10 thói quen có thể giúp bạn học mọi thứ nhanh gấp đôi

on .

Một trong những chiến lược khiến mình trở nên cạnh tranh hơn trong thị trường lao động ngày một đòi hỏi cao hơn hiện nay là phát triển những thói quen có thể giúp bạn học các kỹ năng mới nhanh chóng hơn.

Với những tiến bộ, đột phá về khoa học, công nghệ đang diễn ra nhanh như vũ bão, những gì được coi là hot cách đây 1 năm đã có thể trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại.

Để liên tục theo kịp được những thay đổi chóng vánh của thế giới, bạn cũng cần phải tăng tốc độ học hỏi của mình. Dưới đây là 10 thói quen được gợi ý để bạn đạt được điều này.

1. Luyện kỹ năng đọc nhanh

10 thoi quen co the giup ban hoc moi thu nhanh gap doi - Anh 1

Hầu hết các doanh nhân thành đạt đều có một điểm chung là đọc rất nhiều sách và biến nó thành thói quen cố định hàng ngày. Ví dụ rõ ràng nhất là Warren Buffett với việc dành phần lớn thời gian trong ngày của ông vào đọc sách và tài liệu.

Tốc độ đọc trung bình của con người là khoảng 200-400 từ mỗi phút. Thế nhưng các chuyên gia đọc nhanh có thể lướt tới 1000-7000 từ/phút. Không khó để tưởng tượng ra được những lợi ích lớn lao của khả năng đọc nhanh.

Đọc nhanh không nghĩa là đọc thoáng qua để rồi quên hết mọi thứ. Nó bao gồm rất nhiều kỹ năng như phân cụm, phân đoạn (đọc theo cụm nhiều từ chứ không đọc từng chữ một), giảm thiểu việc đọc thành tiếng trong đầu (sẽ làm cản trở tốc độ đọc của bạn), khả năng đọc lướt lấy thông tin cũng như khả năng sử dụng một công cụ (như bút) để dẫn ánh mắt qua các đoạn bạn đọc.

Đề có thể đọc nhanh và hiệu quả, bạn cũng phải rèn luyện nhiều nhưng kết quả sau đó cũng cực kỳ đáng giá. Bạn có thể sử dụng một số ứng dụng hỗ trợ rèn luyện đọc nhanh như Spreeder (miễn phí) cho phép bạn tha hồ tùy chọn tốc độ đọc muốn luyện tập.

2. Kiểm soát môi trường học

10 thoi quen co the giup ban hoc moi thu nhanh gap doi - Anh 2

Bạn có bao giờ để ý rằng luôn có một số khoảng thời gian trong ngày bạn học rất vào nhưng cũng có những khoảng thời gian bạn ngồi mãi cũng chẳng ngấm được gì? Cơ thể mỗi người đều có nhịp sinh học riêng, do đó những khoảng thời gian đạt đến đỉnh điểm năng suất cũng khác nhau. Hãy chú ý khung giờ bạn có thể làm việc hiệu quả nhất (có thể là sáng sớm hay nửa đêm) để sắp xếp thời gian học phù hợp.

Trạng thái cảm xúc cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc học. Lo lắng hay stress sẽ làm giảm khả năng sáng tạo và linh hoạt của bạn. Chính vì vậy, hãy đặt bản thân vào một môi trường dễ chịu, trong lành và thoài mái trước khi bắt tay vào học.

Một số nghiên cứu cũng từng chứng minh rằng nhiệt độ phòng học cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng học của chúng ta. Nhiệt độ phòng lý tưởng được khuyên để học là ở mức 22-27 độ C.

3. Ghi chép

10 thoi quen co the giup ban hoc moi thu nhanh gap doi - Anh 3

Hoạt động ghi chép giúp não bộ phân tích và tổng hợp lại những thứ chúng ta đang học. Việc ghi chép cũng giúp não bộ hồi tưởng lại các thông tin đã tiếp nhận, yếu tố vô cùng quan trọng trong việc học bất cứ thứ gì.

Nghiên cứu chỉ ra rằng ghi chép bằng bàn phím máy tính không giúp sinh viên nhớ được nhiều thông tin bằng việc viết tay. Viết tay thường chậm hơn gõ máy nhưng nó khiến chúng ta phải đưa ra đánh giá một cách nhanh chóng về các thông tin vừa được nghe. Ngược lại, khi gõ máy, chúng ta ít khi nghĩ về những điều này mà thường chỉ copy lại chúng một cách máy móc.

Như vậy, để tăng tốc độ học, bạn hãy cố gắng viết tay những điều quan trọng ra giấy. Những ứng dụng ghi chú đám mây như Evernote (miễn phí với gói cơ bản) rất hữu ích trong trường hợp này. Evernote không chỉ cho phép bạn đồng bộ các nội dung gõ máy lên tất cả các thiết bị và nền tảng mà còn có thể scan các bản viết tay để lưu trữ lâu dài.

4. Kết hợp nhiều phương pháp học khác nhau

10 thoi quen co the giup ban hoc moi thu nhanh gap doi - Anh 4

Kết hợp đa dạng nhiều phương pháp học (như hình ảnh, đọc, viết và cảm xúc/vận động – hay còn gọi là mô hình VARK) nhau có thể thúc đẩy hứng thú của người học. Nếu bạn là người học thiên về thị giác, hãy vẽ thật nhiều hình ảnh, sơ đồ tư duy hay PowerPoint để kích thích bản thân. Nếu bạn học tốt nhất khi được lắng nghe, hãy lên mạng tìm các podcast (tương tự như blog, bản tin nhưng ở dạng audio), các bài phỏng vấn hay các audiobook (bạn cũng có thể tìm được chúng qua các ứng dụng như Podcasts trên iOS hay Stitcher trên Android) về nghiền. Nếu bạn thích học kiểu tiếp xúc, vận động trực tiếp thì còn chờ gì mà không nhúng tay làm thứ gì đó mới học (hoặc đôi khi là tìm hiểu những thứ liên quan)?

Một khi đã hiểu rõ phương thức có thể khiến mình học tốt nhất, bạn có thể tăng tốc độ học của bản thân bằng cách áp dụng chúng nhiều hơn.

Thế nhưng tốt nhất là hãy kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp lại với nhau. Chẳng hạn nếu bạn đang học kỹ năng code qua một bài viết, hãy đọc to nó ra và tưởng tượng trong đầu sơ bộ cách bạn sẽ làm nó ra sao rồi áp dụng ngay vào xây dựng website/ứng dụng của chính mình.

5. Tạo các hình ảnh liên tưởng trong đầu

10 thoi quen co the giup ban hoc moi thu nhanh gap doi - Anh 5

Bạn có thể rút ngắn thời gian học bằng cách tạo ra những hình ảnh liên tưởng những thứ mới học đến những thứ bạn đã biết. Những kỹ thuật này bao gồm cả việc sử dụng từ viết tắt, từ đồng âm hay những sự vật liên quan có thể giúp có bạn nhớ được các thông tin đang học. Liên tưởng những gì đang cày với những thứ hài hước cũng là thủ thuật không tồi chút nào.

6. Thường xuyên luyện tập não bộ

10 thoi quen co the giup ban hoc moi thu nhanh gap doi - Anh 6

Theo dõi quá trình luyện tập não bộ trong game Elevate

Não bộ của bạn cũng như cơ thể thôi – luyện tập nhiều mới khỏe và hiệu quả. Hãy học những thứ mới, thậm chí cả những thứ từng rất xa lạ với bạn, đặt ra những thách thức mới cho chính mình hay thậm chí là chơi những game trí tuệ như Elevate , Peak hay Lumosity (đều có sẵn trên iOS và Android) để nâng cao khả năng tập trung, ghi nhớ hay tốc độ tư duy. Càng luyện tập nhiều, não bộ của bạn sẽ càng tiếp thu nhanh hơn.

7. Nghe nhạc kích thích trạng thái alpha trong não

10 thoi quen co the giup ban hoc moi thu nhanh gap doi - Anh 7

Con người có 4 loại sóng não là alpha, beta, theta và delta. Trong số này, trạng thái alpha (thường dao động trong khoảng 8-13 Hz) chính là lúc sự tập trung và khả năng học tập của chúng ta dễ đạt đến đỉnh điểm nhất.

Điều tuyệt vời là bạn có thể giúp não bộ đi vào trạng thái alpha bằng cách lắng nghe những bản nhạc có beat rơi vào khoảng 8-13 Hz (chẳng hạn như nhạc baroque – thể loại nhạc cổ điển của các nhà soạn nhạc như Bach, Vivaldi,...) khi học. Cố gắng tránh xa nhạc có lời bởi chúng có thể khiến bạn mất tập trung.

8. Chuyển cách học sau mỗi 6 tiếng

10 thoi quen co the giup ban hoc moi thu nhanh gap doi - Anh 8

Tác giả Malcolm Gladwell của cuốn sách bán chạy Outliers: The Story of Success từng đưa ra nguyên lý nổi tiếng về nỗ lực “luyện tập có chủ đích” (deliberate practice). Luyện tập có chủ đích là khi bạn tập trung hết sức vào cải thiện một kỹ năng nào đó và sẵn sàng vượt thoát khỏi “vùng an toàn” thông thường của mình. Đây cũng là thứ khiến nhiều vận động viên và nhạc công nâng cao trình độ của mình một cách nhanh chóng hơn những người khác rất nhiều.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng bằng cách thay đổi cách luyện tập ít nhiều (chẳng hạn như tăng thêm áp lực về thời gian, độ khó,…) bạn có thể tăng tốc độ học của mình rất nhiều. Lý do là bởi thay đổi cách luyện tập cũ có thể khiến não của bạn củng cố lại những gì đã biết. Thời gian lý tưởng để bạn thay đổi phương pháp rèn luyện là sau mỗi 6 tiếng luyện tập một phương pháp nào đó.

9. Trải nghiệm thực tế

Không gì có thể đánh bật lại được việc bắt tay trực tiếp làm thứ gì đó. Kiến thức sách vở chỉ có thể có giá trị khi được ứng dụng vào thực tế. Ví dụ việc bạn có thể đọc rất nhiều sách về đầu tư chứng khoán nhưng chỉ đến khi bạn chính thức bắt tay mua những cổ phiếu đầu tiên bằng tiền của mình, bạn mới có thể hiểu rõ tất cả quá trình này đòi hỏi những gì.

Một phương pháp khác là khiến bản thân mình đắm chìm trong trải nghiệm học. Ví dụ nếu bạn đang học tiếng Tây Ban Nha thì hãy dành vài tháng sống ở Mexico, cố gắng chỉ dùng tiếng Tây Ban Nha trong giao tiếp hàng ngày hay nói chuyện thật nhiều với người nói tiếng Tây Ban Nha ở nơi bạn sống. Chắc chắn trong vài tháng này bạn sẽ học được nhiều hơn cả vài năm ngồi cày ở nhà.

10. Dạy lại người khác những gì bạn học được

10 thoi quen co the giup ban hoc moi thu nhanh gap doi - Anh 9

Khi dạy lại người khác những gì bạn đang học, não bạn có khả năng lưu giữ lại tới 90% những gì bạn vừa tiếp thu, đặc biệt là khi bạn truyền thụ lại cho người khác ngay sau khi tự học.

Chia sẻ kiến thức với người khác không chỉ giúp họ học được những thứ mới mà chính xác là bạn cũng đang tự giúp mình ngấm mọi thứ nhanh hơn bởi hoạt động này khiến não phải hồi tưởng, hệ thống lại và tìm cách diễn đạt trôi chảy mọi thứ vừa được học.

Trên đây là những gợi ý hữu ích giúp bạn đẩy nhanh tiến độ học – kỹ năng quan trọng trong kỷ nguyên thông tin nhiều đến chóng mặt hiện nay. Hãy thử áp dụng và theo dõi xem khả năng học của bản thân có thể được cải thiện đến mức nào nhé.

Tổng hợp

Báo Mới

2016 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử, Trái Đất sắp không còn là "hành tinh xanh"?

on .

Nếu xu hướng nhiệt độ vẫn tiếp tục diễn ra như trước giờ thì các nhà khoa học NASA cảnh báo rằng không chỉ có tháng 4 là tháng nóng nhất lịch sử mà cả năm 2016 này cũng sẽ trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Trái Đất. Và nếu dự đoán này là đúng thì không chỉ kỷ lục năm nóng nhất lịch sử từng được xác lập hồi năm 2015 sẽ bị phá mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề biến đổi khí hậu và sự tồn vong của sự sống trên Trái Đất.

Thật ra nửa đầu năm 2016 đã liên tục lập nên những kỷ lục mới về nhiệt độ toàn cầu. Không chỉ có tháng 4 nóng nhất lịch sử mà chúng ta còn có những kỷ lục không mấy tốt đẹp như "6 tháng đầu năm nóng nhất lịch sử ", lần lượt các tháng từ 1 tới 6 trở thành những tháng nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Các dữ liệu trên đều được NASA thu được từ các vệ tinh kết hợp với phép đo đạc dưới mặt đất nhằm đảm bảo độ chính xác.

2016 se la nam nong nhat trong lich su, Trai Dat sap khong con la "hanh tinh xanh"? - Anh 1

NASA cho biết rằng xu hướng tăng nhiệt độ vẫn sẽ còn được duy trì mặc dù tác động của El Nino đang thu hẹp dần. Gavin Schmidt, giám đốc Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA nhận định: "Mặc dù các sự kiện El Nino tại khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương hồi mùa đông đã góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu từ tháng 10 trở đi, nhưng nó không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những con số cao kỷ lục như trên." Sự tăng nhiệt độ cao kỷ lục mới dây là hệ quả của việc nóng lên toàn cầu đã kéo dài trong suốt hàng thập kỷ qua, nguyên nhân gốc rễ chính là lượng CO2 trong khí quyền.

Việc nhiệt độ tăng cao trong nửa đầu năm 2016 còn có liên quan tới việc suy giảm lượng băng bao phủ ở biển Bắc Cực. Theo đó 5 trong 6 tháng đầu năm 2016, lượng băng bao phủ mặt biển ở Bắc Cực đạt mức thấp nhất mà các vệ tinh quan sát được từ năm 1979. Hiện tại, trong suốt đợt nắng nóng cũng là cao điểm băng tan vào mùa hè năm nay, lượng băng bao phủ biển ít hơn tới 40% so với hồi đầu những năm 1970 và 1980.

Và nghiêm trọng hơn khi mà đã 3 năm liên tục từ 2014 chứng kiến các mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức kỷ lục. Khỏi cần nói, sự leo thang nhiệt độ này vẫn luôn là mối de dọa đối với sự sống trên Trái Đất. Hy vọng rằng người ta sẽ tìm được cách ngăn chặn tình hình để Trái Đất mãi là hành tinh xanh chứ không phải chuyển sang màu khác.

Tham khảo NASA , SA

Báo Mới

Những điều bạn thường hối tiếc khi về già

on .

Về già bạn thường nuối tiếc đã làm việc quá nhiều không có thời gian cho con trẻ, bỏ quên sức khỏe của mình, không đi khám nha khoa thường xuyên, theo Social-consciousness.com.

Nhung dieu ban thuong hoi tiec khi ve gia - Anh 1

Hãy tận hưởng từng giây phút cuộc sống, quẳng đinhững ưu phiền. Ảnh: BF.

Quên bôi kem chống nắng

Theo Social-consciousness, những nếm nhăn, đốm da đồi mồi hay cả bệnh ung thư da đều có thể được ngăn chặn bởi thói quen bôi kem chống nắng trước khi ra đường.

Mũ nón, áo khoác, khẩu trang là không đủ để bảo vệ làn da của bạn dưới các tia UV. Luôn nhớ bôi kem chống nắng, đặc biệt hạn chế ra đường vào khung giờ nắng gay gắt từ 10h đến 14h.

Không coi trọng rèn luyện sức khỏe

Nhiều người trẻ dành thời gian thanh xuân chạy theo công việc, các nhu cầu giải trí mà bỏ quên sức khỏe. Các thói quen ngồi nhiều trước máy tính, lười vận động, thức khuya hay thói quen ăn uống không điều độ … hẳn khiến bạn nuối tiếc khi bệnh tật ập đến. Rồi đây, ở vào độ tuổi 40, 50 hay 60 có thể bạn sẽ ngồi ước giá như mình đã chăm chỉ tập luyện hơn.

Không biết mình xinh đẹp ra sao

Tuổi trẻ một đi không trở lại, thay vì ngồi đó và không hài lòng về nhan sắc của mình thì hãy tận hưởng cuộc sống, vui vẻ yêu đời. Bởi lẽ tuổi thanh xuân là quãng thời gian chúng ta xinh đẹp nhất.

Không quan tâm sức khỏe răng miệng

Những thói quen có hại như không chăm sóc răng miệng, không dùng chỉ nha khoa, ít khám răng định kỳ khiến sức khỏe răng miệng đi xuống. Hãy nghĩ đến tuổi già, khi bạn phải dùng răng giả để nhai thì bạn sẽ quyết tâm chăm sóc răng hơn.

Làm việc quá nhiều

Những người ở vào giai đoạn cuối đời đa số đều ước ao mình đã làm việc ít hơn, dành nhiều thời gian bên gia đình, con cái, bạn bè. Công việc của bạn sẽ không chăm sóc bạn khi ốm đau. Những người bạn sẽ làm việc này, giữ liên lạc và quan tâm đến họ.

Lo lắng quá nhiều

Chúng ta dành thời gian ngồi lo lắng, phán đoán, tưởng tượng đến những tình huống thậm chí ít khả năng xảy ra. Sự lo lắng ăn mòn nhiều niềm vui sống hơn chúng ta tưởng. Hãy hít thở thật sâu, nhẹ nhàng để nỗi buồn lo bay xa và tận hưởng cuộc sống mỗi ngày. Động tác đơn giản là hít thở sâu làm dịu tâm trí bạn đến không ngờ.

Bỏ điện thoại xuống khi bạn dùng bữa

Thói quen lướt newfeed các trang mạng xã hội khiến bạn không thực sự chú tâm để ăn ngon miệng và có thể làm xa cách những mối quan hệ với bạn bè, người thân.

Không có thói quen thức dậy sớm

Ngủ nướng một chút vào buổi sáng thì rất tuyệt. Tuy nhiên sẽ còn tuyệt hơn khi bạn thức dậy sớm, thực hiện vài động tác yoga chào ngày mới, thưởng thức ly cà phê ngon, đọc vài trang sách. Ngày sẽ dài hơn, ý nghĩa hơn khi chúng ta dành nhiều thời gian để nâng niu, chăm sóc bản thân.

Báo Mới.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội

on .

18 người được giới thiệu đảm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sáng nay (21/7), sau khi Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa XIII Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa XIII được giới thiệu để Quốc hội xem xét bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.

Ba Nguyen Thi Kim Ngan tiep tuc duoc gioi thieu lam Chu tich Quoc hoi - Anh 1

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp tục được giới thiệu để Quốc hội xem xét bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.

4 người được giới thiệu làm Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, gồm:

Ông Phùng Quốc Hiển – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII.

Ông Uông Chu Lưu – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII;

Bà Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII

Ông Đỗ Bá Tỵ - Đại tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII;

13 người được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV:

 Nguyễn Thúy Anh – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XIII, dự kiến giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XIV.

Ông Phan Văn Bình – Ủy viên Trung ương Đảng – Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM dự kiến giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV.

Ông Hà Ngọc Chiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIII, dự kiến giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV.

Ông Phan Xuân Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Mội trường của Quốc hội khóa XIII, dự kiến giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Mội trường của Quốc hội khóa XIV.

Ông Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dự kiến giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV.

Ông Nguyễn Văn Giàu - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIIII, dự kiến giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa XIV.

Ông Nguyễn Đức Hải – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội khóa XIII, dự kiến giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XIV.

Bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-TTN-NĐ của Quốc hội, dự kiến giữ chức vụ Trưởng Ban Dân nguyện (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV).

Bà Lê Thị Nga - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XIII, dự kiến giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp khóa XIV.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIII– Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, dự kiến giữ chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV.

Ông Vũ Hồng Thanh – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Quảng Ninh dự kiến giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV.

Ông Trần Văn Túy - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII), Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự kiến giữ chức vụ Trưởng ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV)

Ông Võ Trọng Việt – Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIII, dự kiến giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIV.

Các đại biểu thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự. Chiều nay, Chủ tịch Quốc hội thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự trước khi Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu các chức danh trên.

Tiếp đó, sau khi Ban Kiểm phiếu được thành lập, Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín./.

Ngọc Thành/VOV.VN

Báo Mới

Một lỗi phần mềm nhỏ có thể khiến 15 năm công sức nghiên cứu của các nhà khoa học đổ xuống sông xuống biển

on .

Có đến 70% kết quả cho ra trường hợp dương tính giả - ảnh hưởng không nhỏ đến tính chính xác của hơn 40.000 nghiên cứu.

Các nhà khoa học Thụy Điển và Anh mới đây đã phân tích các dữ liệu được tạo ra bởi ba phần mềm phổ biến nhất về quét não, và thấy rằng các dữ liệu thực sự có vấn đề - điều này dấy lên nghi ngại về tính chính xác của các nghiên cứu về não bộ bằng công cụ Fmri suốt 15 năm qua - chỉ vì một lỗi nhỏ trong phần mềm.

fMRI viết tắt của hình ảnh cộng hưởng từ đa chức năng (functional Magnetic Resonance Imaging) – là công cụ xử lí hình ảnh thần kinh bằng việc sử dụng công nghệ quét cộng hưởng từ MRI để đo hoạt động của não bằng cách phát hiện những thay đổi liên quan đến lưu lượng máu não - tức là, khi một khu vực cụ thể của não bộ đang được sử dụng, lưu lượng máu đến khu vực đó cũng sẽ tăng.

Phần mềm fMRI hoạt động bằng cách chia một hình ảnh quét não bộ thành các voxel (đơn vị thông tin đồ họa xác định một điểm cụ thể trong không gian ba chiều). Máy tính tìm kiếm theo các cụm voxel để dựng lên bản đồ lưu lượng máu ở các vùng khác nhau của não bộ.

Mot loi phan mem nho co the khien 15 nam cong suc nghien cuu cua cac nha khoa hoc do xuong song xuong bien - Anh 1

Hình ảnh não bộ qua máy quét cộng hưởng từ MRI.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Linköping, Thụy Điển và Đại học Warwick ở Anh, dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Anders Eklund, đã thu thập dữ liệu hoạt động của não bằng công nghệ fMRI của 499 người khỏe mạnh khi bộ não của họ ở trạng thái nghỉ ngơi từ cơ sở dữ liệu trên toàn thế giới, và phân chia các thông tin thành 20 nhóm.

Các nhà khoa học sau đó đo các dữ liệu từ tất cả các nhóm với nhau, tạo ra 3.000.000 cặp so sánh ngẫu nhiên, và sau đó họ đã thử nghiệm các cặp so sánh với ba phần mềm phổ biến nhất được sử dụng để phân tích fMRI - cụ thể là SPM, FSL và AFNI. Các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ phần trăm khác biệt giữa phân tích phần mềm của fMRI với các dữ liệu thực tế chỉ dao động trong khoảng biên độ là 5%, nhưng thay vào đó họ phát hiện ra rằng ba phần mềm được cho ra dữ liệu với xác suất lên đến 70% là trường hợp dương tính giả (dương tính giả có thể hiểu đơn giản là trường hợp bệnh nhân không có bệnh, nhưng kết quả lại cho là có nhiễm bệnh).

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra điều này là do lỗi phần mềm, theo đó một thuật toán đã giảm kích thước của các cụm được tìm kiếm, trong khi đó cũng đánh giá quá cao sự quan trọng của các cụm tìm kiếm.

Điều này có nghĩa rằng phần mềm fMRI có thể xuất ra dữ liệu cho thấy có tồn tại hoạt động của não ở các vùng của não bộ trong khi thực tế hoàn toàn không có, tức là có hàng ngàn nghiên cứu fMRI từ trước đến nay cần phải kiểm tra lại kết quả.

Chỉ ảnh hưởng đến phần mềm AFNI

"Phương pháp quét cộng hưởng từ đã phổ biến suốt 25 năm qua, nhưng đáng ngạc nhiên là các phương pháp thống kê phổ biến của nó được cho là không sử dụng số liệu thực tế", các nhà nghiên cứu đã viết trong bài báo của họ.

"Về lý thuyết, xác suất cao nhất để phát hiện dương tính giả nên dừng ở con số 5%, nhưng thay vào đó, chúng tôi thấy rằng các phần mềm phổ biến nhất để phân tích fMRI (SPM, FSL, AFNI) có thể dẫn đến tỷ lệ dương tính giả lên đến 70%. Kết quả này đã đặt câu hỏi về tính chính xác của 40.000 nghiên cứu về hoạt động của não bộ và có thể có một tác động rất lớn vào việc giải thích các kết quả về hình ảnh thần kinh.”

Trong khi tin tức này đang dấy lên lo ngại trong cộng đồng nghiên cứu fMRI toàn cầu, Tạp chí Discover hoài nghi về mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Họ cho rằng mặc dù lỗi này nghiêm trọng thật, nhưng nó chỉ ảnh hưởng đến phần mềm AFNI, không phải là hai phần mềm còn lại.

Discover cũng chỉ ra rằng những phát hiện của các nhà nghiên cứu chỉ ảnh hưởng đến nghiên cứu fMRI có liên quan đến bản đồ kích hoạt, không phải là tất cả các nghiên cứu, và mặc dù có thể xác suất dương tính giả là 70% nhưng điều này không có nghĩa rằng 70% các kết quả là sai.

Báo cáo này cũng đã được công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ (PNAS).

Tham khảo: ibtimes.co.uk

 

Theo Báo Mới