Lý do Mark Zuckerberg muốn mọi người đọc về cách người nghèo tiêu tiền

on .

Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 2009, nội dung cuốn sách mô tả chi tiết việc chi tiêu trong cuộc sống thường ngày của những người nghèo tại Bangladesh, Ấn Độ và Nam Phi. Các tác giả là Daryl Collins, Johnathan Murdoch, Stuart Rutherford và Orlanda Ruthven đã vô cùng ngạc nhiên với những gì mà họ phát hiện được.

Lý do Mark Zuckerberg muốn mọi người đọc về cách người nghèo tiêu tiền

Một trong những mục tiêu mà Mark Zuckerberg từng đề ra dịp đầu năm mới 2015 chính là đọc một cuốn sách mà anh cho là vô cùng quan trọng. Cuốn sách có cái tên mà ai mới nghe cũng thấy thú vị “Danh mục đầu tư cho người nghèo”.

Kỷ nguyên "chấm com" đã đến lúc "chấm hết"?

on .

Ngày càng nhiều doanh nghiệp và các thương hiệu lớn quyết định từ bỏ các tên miền thông thường như ".com" và chuyển sang ".chanel", ".coupon"...

Ai cũng biết Internet kì thú nhưng cũng đầy cạm bẫy luôn rình rập. Những kẻ lừa đảo có những chiêu trò khiến người dùng dễ dàng mắc bẫy. Chúng dễ dàng mua một tên miền đuôi ".com" với giá chỉ bằng vài bát phở, thường sẽ là những địa chỉ web na ná với những trang web bạn thường hay sử dụng nhằm lửa đảo, khiến bạn đăng nhập bằng các tài khoản và chiếm đoạt nó.

Đôi khi nó không chỉ dừng lại ở những tài khoản game hay các trang mạng xã hội, nhiều kẻ còn sử dụng các tên miền giống với những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng và sử dụng nó để đánh cắp tiền từ trong thẻ tin dụng của người dùng.

Cậu bé 13 tuổi này có thể trở thành Mark Zuckerberg mới

on .

Đó chính là Soroush Ghodsi, cậu bé 13 tuổi người Canada. Trong khi chúng bạn đồng trang lứa thường chỉ thích đi chơi sau giờ học, Soroush lại tập cho mình thói quen khá khác lạ ở lứa tuổi của em: Tìm hiểu công nghệ.

Trên trang blog Medium của mình (một nền tảng blog đơn giản, chú trọng vào nội dung và phù hợp với người ưa viết lách), cậu bé Soroush mới chỉ có 2 bài viết. Tuy nhiên, bài viết thứ 2 của em hồi tháng 5 đã thu hút được tới hơn 1000 lượt ưa thích trên trang Medium, với tựa đề “Truyền thông mạng xã hội dưới con mắt cậu bé 13 tuổi”. Trong một bài phỏng vấn với đài CBC News, Ghodsi chia sẻ cậu cảm thấy vô cùng kinh ngạc và phấn khởi bởi thành quả đạt được.

Ghodsi bắt đầu viết bài này sau khi đọc bài viết về chủ đề tương tự của một "đàn anh" 19 tuổi cũng trên Medium. Cậu chia sẻ: “Mặc dù bài viết đó nói về quan điểm của thanh thiếu niên nhưng với riêng bản thân em, cái nhìn của một người 19 tuổi quả thực cũng không khác cái nhìn của người lớn là mấy. Vì thế, em sẽ viết về truyền thông mạng xã hội dưới góc nhìn của chính em và bạn bè của em”.

“Steve Jobs Nhật Bản” mở đường cho robot bỏ túi

on .

Sẽ mất bao lâu nữa để robot có thể trở nên quen thuộc với con người như smartphone, TV, máy tính? Giáo sư Tomotaka Takahashi – người được mệnh danh là “Steve Jobs” trong chế tạo robot của Nhật Bản đã có câu trả lời.

Với mục tiêu trở thành “Steve Jobs Nhật Bản" trong nghiên cứu chế tạo robot, Tomotaka Takahashi, chuyên gia robot và phó giáo sư tại Đại học Tokyo hứa hẹn sẽ giải phóng sự sáng tạo khỏi những ràng buộc về thông số kỹ thuật và thiết kế. Nói cách khác, robot trong tương lai sẽ nhỏ hơn, thân thiện và biết cách giao tiếp tối ưu hơn. Hơn nữa, đây sẽ là một chú robot dưới hình hài... một chiếc smartphone kết nối internet có đầy đủ khuôn mặt và chân tay. Để thực hiện điều này, Takahashi đã rất sẵn sàng cho ra mắt một robot thông minh kích cỡ bỏ túi với tất cả các tính năng và vượt xa trợ lý ảo Siri.