Google và Amazon đang dần giết chết các thiết bị phần cứng, trong đó có iPhone của Apple

on .

Doanh số các thiết bị phần cứng từ PC, tablet đến smartphone đều đang sụt giảm. Và có một lý do chung dẫn đến điều đó.

Mới đây, giám đốc điều hành Brian Krzanich của Intel đã cho biết rằng chu kỳ nâng cấp máy tính mới của người sử dụng đang tăng từ trung bình 4 năm lên 6 năm. Chu kỳ nâng cấp của các thiết bị di động như tablet hay smartphone cũng đang tăng lên, góp phần khiến doanh số của chúng sụt giảm.

Chắc chắn, đó không phải là tin vui đối với các nhà sản xuất. Nhưng những gì đang xảy ra cũng có thể dễ dàng lý giải. Các phần mềm để có thể chạy trên những phần cứng tương thích giờ đây đã kém hấp dẫn hơn so với các ứng dụng web và các dịch vụ internet.


Doanh số các thiết bị phần cứng từ PC, tablet đến smartphone đều đang sụt giảm. Và có một lý do chung dẫn đến điều đó.

Doanh số các thiết bị phần cứng từ PC, tablet đến smartphone đều đang sụt giảm. Và có một lý do chung dẫn đến điều đó.

 

Tại sao người dùng lại phải bỏ hàng chục triệu đồng để mua một chiếc iPhone mới, trong khi họ có thể chỉ sử dụng một chiếc smartphone Android vài triệu đồng cũng có thể truy cập YouTube hay các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như tất cả người dùng khác.

Bạn không cần phải có một thiết bị cao cấp, nhiều tính năng tiên tiến để có thể tham gia vào thế giới internet của thế kỷ 21. Và đó cũng là cách mà các ứng dụng web và dịch vụ internet, mảng kinh doanh cốt lõi của Google và Amazon đang dần giết chết các thiết bị phần cứng.

Trước đây, người dùng luôn phải nâng cấp thiết bị phần cứng mới nhất để có thể sử dụng được những tính năng mới nhất. Đó cũng là lý do mà Apple luôn bán được rất nhiều iPhone, mỗi khi có một phiên bản mới ra mắt.

Sự khác biệt giữa Google, Amazon và Apple

Trong khi Apple bắt người dùng phải mua những chiếc iPhone mới, để có thể sử dụng những tính năng và ứng dụng mới của họ một cách miễn phí. Chiến lược của Google và Amazon lại hoàn toàn khác, họ cung cấp những thiết bị phần cứng giá rẻ và không bắt người dùng phải nâng cấp thiết bị của mình. Thay vào đó họ kiếm tiền từ việc nâng cấp dịch vụ internet và ứng dụng.

Kể từ năm 2013, Google đã bán được 25 triệu thiết bị Chromecast với giá chỉ 35 USD. Cho đến nay vẫn vật, người dùng chỉ cần bỏ ra 35 USD cho một thiết bị chuyển đổi bất kỳ chiếc TV nào thành smartTV.

 


Google Chromecast là thiết bị sẽ biến chiếc TV của bạn thành TV thông minh.

Google Chromecast là thiết bị sẽ biến chiếc TV của bạn thành TV thông minh.

 

Google rõ ràng là không kiếm được nhiều lợi nhuận từ Chromecast, đặc biệt là khi người dùng không nâng cấp thiết bị này giống như iPhone. Thế nhưng Google vẫn kiếm được lợi ích từ việc người dùng sử dụng Chromecast để xem YouTube và tải các ứng dụng từ Play Store.

Hay đối với chiếc loa có kèm trợ lý ảo Amazon Echo cũng vậy. Amazon không có ý định kiếm thật nhiều tiền từ việc bán những chiếc loa Echo này, chính vì vậy mà họ tích hợp mọi tính năng vào trong thiết bị này để người dùng không cần phải mua những thiết bị mới. Tất nhiên trong khi đó Amazon vẫn kiếm được lợi nhuận từ các dịch vụ internet tích hợp bên trong Echo.

 


Amazon Echo, chiếc loa di động kết hợp trợ lý ảo thông minh.

Amazon Echo, chiếc loa di động kết hợp trợ lý ảo thông minh.

 

Apple thì khác, họ muốn bán ra càng nhiều iPhone càng tốt. Chính vì vậy mà họ cho người dùng lý do để nâng cấp lên những chiếc iPhone mới, đó là các tính năng hấp dẫn mà những phiên bản iPhone cũ không được hỗ trợ. Tuy nhiên chiến lược này lại là con dao hai lưỡi, khi mà iPhone 6s không có quá nhiều tính năng mới hấp dẫn so với những chiếc iPhone cũ. Người dùng không có lý do để nâng cấp iPhone mới nữa và làm cho doanh số của Apple sụt giảm.

Thế giới công nghệ đã thay đổi rồi

Người dùng giờ đây không cần phải sở hữu những thiết bị cao cấp nhất mới được trải nghiệm những tính năng tiên tiến nhất. Rất nhiều smartphone Android tầm trung giờ đây cũng có khả năng chống nước, sạc nhanh hay cảm biến vân tay. Khiến cho họ không có nhiều lý do để nâng cấp thiết bị của mình nữa.

 


Hãy mua iPhone mới đi, vì nó có tính năng mới mà iPhone cũ không có, thế nhưng mua iPhone mới làm gì khi nó vẫn giống iPhone cũ?

"Hãy mua iPhone mới đi, vì nó có tính năng mới mà iPhone cũ không có", thế nhưng mua iPhone mới làm gì khi nó vẫn giống iPhone cũ?

 

Xu hướng phát triển này sẽ không hoàn toàn giết chết các thiết bị phần cứng. Nhưng nó sẽ khiến cho chu kỳ nâng cấp thiết bị phần cứng của người dùng bị kéo dài hơn rất nhiều nữa. Họ sẽ tiếp tục sử dụng những thiết bị cũ, cho đến khi có những tính năng mới thực sự hấp dẫn mà không hỗ trợ các thiết bị của họ nữa.

Tuy nhiên điều đó sẽ rất khó xảy ra, khi mà hầu hết các thiết bị phần cứng đều đã phát triển đến mức độ vừa đủ để đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Có lẽ chỉ có công nghệ thực tế ảo mới có thể thuyết phục người dùng để nâng cấp lên những thiết bị mới và mạnh mẽ hơn.

Cho đến lúc đó, các nhà sản xuất thiết bị phần cứng đã, đang và sẽ tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn do doanh số sụt giảm.

Tham khảo: BI

Nguồn: http://genk.vn/google-va-amazon-dang-dan-giet-chet-cac-thiet-bi-phan-cung-trong-do-co-iphone-cua-apple-20160606111307999.chn