Vietnam Airlines bị xâm nhập từ giữa năm 2014

on .

Đây là cuộc tấn công APT, mã độc sử dụng hoàn toàn mới, được thiết kế riêng cho cuộc tấn công ngày 29/07 và đã vượt qua được các công cụ giám sát an ninh thông thường.

Theo Hiệp hội An toàn thông tin VNISA, cuộc tấn công mạng diễn ra vào chiều 29/7/2016 nhằm vào công tác phục vụ bay tại cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất là cuộc tấn công có chủ đích (APT) với các bước chuẩn bị công cụ tấn công kỹ lưỡng.

Nhiều ngành vào cuộc vụ tin tặc tấn công sân bay

on .

Ngành Công an, Thông tin&Truyền thông và Giao thông cùng vào cuộc vụ tin tặc tấn công sân bay

Nhieu nganh vao cuoc vu tin tac tan cong san bay - Anh 1

Ngay từ chiều 29/7, ngay sau khi phát hiện tin tặc tấn công hệ thống sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Ngành Công an đã huy động nhiều lực lượng trinh sát vào cuộc.

Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) cũng đã phối hợp làm việc với Cục Hàng không Việt Nam và Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia.

Trên Dân Trí cho biết Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, Cục trưởng Cục CSPC Tội phạm Công nghệ cao (C50, Bộ Công an), Phòng CSĐTTP về TTXH (PC45), Công an TP Hà Nội cùng vào cuộc.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa cho hay, vụ việc hệ thống âm thanh, màn hình tại sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất đồng loạt bị tấn công là khá nghiêm trọng và tương đối phức tạp.

Đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng Phòng CSĐT TP Công nghệ cao (PC50, Công an TP Hà Nội) cho biết, đã tiếp nhận tin báo về sự việc trên từ nhà ga Nội Bài và đã cử cán bộ xuống hiện trường xác minh làm rõ nguyên nhân.

Công an TP Hồ Chí Minh, Công an Hà Nội cũng đã cử lực lượng phối hợp điều tra vụ án.

Trả lời TTXVN, Thứ trưởng Nguyễn Nhật - Bộ Giao thông vận Tải chia sẻ: Sau khi nắm được thông tin về vụ việc này, lãnh đạo Bộ đã làm việc với Cục An ninh mạng (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan để phối hợp xử lý.

Cục Hàng không Việt Nam và Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia đã chỉ đạo Cảng vụ hàng không miền Bắc và Cảng vụ hàng không miền Nam cùng các đơn vị có liên quan phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68)-Bộ Công an để phối hợp xử lý.

Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia đã chỉ đạo các cảng hàng không, cảng vụ hàng không tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát an ninh hàng không, đặc biệt là các khu vực có màn hình tivi; rà soát, kiểm tra các khu vực nhạy cảm, tăng cường các khu vực tập trung đông hành khách nhằm ngăn chặn vụ việc tương tự.

Phía Cục Hàng không nhấn mạnh, việc tin tặc tấn công làm gián đoạn thời gian check-in của hành khách, việc phải thực hiện thủ tục check-in thủ công thay cho hệ thống điện tử có thể đã gây ra chậm chuyến bay cho một số hành khách.

Ngày 30/7 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng đã ký Công văn gửi tới Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Tổ chức tài chính và Ngân hàng thương mại. Nội dung công văn nêu rõ, ngày 29/7/2016, hệ thống thông tin thuộc sự quản lý của VietnamAirlines và một số đơn vị liên quan khác đã bị tấn công, xảy ra sự cố.

Chiều qua, vào lúc 14h50, Trung tâm VNCERT của Bộ TT&TT đã phát đi cảnh báo số 1 về Yêu cầu kiểm tra và xử lý sự cố mã độc khẩn cấp . Tuy nhiên, để tránh xảy ra các vụ việc tương tự, cũng như tăng cường khả năng phòng ngừa, bảo vệ những hệ thống thông tin quan trọng, Bộ TT&TT đề nghị Thủ trưởng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ đạo đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, kiểm tra, nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.

Cục An toàn thông tin và Trung tâm VNCERT sẽ là hai đầu mối của Bộ TT&TT chủ động theo dõi, giám sát, tiếp tục cảnh báo kịp thời những nguy cơ về mất an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin trong nước; ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình phòng ngừa, ứng cứu, phối hợp xử lý sự cố.

Trước đó, như PLVN đã đưa tin: Hơn 17h chiều nay 29/7, sự cố đã được khắc phục ở trang chính của hãng, trong khi đó, trang Golden Lotus của hãng hàng không vẫn chưa truy cập được. Lúc 17h, đại diện Vietnam Airlines cho biết đang họp khẩn về vấn đề này. Đơn vị sẽ sớm có phát ngôn chính thức về sự cố này.

Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật, tin tặc chỉ xâm nhập được vào giao diện màn hình hiển thị các thông tin về chuyến bay của Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, không xâm nhập hệ thống tra cứu, đặt vé. Hệ thống điều hành bay, an ninh của các sân bay này vẫn hoạt động bình thường./.

Nhật Thanh

Theo Tin Mới 24

Sản xuất rau sạch bằng điện thoại ở Đà Lạt

on .

Anh Nguyễn Đức Huy ở Đà Lạt - Lâm Đồng có thể sử dụng điện thoại của mình để quản lý toàn bộ vườn rau.

San xuat rau sach bang dien thoai o Da Lat - Anh 1

Mọi dữ liệu kỹ thuật trên vườn đều được truyền về máy tính và điện thoại của anh Nguyễn Đức Huy. Ảnh: Thạch Thảo

Ở Đà Lạt, đồng nghiệp vẫn gọi Nguyễn Đức Huy là nông dân cao cấp. Bởi lẽ, trước khi dấn thân vào nghề làm nông, Huy là một trí thức “không phải dạng vừa”.

Học thạc sĩ mới học làm rau

Tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ sinh học Đại học Đà Lạt, Nguyễn Đức Huy dành một năm ở nhà tiếp tục ôn luyện tiếng Anh để thi Cao học tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM.

“Tôi nghĩ, làm nông thời hội nhập mà không đạt được trình độ nhất định về kiến thức thì rất khó có thể phát triển lớn được. Cái đích của tôi ít nhất là phải tốt nghiệp thạc sĩ rồi mới quay về Đà Lạt làm nông!.. ”, anh Huy chia sẻ.

Năm 2010, Nguyễn Đức Huy bảo vệ thành công đề tài Cao học chuyên đề Sinh lý thực vật. Không ở lại Sài Gòn làm việc theo lời mời của một số doanh nghiệp, anh tức tốc trở về quê nhà Đà Lạt bước vào nghề làm nông thực sự.

Với 5.000 m2 đất vườn của gia đình, anh cho dựng nhà kính được lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động đạt chuẩn, chuyên trồng các loại cà chua, ớt ngọt, dưa leo... Anh hồ hởi bước vào nghề, miệt mài với công việc, vận dụng vốn kiến thức học được vào sản xuất, nhưng vụ đầu tiên kết quả gần như mất trắng.

Lại quay về với việc tìm tòi, rút kinh nghiệm, rất may, trong quá trình gieo trồng các loại rau trong vườn, Huy đã kịp thời thu thập được các dữ liệu vô sinh và hữu sinh trên từng loại cây trồng. Đây mới là mục đích cao nhất của vụ rau màu đầu tiên chứ không phải lợi nhuận.

“Trong quá trình đi học, tôi đã được tiếp với nhiều mô hình sản suất nông nghiệp tiên tiến ở Israel. Tôi muốn đưa công nghệ tiên tiến nhất vào phục vụ sản xuất tại quê nhà, để cho ra những sản phẩm nông nghiệp sạch.

Điều kiện để đi đến thành công của sản xuất rau sạch là phải đưa ra một quy trình kỹ thuật chăm sóc chính xác cho từng loại rau. Dứt khoát phải được thực hiện tự động bằng máy móc chứ không phải sức người”, Huy nói.

Đó cũng là lý do Nguyễn Đức Huy bắt tay nghiên cứu, thiết lập nên “VietPorics Control System – Hệ thống kiểm soát VietPorics” với sự hỗ trợ đắc lực của em trai là Nguyễn Tùng Thiện Duy (28 tuổi).

Duy cho biết, hai anh em phải mất rất nhiều tháng mới thiết lập thành công hệ thống kiểm soát VietPorics để phục vụ sản xuất. Hệ thống được lắp đặt cùng một lập trình chứa các thông số nguồn vô sinh và hữu sinh trên cây trồng, được cài đặt sẵn trong chiếc điện thoại thông minh và máy tính xách tay. Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát là các cục thu thập dữ liệu được lắp đặt tại vị trí có những loại rau khác nhau trong vườn rau. Chúng sẽ tự động nhận dữ liệu truyền về bộ điều khiển. Bộ điều khiển này sẽ truyền tất cả các dữ liệu đã thu thập được trên vườn về thiết bị được kết nối với máy tính, điện thoại thông minh qua sóng wifi.

Trên máy tính và điện thoại của anh Nguyễn Đức Huy, các thông số kỹ thuật để chăm sóc cho từng loại cây trồng đã được lập trình sẵn. Khi các dữ liệu được thu thập trên vườn tải về sẽ tự động đối chiếu với thông số kỹ thuật trên máy tính và điện thoại, từ đó cho ra kết quả chăm sóc cho vườn rau đã chính xác hay chưa.

Trồng rau trực tuyến

Tiếp chuyện chúng tôi ở nhà, cách vườn sản xuất khoảng 1 km, Nguyễn Đức Huy lấy chiếc điện ra “khoe”: “Tất cả dữ liệu về vườn rau của gia đình mình đang nằm trong chiếc điện thoại này”.

Anh mở điện thoại cho chúng tôi xem các biểu đồ hiển thị nhiệt độ, lượng tưới nước - hòa tan phân, độ ẩm của đất, độ phân giải của giá thể… Mọi thông tin trên vườn đều được cập nhập đến từng giây.

Với chiếc smartphone và toàn bộ thông số kỹ thuật của vườn rau trên tay, nếu muốn điều chỉnh bất kỳ thông số nào, như tăng hoặc giảm lượng nước tưới, chất dinh dưỡng... chỉ cần một cái bấm nút lập tức các lệnh điều khiển được tự động vận hành hệ thống trong vườn.

“Từ khi xây dựng thành công hệ thống kiểm soát trên vườn, tôi thường làm việc trực tuyến hơn là phải trực tiếp ra vườn”, anh Huy chia sẻ.

San xuat rau sach bang dien thoai o Da Lat - Anh 2

Anh Nguyễn Đức Duy bên vườn ớt ngọt trồng thử nghiệm. Ảnh: Thạch Thảo

Do vận hành sản xuất bằng hệ thống tự động chăm sóc cây trồng với độ chính xác về kỹ thuật gần như tuyệt đối, vườn rau của gia đình anh Nguyễn Đức Huy phát triển rất tốt. Các mối nguy hại về hóa học, vật lý, sinh học... đều được hệ thống cài đặt trong vườn tự động kiểm soát chặt chẽ.

Các loại cây trồng nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật phù hợp với từng loại cây nên đã cho năng suất khá cao. Chẳng hạn, mỗi cây cà chua beef và ớt ngọt cho 6-8 kg quả; cà chua picot đạt 8 - 10kg/cây. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp của gia đình anh y được kiểm soát an toàn ngay đầu vào nên được các nhà hàng, siêu thị tại TP HCM hợp đồng nhận bao tiêu.

Ông Hoàng Minh Lâm, Chủ tịch Hội nông dân phường 9, TP Đà Lạt cho biết, mặc dù mới Huy bước vào nghề nông trong vài năm qua, nhưng với sáng kiến đưa hệ thống kiểm soát tự động vào sản xuất, anh Huy không chỉ giúp giảm chi phí sức lao động mà còn tăng năng suất, chất lượng rau quả do mình sản xuất. "Sản phẩm nông nghiệp anh làm ra đến tay người tiêu dùng đảm bảo là sản phẩm sạch", ông Lâm khẳng định.

Theo Zing News

8 quy tắc cần biết để sử dụng điện thoại chuyên nghiệp

on .

Nhà tư vấn việc làm Barbara Pachter đã vạch ra những quy tắc ứng xử khi giao tiếp bằng điện thoại ở thời hiện đại trong quyển sách "The Essentials of Business Etiquette." 

Ngày nay, chúng ta có thể sử dụng điện thoại di động để giao tiếp với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào, và bất kỳ nơi đâu. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa chúng ta muốn sử dụng điện thoại ở đâu và thế nào cũng được. Có nhiều lúc và nhiều nơi, chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố để vừa có cuộc giao tiếp trôi chảy vừa không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Chẳng hạn khi ở nơi làm việc, hẳn bạn sẽ không muốn sử dụng điện thoại như cách bạn làm khi đi ra ngoài với bạn bè.

Nhà tư vấn việc làm Barbara Pachter đã vạch ra những quy tắc ứng xử khi giao tiếp bằng điện thoại ở thời hiện đại trong quyển sách "The Essentials of Business Etiquette." Dưới đây là những điểm quan trọng nhất bạn cần phải biết được trích dẫn bởi Business Insider và được chuyển ngữ bởiVnReview.

1. Xưng tên khi trả lời điện thoại

Hãy sử dụng một câu chào hỏi và sau đó xưng tên của bạn. Việc này sẽ cho người gọi biết họ đã gọi đúng người và bắt đầu câu chuyện ngay, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.

2. Nói ở mức âm lượng vừa phải

Một vài người không nhận ra họ đang nói lớn như thế nào, đặc biệt khi họ chỉ chú tâm vào cuộc hội thoại với người gọi. Nói ở mức vừa phải sẽ không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đảm bảo không ai có thể nghe được những "bí mật" bạn và người kia đang trao đổi.

3. Đừng trả lời điện thoại khi bạn đang họp với ai đó

Khi đang họp với ai đó, nếu có cuộc gọi đến, bạn đừng nên bắt máy. Đây là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với những người đang họp với bạn. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi quan trọng, hãy báo cho mọi người biết trước.

4. Không đặt điện thoại trên bàn khi họp với người khác

Đối với nhiều người, đây là cách bạn thể hiện sự thiếu tôn trọng với họ, và rằng họ không xứng đáng để bạn bõ thời gian. Ngay cả khi điện thoại của bạn không nhận cuộc gọi đến, nó cũng vẫn gây mất tập trung.

5. Tôn trọng những khu vực yên tĩnh

Nếu đang tham dự một cuộc họp hoặc một hội nghị, bạn đừng để chuông điện thoại reo. Điều này sẽ cắt ngang mọi thứ, đồng thời thể hiện sự khiếm nhã và thiếu chuyên nghiệp. Thay vào đó, hãy chuyển điện thoại sang chế độ im lặng hoặc tắt nó trước khi bước vào cuộc họp, hội nghị.

6. Để chuông điện thoại ở mức âm lượng vừa phải

Liệu bạn có cảm thấy khó chịu khi bạn đang tập trung, tiếng chuông điện thoại của ai đó reo lên và cắt ngang luồng suy nghĩ của bạn. Chắc chắn là có. Do vậy, đừng để điều tương tự xảy ra với các đồng nghiệp bằng cách đặt mức âm lượng vừa phải cho chuông điện thoại hoặc tốt hơn chuyển nó sang chế độ rung.

7. Cho người gọi biết bạn đang bật loa khi nói chuyện với họ

Nếu cần thiết phải bật loa điện thoại, bạn nên cho người gọi biết về điều này kèm theo đó là thông tin những người đang ngồi cùng với bạn. Những điều này giúp người gọi đưa ra cách ứng xử hợp lý trong câu chuyện giữa bạn và họ.

8. Đừng gửi tin nhắn thoại quá dài

Hãy để lại một tin nhắn thoại ngắn gọn và xúc tích. Trình bày rõ ràng lý do vì sao bạn gọi. Trường hợp bạn muốn để lại số điện thoại, hãy đọc nó một cách chậm rãi nhất có thể.

Hiền Lê

Theo Tin Mới 24

Nhóm tin tặc 1937cN tấn công Vietnam Airlines là ai?

on .

Đến hơn 17 giờ chiều nay 29.7, website của Vietnam Airlines mới có thể truy cập lại bình thường, sau khi trang web bị thay đổi giao diện do nhóm tin tặc 1937cN tấn công.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, cho biết căn cứ theo hình ảnh thay đổi giao diện trên trang chủ Vietnam Airlines thì thủ phạm tấn công là nhóm 1937cN. Đây nhóm tin tặc có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ông Tuấn Anh cũng cho biết thêm, vụ tấn công vào Vietnam Airlines khá phức tạp và đang được các chuyên gia an ninh mạng phân tích. Tuy nhiên, nếu đây là cuộc tấn công của nhóm 1937cN, thì đây không phải là lần đầu tiên nhóm này tấn công vào các hệ thống website Việt Nam.
Xét về thực lực, 1937cN là nhóm tin tặc khá nổi tiếng và thuộc hàng mạnh nhất Trung Quốc. Thống kê từ website hack-cn.com, nhóm hacker 1937cN xếp số 1 với tổng số 36.820 cuộc tấn công đã thực hiện.
Vào đầu tháng 5.2014, thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, nhóm tin tặc 1937cn đã tấn công hàng trăm website tại nước ta. Tới dịp Quốc khánh 2.9.2014, khoảng 450 website tại Việt Nam cũng bị tấn công bởi nhóm tin tặc 1937cN.
Nhóm tin tặc 1937cN tấn công Vietnam Airlines là ai? - ảnh 1
Cách thức tấn công của nhóm tin tặc 1937cN thường là thay đổi giao diện trang chủẢNH CHỤP MÀN HÌNH
 
Theo thống kê của Bkav, ở thời điểm giữa năm 2015 cho thấy có khoảng 1.000 website của Việt Nam, trong đó có 15 trang của cơ quan chính phủ (gov.vn) và 50 trang giáo dục (edu.vn) bị tấn công mạng bởi nhóm tin tặc 1937cN.
Cũng theo ông Tuấn Anh, giống như cuộc sống bên ngoài, trong thế giới tin tặc có nhiều nhóm khác nhau, hoạt động với mục đích khác nhau. Có thể chỉ đơn thuần là sở thích, có nhóm muốn ghi danh ghi điểm, còn có những nhóm hoạt động mục đích kinh tế, tài chính, thậm chí mục đích chính trị…
Theo khuyến cáo của Bkav, khi tiến hành vá lỗi phải kiểm tra toàn bộ hệ thống xem có bị cài cửa hậu (backdoor) hay không, vì thông thường khi khai thác thành công một máy chủ, tin tặc thường hay đưa một số "cửa hậu" vào trong hệ thống để thuận lợi hơn cho việc kiểm soát các máy chủ sau này.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng ATHENA cho biết: "Thông thường các nhóm này đã xâm nhập vào hệ thống từ lâu và cắm tại đó trong một thời gian dài, chỉ chờ có những sự kiện hoặc thời điểm thích hợp sẽ thực hiện kích hoạt tấn công. Ví dụ sau khi có phán quyết của tòa án quốc tế bác bỏ đường lưỡi bò thì nhóm 1937cN kích hoạt tấn công. Và theo tôi thì sẽ còn diễn ra nhiều cuộc tấn công khác nữa chứ không phải đây là vụ cuối cùng. Nhóm 1937cN có thể đã cắm trong nhiều hệ thống của ta trong thời gian qua".

"Một điều cũng đáng nói là trước đây vài năm, các chuyên gia an ninh mạng của Việt Nam cũng từng phát hiện lỗ hổng bảo mật ở các cơ quan, doanh nghiệp thuộc chính phủ và cảnh báo lỗ hổng đến các cơ quan này. Tuy nhiên, thay vì nhận được lời cảm ơn thì họ lại bị xem như là hacker "đen", còn có khả năng bị các cơ quan này truy tố ra pháp luật. Do đó, trong thời gian trở lại đây, các chuyên gia an ninh mạng khi phát hiện lỗ hổng thường không báo để khỏi bị những rắc rối có thể mang lại. Và các lỗ hổng này vẫn âm thầm tồn tại, điều này cũng là cơ sở cho các hacker nước ngoài xâm nhập", ông Thắng cho biết thêm.
Theo ông Thắng chính sách của Việt Nam chưa khuyến khích các chuyên gia an ninh mạng phát huy được tài năng để bảo vệ đất nước, điều này cũng làm mất đi khả năng phòng vệ nhân dân trên không gian mạng hiện nay.
 
Theo Thanh niên online.