tin rằng việc cứ tiếp tục phát triển bền vững trong công nghệ đa lõi ứng dụng đơn thuần không phải là phương thức hiệu quả nhất, mà việc tích hợp một số công nghệ trực tiếp vào vi xử lý để giải quyết những thuật toán nhất định sẽ giúp chúng tôi tìm được những hàm lập trình hiệu quả.

Bởi vậy, Oracle – với lợi thế là một công ty cung cấp cả phần mềm và phần cứng, đã tập hợp vô vàn ý tưởng để thiết kế những bộ vi xử lý mô phỏng tương ứng. Sau đó, chúng tôi đã chọn ra những giải pháp tiềm năng nhất và lập trình theo ngôn ngữ phù hợp để tích hợp vào vi xử lý.

Có thể nói rằng SPARC M7 chính là sản phẩm đầu tiên trong thế hệ ứng dụng tính năng phần mềm vào vi xử lý. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều hàm lập trình và tính năng mới trong các thập niên tiếp theo.

PV: Ông có thể chia sẻ rõ hơn về những tính năng bảo mật trên SPARC M7?

Nếu xét về vấn đề bảo mật, có 2 cải tiến quan trọng chúng tôi muốn giới thiệu trong công nghệ này.

Đầu tiên là công nghệ mã hóa. Khách hàng sẽ không cần thay đổi bất cứ gì trên ứng dụng hay cơ sở dữ liệu của mình. Nếu công nghệ mã hóa được tích hợp lên ứng dụng, M7 sẽ tự động nhận dạng giúp khách hàng. Bởi vi xử lí này không gây tốn hiệu suất, nên khách hàng có thể kích hoạt chức năng mã hóa liên tục mọi lúc mọi nơi.

Hầu hết thông tin bị đánh cắp là những thông tin không được mã hóa. Bởi vậy, khi người dùng ứng dụng công nghệ M7, chức năng mã hóa sẽ được kích hoạt tự động trên mọi ứng dụng và các dữ liệu sao lưu, v.v… Tính năng này tương đương với một tầng bảo mật. Với SPARC M7, chúng tôi đang tạo dựng một tầng lớp bảo mật nghiêm ngặt ngay trong cốt lõi của hệ thống.

Tính năng thứ hai trong công nghệ phần cứng này chính là Bảo mật Bộ nhớ trên nền Silicon. Nếu một ứng dụng bị mã hóa sai cách hoặc không được kiểm tra cẩn thận, việc xâm nhập độc hại vào cơ sở dữ liệu sẽ rất dễ xảy ra. Bởi vậy, bạn sẽ có thể mất nhiều kê khai tín dụng hay thông tin cá nhân, v.v… Với M7, điều này không thể xảy ra. Tính năng bảo mật phần mềm bổ sung cho các tính năng cốt lõi của phần cứng.

Không những thế, M7 còn giúp gia tăng quá trình phân tích dữ liệu. Hiện nay, việc phân tích dữ liệu trong thời gian thực được diễn ra thường xuyên, từ dữ liệu trong các đoạn phim giám sát tới dữ liệu quy trình sản xuất, v.v…M7 giúp đẩy nhanh quá trình phân tích dữ liệu liên tục ngay trong thời gian thực. Vi xử lí này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những ai phải tổng hợp và phân tích một số lượng cơ sở dữ liệu lớn một cách nhanh chóng.

PV: Oracle tự tin như thế nào về khả năng bảo mật của SPARC M7?

Tất nhiên M7 sẽ không ngăn chặn những ai xâm nhập trực tiếp vào trung tâm dữ liệu, nhưng chắc chắn sẽ giúp những dữ liệu bị đánh cắp được bảo mật hoàn toàn do không thể đọc được. Thực tế, không có môi trường nào là bảo mật 100%.

Việc bảo mật dữ liệu thông tin cũng như một cuộc truy đuổi giữa mèo và chuột, hay giữa các công ty bảo mật và tội phạm công nghệ thông tin. Tội phạm mạng vẫn luôn tìm cách khai phá những công nghệ lập trình, kiểm tra dữ liệu và ứng dụng. M7 đảm bảo sẽ ngăn chặn được một cách thức xâm nhập và đánh cắp thông tin, chứ không phải chỉ một lỗ hổng nhỏ đơn thuần.

Còn với những khách hàng lo lắng về vấn đề bảo mật phần cứng, họ có thể chuyển hoàn toàn lên điện toán đám mây. Nhờ đó, các băn khoăn về bảo mật phần cứng sẽ không còn nữa, bởi chúng tôi đảm bảo rằng tính bảo mật dữ liệu là hoàn toàn tương đương giữa điện toán đám mây và tại trung tâm dữ liệu thông thường. Nếu sử dụng điện toán đám mây, khách hàng đồng thời sẽ loại bỏ mọi nguy cơ truy cập vào trung tâm dữ liệu.

Chúng tôi đang nỗ lực ngăn chặn mọi lợi ích mà tin tặc có thể hưởng. Nếu khách hàng tự xây dựng hệ thống, họ đang tăng khả năng cơ sở dữ liệu của mình bị xâm phạm. Những tương tác phức tạp giữa các thành phần hệ thống chính là nơi tội phạm có thể khai thác. Bởi vậy, chúng tôi đã cung cấp một tổ hợp sản phẩm toàn diện cho thị trường giúp bảo vệ khách hàng. Tại những công ty điện toán đám mây lớn, trong đó có Oracle, các kĩ sư với khả năng chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm đang toàn tâm thiết kế những cơ sở hạ tầng tân tiến. Vì thế, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng khi sử dụng hệ thống toàn diện hoàn chỉnh của chúng tôi.

SPARC M7 sở hữu 2 tầng bảo mật đỉnh cao, gồm có Bảo mật Bộ nhớ trên nền Silicon và công nghệ Mã hóa Hỗ trợ Phần cứng. Lần đầu tiên Bảo mật bộ nhớ Silicon được bổ sung tính năng kiểm tra truy cập dữ liệu tức thời, từ đó giúp kịp thời ngăn chặn các xâm nhập xấu và các lỗ hổng của mã lập trình. Bên cạnh đó, khả năng mã hóa dữ liệu được thực hiện ngay trên 32 lõi xử lý của SPARC M7 cho phép bảo mật tối đa cho sản phẩm này.

Về hiệu suất, SPARC M7 là một trong những vi xử lý nhanh nhất trên thế giới hiện nay, với tốc độ 4.1GHz 32 lõi và 256 luồng xử lý dữ liệu. Dù thực hiện nhiệm vụ mã hóa ngay trên từng lõi của vi xử lý, ngăn chặn xâm nhập trái phép vào bộ nhớ, nhưng hiệu suất của M7 không hề bị ảnh hưởng.

Dòng máy chủ SPARC M7 có thể xây dựng vi xử lý lên tới tối đa 256 lõi, 4.096 luồng xử lý dữ liệu và bộ nhớ 8TB. Với sức mạnh này, máy chủ SPARC M7 có thể thực hiện mọi nhu cầu mà một máy chủ cần có, đồng thời có khả năng bảo mật dữ liệu ở mức tốt nhất trong thời điểm hiện tại.

Nguồn: http://www.baomoi.com/lanh-dao-cap-cao-oracle-noi-gi-ve-vi-xu-ly-hang-khung-32-loi/c/19046754.epi