Chứng chỉ CNTT nào có giá trị?
Chiến lược ứng dụng CNTT với nền tảng thứ 3 Giám đốc thông tin (CIO) - vai trò xung yếu trong triển khai ứng dụng CNTT Hiệu quả ứng dụng CNTT TP.HCM: Định hướng nào cho ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước ? Ứng dụng CNTT: Không cần chờ cải cách hành chính
Do đó, câu hỏi mà không ít độc giả đặt ra là các tổ chức, đơn vị tuyển dụng hiện thường căn cứ vào đâu để đánh giá trình độ tin học của ứng viên?
Chứng chỉ A-B-C đã lỗi thời
Việc đánh giá trình độ CNTT của một người phục vụ nhu cầu của xã hội đã được Bộ TTTT chú trọng từ lâu.
Trong đó, hình thức sát hạch trình độ tin học theo hình thức trực tiếp và cấp chứng chỉ trình độ tin học theo các cấp độ A, B hay C là khá phổ biến. Tuy nhiên, hình thức này đang ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm.
Thứ nhất, do hình thức làm bài sát hạch dựa trên dạng câu hỏi trắc nghiệm nên chỉ đánh giá được khả năng lý thuyết mà không kiểm tra được kỹ năng thực hành của người dùng. Trong khi đó, cách thức tổ chức một kỳ sát hạch offline phức tạp, tốn kém nhiều chi phí do cần sự tham gia và phối hợp của nhiều bộ phận chức năng như ra đề, tổ chức sát hạch, chấm thi, trả kết quả,… Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về đề thi, người dự thi, chứng chỉ,… lại được quản lý phân tán ở nhiều đơn vị, gây nên bất tiện cho doanh nghiệp, tổ chức khi cần tra cứu.
Ảnh minh họa
Thứ hai, do việc quản lý các trung tâm tổ chức sát hạch không tốt dẫn đến việc kiểm soát chất lượng đầu ra của kỳ sát hạch còn nhiều lỗ hổng. Trên thực tế, nhiều trung tâm tổ chức sát hạch đã gian lận thi cử nhằm trục lợi, dẫn đến kết quả đầu ra của kỳ sát hạch không phản ánh trình độ của thí sinh. Tình trạng mua bán bằng tin học chứng chỉ A, B, C cũng diễn ra tràn lan.
Thực tế cho thấy, chỉ cần thực hiện tìm kiếm trên Google là chúng ta không khó để đọc được các mẩu quảng cáo đại loại như chỉ mất vài chục đến vài trăm nghìn đồng là có thể "mua" được chứng chỉ loại xuất sắc, giỏi, khá.
Do đó, chứng chỉ tin học A, B, C đã không còn mang ý nghĩa ban đầu là đánh giá trình độ người học, không phản ánh được năng lực tin học của người sở hữu chứng chỉ. Tình trạng này khiến cho cơ quan Nhà nước hay doanh nghiệp tuyển sai người, tuyển dụng người không có trình độ đáp ứng yêu cầu công việc, dẫn đến năng suất lao động kém và công việc trì trệ.
Bên cạnh đó, do độ tin cậy đối với các chứng chỉ tin học không cao, nên các nhà tuyển dụng hay các công ty Nhà nước không đánh giá cao chứng chỉ này trong việc tuyển dụng và thường phải tổ chức thi lại. Điều này gây tốn kém tài nguyên, nhân lực, thời gian và tiền bạc.
Xu hướng áp dụng chuẩn Nhật Bản
Để chuẩn hóa kỹ năng sử dụng CNTT, hồi tháng 3/2014, Bộ TTTT đã ban hành Thông tư số 03 /2014/TT-BTTTT (gọi là Thông tư số 03) về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT . Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một Hệ thống sát hạch chính thức để kiểm tra, đánh giá chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo Thông tư số 03.
Trên thế giới hiện nay, việc sát hạch và cấp chứng chỉ CNTT nói chung, chứng chỉ kỹ năng sử dụng CNTT nói riêng thường được triển khai theo hình thức trực tuyến. Mô hình sát hạch trực tuyến đảm bảo đánh giá đúng trình độ, kỹ năng của người thi, đảm bảo chất lượng của chứng chỉ và tránh được các tiêu cực có thể xảy ra. Hệ thống sát hạch và cấp chứng chỉ được quản lý tập trung, chỉ các cơ sở tổ chức thi sát hạch phân tán theo nhiều điểm để thuận tiện cho người thi. Với các công nghệ hiện đại, hệ thống sát hạch trực tuyến cho phép đưa ra các câu hỏi thi kiểm tra cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành của người thi. Ưu điểm của hệ thống sát hạch trực tuyến gần như là tuyệt đối.
Một trong những mô hình đã và đang được Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) bền bỉ triển khai lâu nay là mô hình sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn kỹ năng CNTT của Nhật Bản.
Tính đến nay, đã có 29 kỳ sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản được tổ chức tại Việt Nam, các thí sinh đạt yêu cầu đã được Bộ trưởng Bộ KHCN cấp chứng chỉ.
Ông Ogawa - Giám đốc Chương trình hỗ trợ đào tạo và sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn kỹ năng Nhật Bản (ITPEC) cho phóng viên PC World Vietnam biết rằng nhìn chung thì lượng thí sinh Việt Nam tham gia các kỳ sát hạch theo chuẩn kỹ năng CNTT này chưa cao.
"Thời gian tới, ITPEC sẽ phối hợp với Trung tâm đào tạo VITEC (thuộc Ban quản lý khu CNC Hòa Lạc) sẽ phối hợp mở rộng mạng lưới các đối tác hỗ trợ đào tạo. Hy vọng, đây sẽ là một trong những giải pháp giúp nguồn nhân lực CNTT tiếp cận gần hơn với chuẩn này", ông Ogawa nói.
Cũng theo ông Ogawa, người lao động có chứng chỉ sử dụng CNTT được đánh giá theo chuẩn Nhật Bản cũng sẽ có nhiều lợi thế khi có ý định sang quốc gia này làm việc.
Nguồn: http://www.baomoi.com/chung-chi-cntt-nao-co-gia-tri/c/20391264.epi