Phóng viên Tuổi Trẻ theo dấu nông sản Trung Quốc vào Việt Nam

on .

Phóng viên Tuổi Trẻ đã theo dấu nông sản Trung Quốc (TQ) hàng ngàn cây số từ “thủ phủ” Pò Chài, Quảng Tây bên kia biên giới về các tỉnh phía Nam. Tại thị trường VN, nhiều loại nông sản TQ được “hô biến” thành hàng Việt, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… 

Phóng viên Tuổi Trẻ theo dấu nông sản Trung Quốc vào Việt Nam
Chuyển nấm kim châm từ xe thương lái Trung Quốc sang xe Việt Nam tại cửa khẩu Pò Chài, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc - Ảnh: VÂN TRƯỜNG

TP.HCM trao giải thưởng CNTT-TT lần thứ 8

on .

Giải thưởng năm nay nhắm vào các sản phẩm, giải pháp và ứng dụng CNTT cho thành phố thông minh, ngoài ra các sinh viên tiêu biểu cũng được vinh danh trong buổi lễ lần này.

Sáng 25/11, tại Công viên phần mềm Quang Trung, Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) lần thứ 8 năm 2016. Đây là giải thưởng chính thức do UBND Thành phố ban hành và được tổ chức thường niên từ năm 2008. Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT và có triển khai ứng dụng CNTT-TT.

Những điều quan trọng của cuộc sống.

on .

Điều quan trọng không phải là bạn làm nghề gì để sống, mà công việc đó có phải là niềm đam mê của bạn hay không?.

Điều quan trọng không phải là bạn có những ước mơ cao đẹp như thế nào, mà chính là bạn có dám thực hiện những ước mơ đó để thỏa khao khát của mình hay không?

Điều quan trọng chẳng phải là tuổi tác, mà là sức sống trong con người bạn, là sự can đảm chấp nhận thử thách, dám dấn thân vào những chuyến phiêu lưu trong hành trình vô tận của cuộc sống.

Sinh viên không biết đâu là tin giả trên Internet

on .

Hầu hết sinh viên không có khả năng đánh giá độ tin cậy các tin tức họ đọc được trên mạng Internet, theo kết quả nghiên cứu từ Đại học Stanford.

Khoảng 82% học sinh trung học không thể phân biệt được đâu là một thông tin quảng cáo được gán nhãn "nội dung có tài trợ" và một bản tin thực sự trên trang web - Ảnh: Getty Images/Wall Street Journal

Thế chiến thứ 3: Chiến tranh mạng 3.0

on .

Chiến tranh tương lai không chỉ giao tranh trên mặt đất, trên trời, trên biển mà còn thêm mặt trận thầm lặng nhưng vô cùng khốc liệt – trận chiến mạng!

Cho đến nay chiến tranh mạng vẫn chỉ nằm trong trí tưởng tượng và suy diễn, vì nó chưa hề xảy ra. Mọi phỏng đoán về diễn biến và hậu quả đều dựa trên bối cảnh toàn bộ nền kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng  của các quốc gia ngày càng gắn chặt với cuộc cách mạng số. Dù vậy đầu tư cho an ninh mạng đã trở nên cấp thiết trong bối cảnh hoạt động tấn công mạng ngày càng gia tăng và nguy hiểm.

Trong cuốn “Ghost Fleet” (Đạo quân ma), Tiến sỹ Peter Singer, chiến lược gia thuộc nhóm think tank New America của Mỹ và đồng tác giả August Cole “vẽ” lên khả năng ba cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc bước vào một cuộc chiến, trong đó chiến tranh điện tử và tấn công mạng đóng một vai trò quan trọng. Cuốn sách đang được khuyến cáo là sách gối đầu giường cho các nhà lãnh đạo quân sự cao cấp. Dù viết về câu chuyện giả tưởng, nhưng những công nghệ được đề cập tới đều được các tác giả ghi nhận từ thế giới thực. Có những công nghệ đã ứng dụng trong cuộc sống, cũng có những công nghệ đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển.