Mạng Wi-Fi nhà bạn sẽ tăng tốc gấp 15 lần hiện nay nhờ công nghệ độc đáo đến từ... đèn LED
Khi bạn sử dụng mạng Wi-Fi để nhắn tin hoặc tải ứng dụng, dữ liệu được truyền qua sóng vô tuyến. Vấn đề là những sóng vô tuyến này chiếm chỗ của dải hẹp dọc theo quang phổ điện từ và khiến cho băng thông có sẵn của smartphone và các thiết bị khác bị hạn chế. Harald Haas, một nhà nghiên cứu truyền thông di động hàng đầu tại Đại học Edinburgh cho biết: “Bạn không thể tạo ra nhiều quang phổ hơn”.
Nếu sóng vô tuyến giống như con đường chỉ có một làn đông đúc thì sóng ánh sáng chính là xa lộ thông thoáng. Chính vì thế, sóng ánh sáng được tận dụng để giúp cho việc tải ứng dụng trở nên nhanh hơn, cụ thể là sóng ánh sáng phát ra từ các bóng đèn LED. Dưới sự điều chỉnh của một bộ xử lí tín hiệu, bóng đèn có chức năng như chất bán dẫn, nhúng thông tin số vào sóng ánh sáng.
Li-Fi, hay còn gọi là “ánh sáng trung thực” sẽ truyền dữ liệu tới các thiết bị không dây thông qua tia sáng nhấp nháy của đèn LED. Cường độ nhấp nháy của những bóng đèn LED này thay đổi rất nhanh để có thể truyền tải dữ liệu siêu tốc – 1 triệu chu kỳ mỗi giây, hoặc 1 megahertz (nhanh đến nỗi mắt thường không thể nhìn thấy chúng nhấp nháy khi nào).
Li-Fi hứa hẹn sẽ là một giải pháp công nghệ đầy triển vọng trong tương lai không xa.
Haas đã bắt đầu nghiên cứu Li-Fi vào đầu những năm 2000. Khi đó thì Li-Fi chỉ đạt tốc độ khoảng 10 megabit mỗi giây, đủ để lướt web nhưng không thể tải quá nhiều dữ liệu. Sau đó, vào năm 2003, ông cố gắng tách dữ liệu qua các tần số, nâng tốc độ lên đến 100 gigabit mỗi giây, nhanh hơn khoảng 15 lần so với tốc độ nhanh nhất của Wi-Fi.
Li-Fi cũng có tính bảo mật cao hơn. Ánh sáng không thể xuyên qua tường, do đó các tín hiệu có trong sóng ánh sáng cũng vậy. Hạn chế lớn là đèn cần phải được bật sáng liên tục để có thể lên mạng. Tuy nhiên, mới đây, một startup đến từ Ấn Độ có tên Velmenni đã trình làng loại bóng đèn LED chuyên dụng cho Li-Fi dù ánh sáng bị mờ đi, chỉ còn 1/10 thì vẫn có thể truyền dữ liệu được.
Ảnh hưởng của công nghệ này có thể thấy được rõ ràng nhất ở những khu vực không có cơ sở hạ tầng Internet. Một cây đèn đường duy nhất được trang bị bóng đèn LED có thể trở thành điểm truy cập Internet cho các hộ gia đình và làng xóm tại một khu vực đang phát triển. Tất cả những gì cần phải chuẩn bị là một máy thu để nhúng dữ liệu trong các tia nhấp nháy của đèn LED. “Mọi người phải mất tới 15 năm cho để sở hữu mạng Wi-Fi”, Haas chia sẻ, “thế nhưng với Li-Fi, tôi tin rằng sẽ chỉ mất có 5 năm, và thời gian bắt đầu tính từ năm ngoái”.
Tham khảo: popsci