Gọi vốn cộng đồng - Đòn bẩy & Cạm bẫy
Mô hình crowdfunding cho phép những nhà khởi nghiệp, những người sáng tạo hoặc tổ chức từ thiện có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nguồn tiền từ cộng đồng.
Gây quỹ quần chúng hay còn gọi là gây quỹ cộng đồng (crowdfunding) là hình thức quyên góp những khoản tiền nhỏ từ một số lượng lớn người dân để khởi động một sản phẩm, dịch vụ hay dự án của một số cá nhân, doanh nghiệp và nhiều tổ chức khác nhau.
Crowdfunding không phải là một khái niệm mới trên thế giới, mà đã tồn tại gần 20 năm nay. Năm 1997, người hâm mộ của ban nhạc rock Marillon (Mỹ) đã phát động một chiến dịch quyên góp qua Internet để tài trợ cho chuyến lưu diễn của thần tượng. Kết quả là 60.000 USD đã được đóng góp. Về sau, ban nhạc đã tiếp tục sử dụng mô hình này cho việc phát hành các album mới.
Crowdfunding bùng nổ trong những năm gần đây với tổng khối lượng tiền huy động từ những người ủng hộ tăng gấp đôi mỗi năm kể từ năm 2012. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Massolution, ngành công nghiệp gây quỹ cộng đồng trên toàn cầu đã thu về được khoảng 34,4 tỷ USD vào cuối năm 2015. Và hiện trên thế giới có đến hơn 2000 quỹ cộng đồng đang hoạt động.
Với sự phổ biến như vậy, không có gì lạ khi có rất nhiều câu chuyện thành công từ gây quỹ cộng đồng. Những cái tên đình đám có thể kể đến như dự án phim truyền hình Veronica Mars đã thu về 5,7 triệu USD trên Kickstarter, và hiện nay đã trở thành một trong những chương trình được yêu thích nhất. Giới công nghệ Việt Nam cũng thường nhắc đến Vũ Xuân Sơn (Sonny Vũ) khi đã thu hút được 8.000 nhà tài trợ cá nhân cho dự án thiết bị đeo thời trang Misfit Shine.
Và đó chỉ là một phần rất nhỏ trong hàng nghìn dự án về văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, kinh doanh... đang huy động vốn của cộng đồng thông qua các website nổi tiếng như KickStarter, IndieGoGo, GoFundMe, CircleUp…
Trong những năm trước, những người quyên góp cho quỹ cộng đồng sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định, phần lớn trong số đó sẽ được nhận những món quà là sản phẩm thực tế sau khi dự án được hoàn thành. Nếu đó là những dự án mang tính chất từ thiện thì người quyên góp đơn thuần chỉ nhận được những lời cảm ơn.
Crowdfunding đã có nhiều thay đổi tại nơi khởi nguồn của nó ở nước Mỹ khi tổng thống Obama kí duyệt nghị định JOBSAct gỡ bỏ nhiều rào cản liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của công ty gây quỹ cộng đồng hồi 2012.
JOBSAct cho phép các nguồn tài trợ bao gồm tín dụng, vốn mạo hiểm, quyên góp, không có các yêu cầu trực tiếp cho hoàn vốn đầu tư được mô tả như "tài trợ mềm" hay "tài trợ đám đông".
Tài trợ tạo điều kiện cho việc trao đổi quyền sở hữu vốn cổ phần trong một công ty để đầu tư vốn thông qua một cổng thông tin tài trợ trên mạng như Jumpstart Our Business Startups Act, được biết đến như tài trợ đám đông vốn chủ sở hữu.
Cụ thể hơn, gây quỹ cộng đồng có 2 hình thức cơ bản: gây quỹ cộng đồng thông thường và gọi vốn đầu tư cộng đồng.
Gây quỹ cộng đồng thông thường là hình thức cổ điển trong đó cá nhân hoặc một tổ chức giới thiệu các dự án về sản phẩm hay dịch vụ sắp triển khai. Thường các dự án này dành cho việc phát triển phần mềm miễn phí, sáng chế, nghiên cứu khoa học hay các dự án cộng đồng.
Trong khi đó, việc gọi vốn đầu tư cộng đồng là hình thức những người ủng hộ nhận cổ phần của công ty trong giai đoạn đầu để đổi lấy lợi tức được cam kết khi đóng góp.
Mảng sáng, tối của gây quỹ cộng đồng
Không phải tất cả các chiến dịch gây quỹ đều thành công. Nhiều tổ chức, cá nhân thậm chí không đạt được mục tiêu tài chính của họ, và một số khác lại bị lúng túng khi đưa ra quyền lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là khi đề cập đến giới thiệu sản phẩm.
Sản phẩm gây quỹ cộng đồng có những thách thức riêng. Câu chuyện của Josh Belzman, một chuyên gia truyền thông kỹ thuật số ở Seattle, có tiếng trong làng gây quỹ công đồng là điều minh chứng cho tính rủi ro cũng như những thành công ngoài mong đợi. Josh Belzman tham gia nhiều chiến dịch gây quỹ cộng đồng cao cấp bao gồm đồng hồ Pebble, máy xay sinh tố Coolest Cooler và đồng hồ thông minh Kreyos.
Những dự án đó gặp phải những trắc trở ngay từ ban đầu khi liên tục bị trì hoãn sản xuất. Đồng hồ Kreyos là dự án gặp thất bại nặng nề nhất mặc dù cuối cùng phía dự án đã cố gắng gửi đến những người ủng hộ những sản phẩm mới với đầy lỗi.
Kreyos có khả năng điều khiển bằng cử chỉ và được quảng bá ưu việt hơn bất kỳ đồng hồ thông minh nào hồi năm 2013. Tuy nhiên đến nay không còn mấy ai nhớ về sản phẩm này nữa.
Những chiếc đồng hồ thông minh Pebble có số phận tốt đẹp hơn nhiều mặc dù đã bị trì hoãn vài tháng nhưng cuối cùng đã trở thành một dòng sản phẩm thành công. Với 1 triệu smartwatch đã đến tay người dùng tính đến hết năm 2014, smartwatch Pebble không chỉ trở thành sản phẩm ăn khách mà còn được xem là dự án gọi vốn cộng đồng thành công nhất trên Kickstarter.
Riêng về Coolest Cooler - chiếc máy làm mát đa chức năng như xay đá, loa Bluetooth, và hộp đựng đồ, phù hợp với những bữa tiệc ngoài trời hoặc dã ngoại cũng tạo được tiếng vang lớn. Đây là dự án phá vỡ kỉ lục hồi năm 2014 trên Kickstarter với 62.642 người ủng hộ và số tiền lên đến hơn 13 triệu USD. Tuy nhiên sản phẩm này vẫn chưa được gửi đến cho những người ủng hộ mình và hiện nay, dự án này đang tiếp tục tiến tới chiếc Coolest Cooler thế hệ thứ 2.
Coolest Cooler |
Sự nổi tiếng của dự án là điều khiến Josh Belzman cảm thất thất vọng. Ông phát hiện ra những gì mà mình nhận được từ Coolest Cooler hiện vẫn là con số không. “Tôi cảm thấy rất an toàn khi đặt cược vào thời điểm đó nhưng khi nhận thức được vấn đề thì đã quá muộn màng. Chỉ vì dự án có quy mô lớn hoặc quá nổi tiếng không có nghĩa mọi thứ sẽ được đánh bóng lên như vậy và điều thực sự diễn ra ở đây là không có gì có thể bảo đảm” Josh cho biết.
Thành công gây quỹ chưa từng có của Coolest Cooler là tin tức tuyệt vời cho những người sáng lập công ty, cho đến khi giám đốc điều hành của họ là Ryan Grepper nhận ra rằng chi phí để tạo ra những tủ lạnh di động này cho những người ủng hộ trên toàn thế giới vượt quá những gì họ trù tính và đã phải trì hoãn liên tục việc gửi đi những sản phẩm đã hoàn thành. Kickstarter giờ đây cho phép các nhà sáng tạo lựa chọn các quốc gia mà họ sẵn sàng gửi sản phẩm đến. Điều đáng quan ngại cho Coolest Cooler là họ lựa chọn toàn thế giới.
Mục tiêu mới của Ryan là kêu gọi 50 ngàn USD và phần quà cho những người quyên góp chỉ là phiếu giảm giá cho chiếc máy làm lạnh này mà thôi. Vào cuối năm 2015, trong nỗ lực kiếm tiền để thực hiện việc trả quà cho người ủng hộ, công ty này đã bắt đầu bán sản phẩm Coolest Cooler ra thị trường với mức giá lên đến 499 USD. Điều này đã khiến những người ủng hộ rất thất vọng và họ vẫn đang chờ chiếc Coolest Cooler của mình.
Sử dụng số tiền quỹ cộng đồng hữu ích
Làm thế nào một doanh nghiệp có thể tránh những loại cạm bẫy khi số tiền quyên góp đến quá nhanh và thành công hơn mong đợi?
"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất đối với doanh nhân biết là họ sẽ không thể làm việc đó một mình", Giám đốc điều hành David Indiegogo Mandelbrot cho biết. "Trong nhiều cách khác nhau, họ sẽ được thực hiện công việc của mình đồng thời phải hợp tác với các đơn vị khác, cho dù đó là những người giúp đỡ họ từ thiết kế, đến sản xuất, vận chuyển, hay bán lẻ." Và thường các đối tác ở đây phải có được trước khi huy động vốn.
“Có một triệu hay 1 vấn đề thì bạn cũng cần phải tìm hiểu cho kỹ và nếu không đi vào chi tiết, làm cho đầy đủ thì sẽ rất dễ dính vào rắc rối” Peter Dering, người đồng sáng lập của hãng Peak Design - một công ty thiết bị đã sử dụng Kickstarter để khởi động hơn 20 sản phẩm.
5 chiến dịch đầu tiên của Peak Design đã thu về hơn 7 triệu USD từ 42 nghìn người ủng hộ; chiến dịch gọi vốn mới nhất là cho bộ sản phẩm balo, túi xách và túi đeo Everyday cũng đã thu về hơn 6,5 triệu USD từ 26 ngàn người ủng hộ.
Dering khuyến cáo rằng, những người sáng tạo phải sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt sản phẩm của mình ngay cả trước khi tung ra một chiến dịch. Bạn không thể mong đợi ra mắt sản phẩm hoàn hảo mỗi lần.
Một trong những sản phẩm đầu tiên của Peak Design là phụ kiện máy ảnh, ban đầu khi mới xuất xưởng nó đã gặp phải một số lỗi mà không có khả năng sửa chữa. “Điều này là đòn giáng mạnh vào việc kinh doanh của Peak Design” Dering cho biết.
Người đi gọi tài trợ cần chú ý
Rõ ràng là công việc chỉ thực sự bắt đầu khi doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến dịch gây quỹ, đặc biệt là nếu chúng ta không có kinh nghiệm tung ra một sản phẩm.
Kickstarter và Indiegogo từng cung cấp dồi dào các nguồn tài nguyên trực tuyến với crowdfunders – những người quyên tiền, mặc dù các công ty có cách tiếp cận khác nhau.
"Hiện nay, toàn bộ hệ sinh thái này về cơ bản đều có sẵn các giải pháp nhằm giúp mọi người tạo ra được các thiết bị, sản phẩm của họ để bắt đầu công cuộc gọi vốn”, David Gallagher - Giám đốc truyền thông của mảng Design, Tech, và Game của Kickstarter cho biết.
Trên trang gọi vốn này, chuyên mục tài nguyên dành cho những người muốn tạo ra sản phẩm mới. Tại đây họ có thể tìm nhà sản xuất, vận chuyển hay các đối tác tiềm năng khác, mặc dù trước đây Kickstarter không có mối quan hệ trực tiếp với họ.
Kickstarter cũng đòi hỏi rằng người phát minh ra sản phẩm mới phải có một nguyên mẫu có khả năng hoạt động, với hình ảnh và video như bản sao lưu trước khi ra mắt chiến dịch.
Ngẫu nhiên, một trong những vấn đề nổi lên với đồng hồ thông minh Kreyos là công ty đã không thực sự tạo ra những nguyên mẫu đầy đủ trước khi bắt tay vào chiến dịch trên Indiegogo của nó.
Indiegogo đã phân nhánh ra các lĩnh vực tài trợ với hai mảng sản phẩm: InDemand và Marketplace. Điều này cho phép các crowdfunder tiếp tục huy động vốn ngay cả sau khi chiến dịch kết thúc; đó sẽ là nơi để tập hợp đơn đặt hàng trước. Trong đó Marketplace là một giải pháp thương mại điện tử có thể được sử dụng để bán thành phẩm.
Dự án trên Indiegogo |
Cả hai mảng sản phẩm đều là mở cho người dùng Indiegogo mà còn cho những người gây quỹ trên nền tảng gây quỹ cộng đồng khác.
Ví dụ, Brookstone- một công ty có khả năng sản xuất số lượng sản phẩm lớn và chuyên phân phối đến các đối tác là một phần của hệ sinh thái gọi vốn cộng đồng có khả năng hỗ trợ rất nhiều dự án. Mỏ dữ liệu của Indiegogo có thể tìm các sản phẩm đang gọi vốn để kết nối với Brookstone. Công ty này có cơ sở hạ tầng để đưa vào sản xuất và kinh nghiệm bán lẻ để bán sản phẩm. Các doanh nhân cũng có thể tiếp cận trực tiếp thông qua Brookstone Brookstone Launch. Và Amazon Launchpad là một thay thế để xử lý hàng tồn kho quản lý, thực thi, dịch vụ khách hàng, và nhiều hơn nữa; trên thực tế Coolest Cooler đã sử dụng dịch vụ đó.
Người quyên tiền hãy dè chừng
"Tôi nghĩ rằng Kickstarter và Indiegogo đã làm rất tốt các việc của một nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng, mọi người cần phải hiểu rõ rằng đây không phải là sàn giao dịch, người quyên tiền cần biết rằng bạn đang đầu tư vào một ý tưởng chứ không phải một sản phẩm” Josh Belzman – một trong những người đổ tiền vào Coolest Cooler.
Cả hai trang web đều cung cấp sự tin cậy và an toàn với các trang phác thảo các điều khoản sử dụng của họ, trong đó bao gồm những gì sẽ xảy ra khi một chiến dịch đi về hướng thất bại. Cũng có hướng dẫn cho những người ủng hộ tiềm năng về những gì để mong đợi và làm thế nào để trở thành một phần chiến dịch.
Ngoài ra, tất cả các chiến dịch Kickstarter có một phần rủi ro và thách thức, và người đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản trước khi đổ tiền vào.
Người sáng tạo được khuyến khích chia sẻ những rào cản tiềm tàng mà có thể xuất hiện trong suốt quá trình và phải rõ ràng về nền tảng và kinh nghiệm của họ. David Gallagher – đại diện của Kickstarter cho rằng những văn bản, điều kiện ghi chú nhằm nhắc nhở mọi người rằng đây là một dự án và không phải là một sản phẩm cụ thể.
Một dự án gọi vốn thành công trên Kickstarter |
Cả Indiegogo và Kickstarter đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu kỹ các tổ chức gọi vốn trước khi họ có bản sao lưu dự án. Người đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ lịch sử hoạt động của các bên gọi vốn và xem họ đã có những kinh nghiệm gì trong việc phát triển một sản phẩm mới. Điều này nên áp dụng đối với cả những công ty hỗ trợ việc hoàn lại tiền quyên góp. Người sáng tạo có thể thiết lập các quy tắc của riêng mình để hoàn lại tiền và lợi nhuận, vì vậy hãy chắc chắn để là mình tìm hiểu kỹ trước khi góp tiền gây quỹ.
Đặt câu hỏi, đọc các ý kiến và đánh giá chiến dịch sẽ phản ứng như thế nào một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu cái gì đó có vẻ sai lệch, báo cáo các dự án cho các nền tảng gây quỹ quần chúng, có thể điều đó sẽ dẫn đến một cuộc điều tra. Nếu vi phạm các điều khoản sử dụng, chẳng hạn như gian lận, bị tình nghi, đơn vị quản lý trang gọi vốn sẽ can thiệp.
Đối với Josh Belzman, cuối cùng ông cũng có được máy làm mát Coolest Cooler của mình sau khi chờ đợi gần một năm rưỡi. Josh và hàng ngàn người ủng hộ khác đã phát trả thêm 97 USD cho phí chuyển phát nhanh cho sản phẩm này. Mặc dù Josh hài lòng với sản phẩm mình nhận được nhưng để thực sự trở thành chuyên gia trong đầu tư cho các cuộc gọi vốn cộng đồng thì anh nhận ra rằng còn cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu.