Điểm danh 6 thiên tài được người đời ca tụng nhưng luôn gắn liền với mác "điên rồ"

on .

Chúng ta những tưởng rằng các nhà khoa học điên khùng chỉ tồn tại trong các bộ phim, các cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng mà thôi. Nhưng ít ai biết được rằng: họ thực sự tồn tại trong thế giới thực.

Leonardo da Vinci

Hầu hết mọi người đều biết đến Leonardo da Vinci với tư cách là một họa sĩ thông qua những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp của ông nhưng kỳ thực, Leonardo da Vinci lại là một nhà khoa học điên khùng thực thụ.

Không chỉ đam mê hội họa, da Vinci còn rất quan tâm tới lĩnh vực kỹ thuật, các sáng chế và thậm chí là giải phẫu học. Ông cũng chính là tác giả của bản phác thảo thiết kế máy bay trực thăng. Ở thời của da Vinci, những thứ có thể bay được chỉ có chim và côn trùng. Nghĩ về điều này, ông đã phải thốt lên: "Thật hết chịu nổi, tôi cũng muốn bay".

Vì thế, ông đã phát minh ra chiếc ốc vít biết bay được làm từ gỗ, vải lanh và các bộ phận của xe đạp. Điều đáng buồn là phát minh này của ông mới chỉ dừng lại trên giấy tờ chứ chưa hề được thử nghiệm ngoài thực tế bởi việc chế tạo cũng như vận hành chiếc ốc vít biết bay không hề đơn giản chút nào.

Giáo sư Henry Markram

Hãy cùng gặp gỡ một nhà khoa học đương đại, giáo sư Henry Markram - người có tham vọng đưa trí não vào bên trong cỗ máy. Bằng cách đó, mục đích của Henry Markram là để trí thông minh nhân tạo được hoàn thiện hơn nữa - điều mà chỉ có trên những bộ phim khoa học viễn tưởng về những con robot có khả năng tiêu diệt loài người.

Với dự án mang tên gọi Não xanh (Blue Brain), nhà khoa học đến từ Nam Phi hy vọng sẽ tạo ra được một loại trí tuệ nhân tạo có khả năng suy nghĩ, cảm nhận và thậm chí là biết yêu giống như một con người thực sự vậy. Ông tất làm tất cả điều này với hy vọng rằng sẽ giúp con người có khả năng hiểu được cách thức hoạt động của não bộ tốt hơn. Ý định này xuất phát từ khi cậu con trai của ông được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger (chứng rối loạn tự kỉ).

Dự án Não xanh là tiền đề cho dự án Não người sau này, Henry Markram hy vọng sẽ làm sáng tỏ được những bí ẩn về não bộ con người và tất cả các loại bệnh có khả năng ảnh hưởng đến nó. Cũng với đó, chúng ta có thể hy vọng rằng sự thành công của ông như một minh chứng cho thấy rằng những giả thuyết mà các nhà làm phim khoa học viễn tưởng đưa ra là hoàn toàn vô căn cứ.

Giovanni Aldini

Nhà vật lý người Ý Giovanni Aldini là 1 trong 2 người đàn ông được ghi nhận là Victor Frankenstein* phiên bản đời thực. Aldini đã có được tiếng tăm sau thử nghiệm nhỏ năm 1803. Ở thí nghiệm này, ông đã hồi sinh xác chết bằng cách cho một sợi dây dẫn điện vào ruột thi thể tử tù George Foster (kẻ đã bị xử tử về tội giết vợ con). Nhờ sợi dây điện này mà thi thể người chết bỗng dưng ngồi dậy, giơ hai tay về phía trước.

Ngoài ra, ông còn dòng một sợi dây điện khác dẫn lên mặt khiến cho mắt trái của xác chết bỗng mở được to ra. Rất nhiều người chứng kiến thí nghiệm đã không khỏi bàng hoàng và bỏ chạy trước cảnh tượng hãi hùng đó.

Elon Musk

Elon Musk được ngợi ca là Iron Man ngoài đời thực bởi những ý tưởng táo bạo nhưng có phần điên rồ của ông. Đầu tiên, ông muốn thay đổi hoàn toàn cách thức di chuyển của con người với Hyperloop - hệ thống tàu điện siêu tốc sử dụng rất nhiều ống chân không làm không gian di chuyển và đệm từ trường, từ đó cho phép người dân có thể di chuyển tử Los Angeles tới San Francisco trong vòng chỉ 35 phút (bình thường với quãng đường này, người ta sẽ phải đi mất gần 6 giờ đồng hồ). 

 

Đến tháng 12/2015, ông tiếp tục công bố OpenAl - đây là công ty chuyên nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra trí tuệ nhân tạo phục vụ cho cuộc sống của con người chứ không phải là để tiêu diệt con người. Để biến ý tưởng này thành hiện thực, Musk đã nâng mức đầu tư lên khoảng 1 tỷ USD.

Lyn Evans

Nhà vật lý Lyn Evans là người đảm nhận trách nhiệm của máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider - LHC) tại Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu CERN. Dưới sự chỉ đạo của Evans, các nhà khoa học khác đã bắn các hạt proton vào nhau nhằm tái tạo lại vũ nổ Big Bang lịch sử. Thông qua thí nghiệm này, các nhà khoa học muốn tìm hiểu nhiều hơn về cách thức hình thành nên vũ trụ rộng lớn của chúng ta.

J. Robert Oppenheimer

Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ - Julius Robert Oppenheimer từng giảng dạy vật lý tại đại học UC Berkeley hơn chục năm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại biết đến ông với vai trò như một người nghiên cứu trong dự án Manhattan - là một dự án nghiên cứu và phát triển nhằm chế tạo ra những quả bom nguyên tử trong Thế chiến II (trước đó, dự án này được giữ bí mật). Nhờ thành tựu này mà ông được các nhà sử học gọi là "cha đẻ của bom nguyên tử".

Và đó mới chỉ là bước khởi đầu của J. Robert Oppenheimer. Điều điên rồ tiếp theo mà ông đã làm là xin phê chuẩn kiểm soát quốc tế về năng lượng hạt nhân nhằm ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Điều này khiến Quốc hội nổi giận và tước quyền miễn trừ an ninh của ông trong một phiên điều trần. Sự nghiệp nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của ông kết thúc tại đây.

* Victor Frankenstein: Nhân vật trong bộ phim cùng tên, là người cố gắng tìm cách tạo ra sự sống giống con người từ vật chất, nhưng to lớn và khoẻ mạnh hơn người bình thường.


Nguồn: http://genk.vn/diem-danh-6-thien-tai-duoc-nguoi-doi-ca-tung-nhung-luon-gan-lien-voi-mac-dien-ro-20160828233332796.chn