5 sản phẩm công nghệ bị “cấm tiệt” tại Trung Quốc

on .

Nếu du lịch đến Trung Quốc, bạn sẽ không thể vào Facebook để “check-in”, lên Twitter để thông báo cho bạn bè hay sử dụng Google để tra cứu thông tin.

Ảnh minh họa

Trong khi phần lớn công dân Internet đều được hưởng lợi từ các sản phẩm công nghệ như Facebook, Google, Twitter, dân mạng Trung Quốc lại phải ngậm ngùi vì chúng bị cấm hoàn toàn tại đây. Dưới đây là 5 thứ bạn không thể tìm thấy tại quốc gia đông dân nhất hành tinh:

Twitter

Có hàng ngàn website không thể truy cập tại Trung Quốc “nhờ” chương trình kiểm duyệt Great Firewall, phần lớn trong số đó là mạng xã hội mà tiểu blog Twitter là một ví dụ.

Google

Gmail là dịch vụ mới nhất của Google bị nhà chức trách Trung Quốc “sờ gáy”. Các dịch vụ khác như Tìm kiếm, Picasa và YouTube đều bị chặn tại đây. Google đã có nhiều năm đối đầu với chính phủ vì vấn đề kiểm duyệt. Năm 2010, công ty gần như rút lui hoàn toàn khỏi thị trường này.

 

Facebook

Trung Quốc chặn Facebook từ năm 2009 và chưa có dấu hiệu cho thấy nước này sẽ “thả” cho mạng xã hội lớn nhất thế giới. Trong khi đó, mạng xã hội nội địa lại được phép hoạt động, góp phần khuyến khích công nghệ trong nước.

Snapchat

Facebook và Twitter không phải những nền tảng mạng xã hội duy nhất bị cấm tại Trung Quốc. Người dùng nước này cũng không thể sử dụng Snapchat, ứng dụng nhắn tin miễn phí. Chặn đường vào của các doanh nghiệp nước ngoài là biện pháp kéo dài thời gian để công ty nội phát triển mạng lưới riêng của mình. Một số nền tảng thay thế như WeChat phát triển nhanh chóng và thu hút hàng trăm triệu người dùng.

Website

Tại một số thời điểm nhất định, Trung Quốc có thể chặn truy cập đến hàng ngàn website, trong đó có cả mạng xã hội và website khiêu dâm. Hệ thống kiểm duyệt cũng ngăn người dùng ghé thăm website có nội dung phản động và đề cập đến chủ đề chính trị nhạy cảm.

Kết quả tìm kiếm và dịch vụ chat cũng bị kiểm duyệt, buộc người dùng Internet phải sáng tạo ra thứ ngôn ngữ mới thay thế để thảo luận về các vấn đề họ quan tâm. Dự án kiểm duyệt có tên Great Firewall đã tồn tại hơn một thập kỷ. Sử dụng VPN (mạng riêng ảo) là một trong các cách hiếm hoi để vào các website bị chặn.

Nguồn: http://www.baomoi.com/5-san-pham-cong-nghe-bi-cam-tiet-tai-Trung-Quoc/76/15656970.epi