10 vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử Google

on .

Từ năm 1988, Google đã mua lại tổng cộng 170 công ty với số tiền chi riêng cho 10 cuộc thâu tóm lớn nhất đã lên tới 24 tỷ 546 triệu USD. Vậy chiến lược đằng sau những cuộc mua bán lớn nhất của hãng này là gì?

Trong hai năm 2012, 2013, Google đã mạnh tay chi tiền mua lại 5 đối thủ cạnh tranh sát sườn của hãng trong các cuộc thâu tóm. CEO Google, ông Larry Page luôn sử dụng trắc nghiệm “bàn chải đánh răng” để quyết định xem có nên mua một công ty hay không. Trước mỗi cuộc mua bán, ông luôn tự hỏi “Đây có phải là sản phẩm mà người tiêu dùng phải sử dụng nó ít nhất 1 hoặc 2 lần mỗi ngày? Và liệu sản phẩm đó có làm cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn?

10. Mua lại SkyBox Imaging năm 2014 với giá 500 triệu USD

 

Chiến lược: Với công nghệ vệ tinh của Skybox, Google sẽ có thể có hình ảnh chính xác và cập nhật hơn cho ứng dụng Google Maps

 

9. Mua lại Dropcam năm 2014 với giá 550 triệu USD

 

Chiến lược: Sau khi mua lại Nest Labs vào đầu năm 2014, Google mua lai Dropcam (công nghệ quản lý video và an ninh) để giúp Nest Labs tăng cường dòng sản phẩm tự động hóa phục vụ cho các gia đình.

8. Mua lại Postini năm 2007 với giá 625 triệu USD

 

Chiến lược: Sau khi sử dụng Postini (một dịch vụ an ninh email và web) để tăng cường an ninh cho dịch vụ Gmail, Google quyết định mua lại công nghệ này để tự mình phát triển. Năm 2014, dịch vụ này đã bị chấm dứt.

7. Mua lại ITA Software năm 2010 với giá 700 triệu USD

 

Chiến lược: ITA là một công ty lớn trong ngành công nghiệp phần mềm đặt chỗ khi đi du lịch. Đối thủ của Google, công ty Bing Travel phải phụ thuộc rất nhiều vào công ty này. Google mua lại ITA nghĩa là sở hữu luôn “cơ sở hạ tầng” của chính đối thủ cạnh tranh. Sau đó, dịch vụ “Google Flights” (một dịch vụ tìm kiếm chuyến bay) đã được ra mắt.

6. Mua lại AdMob năm 2009 với giá 750 triệu USD

 

Chiến lược: Trước vụ mua bán này, việc sử dụng internet trên điện thoại đang trở nên ngày càng phổ biến. Google đã phản ứng rất nhanh nhạy với việc mua lại nền quảng cáo trên điện thoại, vì hiểu rất rõ rằng quảng cáo trên di động sẽ trở nên vô cùng phổ biến cho các khách hàng và đối tác.

5. Mua lại Waze năm 2012 với giá 966 triệu USD

 

Chiến lược: Waze là một ứng dụng định vị dựa trên GPS. Người sử dụng ứng dụng này dùng ứng dụng rất thường xuyên bằng cách cập nhật các lộ trình trên ứng dụng, một văn hóa mà Google muốn áp dụng trên các dịch vụ khác của mình.

4. Mua lại YouTube năm 2006 với giá 1,65 tỷ USD

 

Chiến lược: YouTube ra đời năm 2005 và nhanh chóng trở thành một địa điểm để chia sẻ video. Google thâu tóm công ty này chỉ một năm sau khi nó ra đời và từ đó trở đi, YouTube đã trở thành công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ ngay sau Google.

3. Mua lại Double click năm 2007 với giá 3,1 tỷ USD

 

Chiến lược: Google muốn trở thành một tên tuổi mạnh trong ngành quảng cáo trực tuyến của thế giới và vì vậy họ đã mua lại DoubleClick. Công ty này không chỉ mua lại phần mềm mà còn mua các mối quan hệ của DoubleClick với các nhà xuất bản, nhà quảng cáo, các công ty và đánh bại sự yêu thích vốn được dành cho Microsoft và những người mua tiềm năng khác trong vụ thâu tóm này.

2. Mua lại NestLabs năm 2014 với giá 3,2 tỷ USD

 

Chiến lược: Để mở rộng sự hiện diện của mình trong mọi căn nhà của khách hàng, Google mua lại Nest Labs – một công ty chuyên sản xuất các thiết bị đo nhiệt độ và báo khói thông minh. Nest Labs được Tony Fadwell, người được biết đến như “cha đẻ của iPod”, sáng lập nên.

1. Mua lại Motorola năm 2011 với giá 12,5 tỷ USD

 

Chiến lược: Động lực thúc đẩy Google mua lại Motorola chính là những bằng sáng chế của hãng này. Tuy nhiên, hai năm sau cuộc mua bán, Google đã bán lại công ty này với giá chỉ... 2,91 tỷ USD cho Lenovo sau khi công ty này không mang lại lợi nhuận nữa. Mặc dù vậy, Google vẫn giữ lại phần lớn các bằng sáng chế của Motorola.

Tổng cộng số tiền Google đã chi cho các cuộc mua bán sáp nhập này lên tới 24.546.000.000 USD.

Dự đoán kế hoạch thâu tóm của Google trong tương lại:

Spotify (mức giá dự đoán: 10 tỷ USD) : là một dịch vụ nghe nhạc dựa trên đăng ký lớn nhất trên thị trường và Google muốn nhảy vào

 

- Ưu điểm:

+ Có mối quan hệ tốt trong ngành công nghiệp âm nhạc

+ Hiểu rõ về các dịch vụ giải trí dựa trên đăng ký

+ Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới

- Nhược điểm

+ Mức giá cao

+ Hãng này đã sở hữu Songza, một dịch vụ âm nhạc khác

+ Giữa hai hãng Google và Facebook sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt

Netflix (mức giá dự kiến: 30 tỷ USD): Với giá trị 23 tỷ USD, Netflix là một công ty lớn trong ngành công nghiệp truyền hình internet dựa trên đăng ký.

 

- Ưu điểm:

+ Hơn 50 triệu người đăng ký

+ Sản xuất các nội dung chất lượng cao

+ Xuất hiện trên hầu hết các thiết bị hiện đại

- Nhược điểm:

+ Giá cao

+ Google đã sở hữu sẵn các dịch vụ streaming video

Nguồn: http://www.baomoi.com/10-vu-mua-thau-tom-lon-nhat-trong-lich-su-Google/76/15796978.epi