Nguy hại "chết người" từ việc nấu mì tôm sai cách

on .

(Sức khỏe) - Mì tôm là món ăn được sử dụng rất nhiều, nhưng nếu bạn không biết cách chế biến nó sẽ gây hại cho sức khỏe vô cùng.

Mỳ tôm là món ăn được ưa chuộng của những người bận rộn. Chính vì thế, tác phong nấu mỳ cũng rất nhanh chóng. Chúng ta thường cho mỳ vào bát, đổ nước sôi, cho đầy đủ gia vị, ngâm trong 3 phút rồi đem ra ăn. Hoặc sử dụng ngay mỳ trong cốc, bát nhựa đựng sẵn rồi đổ nước sôi vào, đậy nắp chờ vài phút là ăn.

Đây là cách làm không đúng bởi nó gây hại cho sức khỏe của bạn. Bởi khi ăn mỳ chưa được đun sôi, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt, không bị mất đi và trở thành tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn không biết cách chế biến mì tôm nó sẽ gây hại cho sức khỏe vô cùng.
Nấu mì sai cách

Thường thì mì tôm là món ăn được ưa chuộng của những người bận rộn. Chính vì thế, “tác phong” nấu mì cũng rất nhanh chóng. Chúng ta thường cho mì vào nước sôi, cho đầy đủ gia vị vào nòi rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn.

Hoặc khi bận hơn, chúng ta chỉ cho mì vào bát hoặc để mì trong cốc mỹ sẵn, rồi cho đầy đủ gia vị, đổ nước sôi, đậy nắp chờ trong khoảng 3 -5 phút là ăn.

Đây là cách làm không đúng bởi nó gây hại cho sức khỏe của bạn. Bạn có biết sợi mì ăn liền cần mất 4 -5 này mới tiêu hóa hết được vì nó được phủ bởi một lớp sáp. Hơn nữa, bột ngọt trong gia vị mì sẽ bị biến dạng thành chất độc khi bị đun sôi.

Cách chế biến mì theo khoa học

- Bước 1: Đun sôi nước cùng mì tôm. Bước này là bước bạn trần qua mì tôm, để lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mì. Bạn hãy, đợi khi các sợi mì rời nhau và chín đều thì bạn hãy đổ bỏ nước sôi và trút mì ra bát.

- Bước 2: Tiếp tục đun sôi một nồi nước mới rồi đổ phần mì vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Nhanh tay tắt bếp để mì không bị nát. Sau đó, bạn cho gói gia vị mì vào. Còn nếu muốn ăn mì khô, bạn có thể bỏ nước mì đi và trộn mì với các gói gia vị như bình thường.

- Bước 3: Nếu muốn ăn thêm trứng gà hoặc thịt, cá, tôm, rau xanh… thì bạn hãy chế biến chúng riêng rồi thêm vào mì.
Trên đây là cách chế biến mì ăn liền đúng cách không hại cho sức khỏe vừa ngon, vừa không gây hại cho cơ thể. Bây giờ các bạn có thể yên tâm khi ăn mì thường xuyên rồi.

Cách dùng mì ăn liền để không gây hại sức khỏe
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Mỳ ăn liền là món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhưng nó có thể gây nên rất nhiều căn bệnh, vậy làm thế nào để hạn chế được những nguy hại đó?
 
Link: http://www.baomoi.com/Nguy-hai-chet-nguoi-tu-viec-nau-mi-tom-sai-cach/84/17197084.epi

Xuất hiện sâu máy tính có thể tấn công hệ thống bảo mật an toàn nhất của Macbook

on .

Apple vẫn tự hào rằng hệ thống bảo mật của hệ điều hành trên Macbook là an toàn tuyệt đối và không thể nào bị tấn công dễ dàng như hệ điều hành Windows.

 

Tuy nhiên một nhóm nghiên cứu mới đây đã chứng mình điều đó hoàn toàn sai.

Hai nhà nghiên cứu phần mềm đã tạo ra một con sâu máy tính có thể tấn công và lây nhiễm mà không thể bị phát hiện trên các máy Macbook, ngay cả khi không cần kết nối trực tiếp mà chỉ cần thông qua mạng không dây.

Họ gọi nó là Thunderstrike 2, một ứng dụng mã độc vô cùng khó để có thể phát hiện sự tồn tại của nó. Vì nó không bao giờ đụng đến các file hệ thống hay các thành phần khác của hệ điều hành. Điều đó cũng có nghĩa nó không thể bị phát hiện bởi các phần mềm bảo mật quét mã độc.

Mã độc này có thể lây lan thông qua một đường link trong email, nếu bạn ấn vào đường link nó sẽ bắt đầu cài mã độc vào trong máy tính của bạn. Sau đó nó có thể tiếp tục lây lan một cách dễ dàng cho các thiết bị khác khi kết nối với chiếc máy tính đó, có thể là một chiếc USB. Và nếu USB này cắm vào các thiết bị khác, nó sẽ tiếp tục lây lan mà không hề bị phát hiện.

Vào đầu năm nay, kỹ sư an ninh mạng Trammell Hudson đã tạo ra Thunderstrike phiên bản đầu tiên. Nhưng khác với phiên bản thứ hai, Thunderstrike chỉ có thể lây lan thông qua một kết nối vật lý trực tiếp.

Các nhà nghiên cứu tạo ra Thunderstrike 2 cho biết họ đã phát hiện ra tổng cộng 5 lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành Mac OS của Apple. Các lỗ hổng bảo mật này cho phép con sâu của họ có thể xâm nhập và lây lan bên trong các thiết bị của Apple.

Mặc dù Apple đã tung ra một số bản vá bảo mật, nhưng hiện tại vẫn còn 3 lỗ hổng chưa được khắc phục.

Hudson và cộng sự của mình Xeno Kovah, hai người đã tạo ra Thunderstrike 2, là đồng sở hữu của công ty tư vấn bảo mật LegbaCore. Họ cho biết sẽ tiết lộ chi tiết hơn về nghiên cứu của mình tại sự kiện BlackHat diễn ra trong tuần này. Với việc tạo ra được mã độc có thể tấn công vào hệ thống Macbook của Apple, Hudson và Kovah đang là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong cộng đồng hacker thế giới.

Tham khảo: Wired

Mã độc có thể được giấu trong file ảnh, một nguy cơ lớn của Internet

Mã độc có thể được giấu trong file ảnh, một nguy cơ lớn của Internet

Link: http://www.baomoi.com/Xuat-hien-sau-may-tinh-co-the-tan-cong-he-thong-bao-mat-an-toan-nhat-cua-Macbook/76/17195390.epi

Greenvity giới thiệu giải pháp chiếu sáng và an ninh cho nhà thông minh tại Việt Nam

on .

Hôm nay, 03.08.2015, Greenvity Communication lần đầu tiên giới thiệu đến thị trường Việt Nam các sản phẩm công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Kết Nối Mọi Vật (Internet of Things – IoT) để áp dụng vào hệ thống chiếu sáng và an ninh cho nhà thông minh.

 

Greenvity Communication là công ty quốc tế có trụ sở tại Thung Lũng Silicon với đội ngũ nhân viên đa phần là người Việt Nam, cung cấp giải pháp Internet of Things tập trung vào lĩnh vực chiếu sáng, an ninh, quản lý năng lượng cho nhà và tòa nhà thông minh.

Được biết, các thiết bị trong nhà khi qua hệ thống do Greenvity cung cấp sẽ kết nối với nhau thông qua sóng vô tuyến (Wi-Fi, ZigBee, Bluetooth) và đường dây điện lực. Đây chính là công nghệ Hybrid Mesh do Greenvity độc quyền sáng chế.

Đa số các sản phẩm kết nối IoT trước đây đều kết nối thông qua sóng vô tuyến, điều này khá khó khăn đối với cơ sở hạ tầng của một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam) khi sử dụng tường bê tông dày nên sóng vô tuyến khó có thể liên kết được với nhau. Chính vì vậy, Greenvity đã đem đến giải pháp kết nối song song cả vô tuyến lẫn đường dây điện, đảm bảo cho các thiết bị trong nhà luôn được kết nối hoàn hảo nhất.

Điều khiển thiết bị thông qua ứng dụng của Greenvity, hỗ trợ cả iOS và Android.

Lợi ích của việc áp dụng Internet of Things vào đời sống hàng ngày là người dùng có thể điều khiển thiết bị điện tử trong nhà ở mọi lúc mọi nơi chỉ cần thông qua ứng dụng trên thiết bị di động. Qua đó, người dùng có thể bật / tắt hoặc thay đổi cường độ ánh sáng của đèn, máy lạnh, máy sưởi trong nhà một cách dễ dàng và tiết kiệm điện năng hơn.

Điều khiển thiết bị tại văn phòng ở Mỹ thông qua Internet.

Không những các thiết bị thông minh của Greenvity, bộ điều khiển và ứng dụng của hãng này cũng có thể kết nối được với một số sản phẩm thông minh khác như bóng đèn thông minh của Philips và GE.

Bên cạnh đó, Greenvity cũng kết hợp cùng OnSky sản xuất ra thiết bị an toàn và bảo mật trong nhà, bao gồm hệ thống an ninh, báo trộm, báo cháy, kiểm soát nhiệt độ trong nhà...Khi sử dụng đèn thông minh của Greenvity và OnSky, người dùng có thể tiết kiệm được khoảng 70% lượng điện năng, quan trọng hơn, các thiết bị đèn này có thể thay đổi được màu sắc và độ sáng khác nhau.

Ngoài ra, Greenvity còn cung cấp sản phẩm ổ cắm thông minh, có tác dụng biến các đồ điện tử thông thường thành đồ thông minh. Người dùng có thể thông qua ứng dụng trên điện thoại để điều khiển ổ cắm này từ việc ngắt điện, kiểm soát điện năng tiêu thụ hàng ngày / hàng tháng hoặc thậm chí có thể báo chống trộm thông qua hệ thống cảm biến chuyển động được tích hợp bên trong từng ổ cắm thông minh.

Về mặt an toàn, Greenvity cũng cung cấp các sản phẩm khóa cửa thông minh sử dụng thẻ từ hoặc camera nhận diện, phù hợp cho các hộ gia đình lẫn văn phòng, khách sạn…Các sản phẩm của Greenvity đều có 3 lớp bảo mật nhằm bảo vệ an toàn cho tài sản người dùng, trong đó các thông tin liên lạc giữa các thiết bị đều được mã hóa, sau đó cũng được chuyển lên điện toán đám mây và được mã hóa trên đây, sau cùng, các bo mạch điện tử bên trong các thiết bị cũng được tích hợp mã bảo mật riêng để chống kể xấu xâm nhập.

Dự kiến các sản phẩm của Greenvity và OnSky sẽ được bán vào thị trường Việt Nam trong khoảng 3 tháng tới với giá cả cạnh tranh.

Nền công nghiệp Internet of Things đang dần hình thành

Nền công nghiệp Internet of Things đang dần hình thành

Link: http://www.baomoi.com/Greenvity-gioi-thieu-giai-phap-chieu-sang-va-an-ninh-cho-nha-thong-minh-tai-Viet-Nam/136/17197420.epi

Nữ kỹ sư Việt "nắm giữ" 2 bằng sáng chế của Mỹ

on .

Ở tuổi 23, nữ kỹ sư Cát Thư từng được trường đại học hàng đầu thế giới về hạt nhân của Mỹ mời nghiên cứu vì cô được cấp tới 2 bằng sáng chế .

Chú thích ảnh

Viết lách giỏi

Nguyễn Hữu Cát Thư được biết đến như một trong số những kỹ sư trẻ tài hoa của Việt Nam. Mới 26 tuổi, nhưng cô đã nắm giữ 2 bằng sáng chế tại Mỹ. Song nếu được hỏi về các sáng chế, Thư lại nói về viết lách. Mỗi ngày, cô viết 200 từ sáng tác truyện giả tưởng. Thói quen có vẻ không liên quan ấy lại là cách nhanh nhất giúp Thư mở bung sức sáng tạo dẫn dắt tới mọi thành quả sau này.

Viết lách giỏi giúp Thư có những bài luận giàu cá tính, giúp cô giành lấy học bổng toàn phần của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 2008. Sau đó, cũng nhờ viết, Thư có thêm nhiều ý tưởng cho 3 phát minh độc đáo: cải tiến máy sấy năng lượng mặt trời ở Ấn Độ, van ngắt nước tự động và ghế ngồi sửa tư thế.

Sau khi tốt nghiệp (2012), Thư còn là một trong hai sinh viên xuất sắc nhất được giữ lại tham gia điều hành lò nghiên cứu hạt nhân tại MIT, lò hạt nhân lớn thứ hai của Mỹ. Gần đây nhất, cô đã chọn quay về Việt Nam để khởi nghiệp với Mindstep. Đây là mô hình giảng dạy phát triển sáng tạo ở 3 mảng: thiết kế website, nghiên cứu trải nghiệm người dùng và tư duy thiết kế.

Gặp Cát Thư ở ngoài đời, cô kỹ sư trẻ này trông khá sành điệu với áo choàng, túi xách và đôi giày cùng tông màu đỏ. Nhưng bên trong, Thư lại khá trầm và thẳng tính. Viết rất nhiều, nhưng cô lại không giỏi nói về bản thân. “Viết để tạo ra cái mới, chứ mình không biết gì để nói về mình cả”, cô nói.

Bài học từ những sáng chế

Đam mê viết của Thư đến vào năm lớp ba, từ những lần bị cuốn vào tác phẩm khoa học viễn tưởng của Asimov và Terry Pratchett. Khác với lối viết lấy nhân vật làm chủ điểm, Thư chọn viết theo ý tưởng. Nhân vật chỉ là điểm xuyến phụ cùng cô khám phá một ý tưởng khoa học ẩn bên dưới. Từ đó, Thư đã tích lũy rất nhiều hành trình sáng tạo nằm trên giấy. Nhưng càng viết nhiều, cô lại càng thực tế hơn lãng mạn văn chương. “Viết là đam mê, nhưng tôi chọn kỹ thuật cơ khí để đưa những sáng tạo của mình vào hiện thực”, Thư cho biết.

Bài luận mô tả vườn nho ở vùng quê Ninh Thuận là ví dụ nêu bật khả năng viết lách sáng tạo của Thư. Với đề bài yêu cầu tả quê hương để khắc họa tính cách bản thân, cô lại tập trung miêu tả ông ngoại mình với những khó khăn quanh vườn nho, giữa lúc Ninh Thuận đang đi vào công nghiệp hóa. Kết quả, Thư tạo ra khác biệt để giành lấy học bổng toàn phần Kỹ sư Cơ khí của MIT, học viện công nghệ danh giá hàng đầu của Mỹ. Trong quá trình học, Thư lại chọn thêm môn Phát triển Quốc tế để đi thực tế tại một quốc gia đang phát triển. “Do không có Việt Nam trong danh sách, nên mình đã chọn một nơi tương tự như nông thôn nước mình. Đó là một ngôi làng trên dãy Himalaya ở Ấn Độ,” cô nhớ lại.

Nhiệm vụ của Thư trong 2 tháng sống tại làng là tìm cách cải tiến đời sống người dân. Làng sống chủ yếu bằng nghề nhuộm vải lấy màu từ hoa trái trong rừng. Các khâu đều làm thủ công: hoa quả được ngâm lấy màu nhuộm, rồi sấy khô dự trữ lương thực. Ngay cả khâu có đi kèm kỹ thuật hiện đại nhất là một chiếc máy sấy năng lượng mặt trời, nhưng vẫn ngốn rất nhiều lao động. Mỗi máy có khoảng 4-5 khay đặt hoa quả, nhưng các khay bên dưới hong khô trái kém hơn khay trên cùng.

Nhận thấy dân làng tốn thời gian ngồi canh đổi khay lên trên, Thư ngồi mày mò thay đổi hệ thống tản nhiệt. Sau 4 tháng nghiên cứu tại MIT và 2 tháng thực nghiệm tại làng, hệ thống mới đưa luồng nhiệt qua các mặt khay đồng đều, giảm thời gian sấy xuống 5 lần. Giá máy cũng giảm gấp đôi từ 4.000 USD xuống 2.000 USD, vì vật liệu sắt thép đã được giản lược để máy nhỏ gọn hơn. Trước khi quay về Mỹ, Thư còn hướng dẫn người dân tự tạo thêm 5 dàn máy khác rải quanh vùng.

Cải tiến máy năng lượng mặt trời là thành công mỹ mãn, nhưng để lại trong Thư không nhiều bài học so với 2 bằng sáng chế còn lại là van ngắt nước tự động và ghế thông minh. Cả hai sáng chế sau tuy được công nhận về ý tưởng, nhưng tính thương mại đều chưa cao.

Năm 2011, van ngắt nước tự động được Thư dự định gắn vào vòi nước ở các nhà hàng lớn. Nhưng do nhà hàng luôn thừa nhân công ngồi rửa bát tiện thể canh nước, nên tính ứng dụng của máy trở nên thừa tại thời điểm đó.

Một năm sau đó, Thư cùng bạn lập ra Công ty Element Design để thương mại hóa Smart Chair, chiếc ghế tự động nhắc nhở người dùng điều chỉnh mỗi khi ngồi sai tư thế. Một lần nữa, người dùng lại cảm thấy phiền toái vì bị ghế nhắc nhiều lần. “Cả hai sản phẩm đều chỉ ra lỗi trong quá trình nghiên cứu thị trường. Tuy đã tìm hiểu rất kỹ, nhưng chúng tôi thiếu phân tích trải nghiệm của người dùng”, cô nói về việc đành phải ngừng kinh doanh Element Design thời gian gần đây.

Là dân kỹ thuật, nhưng Thư dần nghiệm ra khái niệm “tư duy thiết kế” như người chuyên làm tiếp thị. “Mọi sáng chế đều phải lấy người dùng làm trọng tâm nếu muốn đưa vào đời sống“, cô khẳng định.

Hai năm sau khi tốt nghiệp, Thư tạm dừng chế tạo để tập trung học hỏi nhiều hơn về lò nghiên cứu hạt nhân của MIT. Cô cũng ngầm tìm hiểu thị trường Việt Nam để tìm cơ hội.

Đổi mới tư duy công nghệ Việt

“Làm kỹ thuật nhưng thiếu tư duy hình dung trải nghiệm của người dùng” là nhận xét chung của các công ty công nghệ về đội ngũ nhân lực của họ, khi Thư tiếp cận tìm hiểu. Ví dụ như tạo một website bán hoa, nhân viên kỹ thuật thường cóp nhặt lại định dạng của các trang khác mà thiếu nghiên cứu trải nghiệm của chính người dùng.

“Nếu khách hàng là nam, nhân viên thiết kế cần điều tra kỹ thói quen và lý do mua hoa của họ. Phần đông nam giới không hiểu và chú ý đến loại hoa. Họ mua hoa chủ yếu vì mục đích. Như vậy, website nên được đa dạng về mục đích mua hoa như tặng người yêu, tăng cha mẹ, sinh nhật...”, Thư phân tích thêm.

Thiếu cân nhắc về trải nghiệm người dùng cũng là sai lầm Thư từng trải qua, nên cô quyết định tìm tòi phát triển một giáo trình riêng để cải tiến nhân lực công nghệ ở Việt Nam.

Cuối năm 2014, Thư quyết định thôi công việc hấp dẫn ở MIT để trở về Việt Nam. Từ đầu năm 2015 đến nay, cô toàn tâm xây dựng Mindstep thành một ngôi trường đào tạo nhân lực công nghệ mới, tích hợp kiến thức phát triển sản phẩm và tiếp thị.

Mindstep dự định sẽ bắt đầu hoạt động vào năm sau với ba khóa học chính: Nghiên cứu trải nghiệm người dùng, Phát triển website và Tư duy thiết Kế. Độc đáo nhất, học viên có thể tự đem sản phẩm sáng chế đến lớp để cùng giáo viên cải tiến thêm tính thương mại của sản phẩm. Sau khi kết thúc khóa học tại đây, học viên Mindstep được kỳ vọng sẽ có thể đáp ứng vị trí kỹ thuật chủ đạo trong các công ty khởi nghiệp công nghệ hiện nay.

Dù bận rộn với Mindstep nhưng mỗi ngày, Nguyễn Hữu Cát Thư vẫn viết 200 từ để kích thích sáng tạo. Bí quyết của cô còn đến từ một bí kíp thú vị. “Trong máy tính, tôi tự tạo một website lưu trữ hình ảnh và châm ngôn về vũ trụ. Khi gặp khó khăn, tôi lại mở trang đó lên để nhìn hình vũ trụ hoặc câu nói nào đấy. Như câu trái đất to lớn này chỉ là chấm nhỏ giữa thiên hà. Lúc ấy, vấn đề của tôi sẽ chẳng còn là gì cả.” Sau đó, Thư lại tiếp tục quay lại làm việc hăng say./.

Link: http://www.baomoi.com/Nu-ky-su-Viet-nam-giu-2-bang-sang-che-cua-My/76/17197104.epi

[Video] Thư viện thông minh ở Đại học Macquarie, yêu cầu sách qua internet, có máy lấy giùm

on .

 


Trường đại học Macquarie ở Sydney không chỉ nổi tiếng vì là 1 trong 10 trường hiện đại nhất ở Úc mà còn bởi ở đây được trang bị một thư viện thông minh , có hệ thống yêu cầu sách để máy tự động lấy nó cho người cần mượn sách. Khu lưu trữ sách ở thư viện được chia làm 2 khu, một khu có các đầu sách được phân bố như bao thư viện bình thường khác, một khu có sách được lưu trữ và bảo quản với máy móc.

 


Khu lưu trữ tự động gồm 17.000 hộc đựng sách bằng thiếc, được sắp xếp thành 4 dãy ngăn nắp, theo đại học Macquarie thì chỗ trống ở đây đủ sức để bổ sung sách cho 40 năm nữa. Mỗi khi cần mượn sách, sinh viên chỉ cần truy cập trang web của thư viện, nhập tên sách và nhấn Yêu cầu, tựa sách sẽ được hệ thống ra lệnh cho máy tính lấy nó ra từ khu lưu trữ, chuyển cho thủ thư để giao tận tay người mượn.

Link: http://www.baomoi.com/Video-Thu-vien-thong-minh-o-Dai-hoc-Macquarie-yeu-cau-sach-qua-internet-co-may-lay-gium/76/17196984.epi