5 cấp độ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin

on .

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2016/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

5 cap do bao dam an toan he thong thong tin - Anh 1

Ảnh minh họa

Nghị định này quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ.

Nghị định quy định cụ thể tiêu chí xác định 5 cấp độ. Cụ thể, hệ thống thông tin cấp độ 1 là hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và chỉ xử lý thông tin công cộng.

Hệ thống thông tin cấp độ 2 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí cụ thể như sau: 1- Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng nhưng không xử lý thông tin bí mật nhà nước; 2- Hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình như sau: Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2 trở xuống theo quy định của pháp luật; Cung cấp dịch vụ trực tuyến không thuộc danh mục dịch vụ kinh doanh có điều kiện; Cung cấp dịch vụ trực tuyến khác có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của dưới 1.000 người sử dụng; 3- Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động của một cơ quan, tổ chức….

Hệ thống thông tin cấp độ 5 là hệ thống thông tin xử lý thông tin bí mật nhà nước hoặc hệ thống phục vụ quốc phòng, an ninh, khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia; hoặc là hệ thống thông tin phục vụ lưu trữ dữ liệu tập trung đối với một số loại hình thông tin, dữ liệu đặc biệt quan trọng của quốc gia; hoặc là hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phục vụ kết nối liên thông hoạt động của Việt Nam với quốc tế…

Trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin

Nghị định quy định cụ thể trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin. Theo đó, người đứng đầu của cơ quan, tổ chức là chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình. Trong trường hợp chưa có đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin độc lập, người đứng đầu của cơ quan, tổ chức là chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm chỉ định đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin làm nhiệm vụ chuyên trách về an toàn thông tin; thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin trực thuộc đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin.

Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi mình quản lý.

Đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực thi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thông tin.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian vừa qua, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng rộng rãi vào mọi mặt đời sống xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Thông tin trên mạng đã trở thành tài sản của mỗi cá nhân, tổ chức và thậm chí cả quốc gia. Các doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu các thông tin hoặc hệ thống thông tin này bị đánh cắp hay bị phá hoại. Cải cách hành chính, Chính phủ điện tử, thương mại điện tử và một loạt chương trình lớn của quốc gia sẽ không thể thực hiện được nếu an toàn thông tin không được bảo đảm.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều hệ thống thông tin của các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, bị tấn công, phá hoại, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Chính vì vậy, việc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức nhà nước hay hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cấp bách.

Thanh Quang

 

Nguồn: Báo Mới

Nhớ 7 bí kíp của cựu nhân viên Google, bạn sẽ trở thành cao thủ sử dụng Gmail

on .

Chúng ta sử dụng Gmail hằng ngày nhưng liệu chúng ta có đang sử dụng hiệu quả không? Những bí kíp sau đây được chia sẻ bởi một cựu nhân viên Google sẽ giúp bạn khám phá ra những ẩn giấu của Gmail mà có thể bạn chưa bao giờ biết được.

*Theo lời Rodolphe Dutel

Tôi bắt đầu làm việc cho Google từ năm 2011. Ngày đầu tiên trở thành nhân viên của Google giống như khi bước vào Hogwarts vậy: bạn rất thích thú nhưng sẽ không chắc về những thứ mình sẽ làm trong tương lai. Tôi đã rất vui vì được học và làm rất nhiều thứ. Hai năm sau, tôi có cơ hội được huấn luyện nhân viên Google sử dụng Gmail và đưa Gmail vào ứng dụng trong các công ty lớn nhỏ khác nhau.

Mặc dù tôi không còn làm việc ở Google nữa (tôi đang làm cho Buffer và Remotive.io) nhưng những tip này hiện vẫn có sức ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của tôi.

Email có mặt ở khắp mọi nơi. Theo học viện McKinsey, chúng ta dành gần 1/3 thời gian làm việc để sử dụng email. Để giúp bạn sử dụng email hiệu quả hơn, sau đây là 7 bí kíp sử dụng Gmail mà tôi hay sử dụng. Dù một số có vẻ không mới với một số người, nhưng những bí kíp này giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian khi xử lí email.

1. Bật tính năng “Undo Send”

Bạn vừa phát hiện lỗi chính tả khi vừa nhấn nút send? Tính năng Undo Send sẽ giúp bạn dừng việc gửi email trong một khoảng thời gian ngắn để bạn có thể chỉnh sửa lại. Để bật tính năng này bạn vào tùy chọn General trong phần cài đặt của Gmail. Tính năng này giúp tôi rất nhiều trong sửa lỗi chính tả và tránh được những rắc rối không mong muốn.

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 1

Xong! Vậy là khỏi lo email chưa kịp sửa đã gửi đi rồi nhé.

2. Sử dụng tính năng “Canned Responses” (Câu trả lời soạn trước)

Có thể bạn không để ý, nhưng có một số lượng không nhỏ email mà chúng ta viết đều có nội dung khá giống nhau. Những đoạn trả lời dài có thể được sử dụng làm mẫu để áp dụng cho các email khác, và tùy từng vào các email cho người gửi khác nhau mà bạn có thể chỉnh sửa tùy theo ý muốn của bạn. Hãy soạn ra đoạn tin mà bạn muốn làm mẫu và dùng tính năng này để lưu trữ và sử dụng lại cho những lần sau, ví dụ như thế này:

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 2

Để bật tính năng, bạn vào phần Settings (Cài đặt), chọn Lab, rồi chọn Canned Response (Câu trả lời soạn trước).

Bằng việc sử dụng câu trả lời soạn trước, tôi và em trai đã có thể gửi email tới 1500 người theo dõi đầu tiên của Remotive (tất nhiên là có chỉnh sửa email với tên và nghề nghiệp của từng người) (tôi sẽ giới thiệu phần này ở tip số 7)

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 3

3. Sử dụng Gmail khi không đang ngoại tuyến

Một thử thách khá lớn của bất kì ai đó là tiếp tục làm việc khi đang không có mạng. Tôi thường không truy cập mạng và tập trung vào công việc sáng tạo của mình, nhưng tôi thường phải truy cập vào tài liệu và giao tiếp với mọi người – những thứ đó lại yêu cầu mạng. Vậy thì tôi đã làm thế nào?

Thường trong các chuyến tàu , những nơi không có Wifi, hay khi đi biển, tôi thường dùng tính năng Gmail Offline, một ứng dụng được xây dựng để truy cập Gmail khi không có mạng, cho phép đọc, phản hồi, tìm kiếm và lưu trữ email. Để sử dụng, bạn truy cập vào đây đê cài đặt (bạn có thể cài đặt như một extenstion cho trình duyệt)

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 4

Việc truy cập được tất cả thư (và tài liệu được để trong Drive Offline) giúp tôi không bỏ lỡ bất cứ điều gì khi đang trên máy bay, tàu hỏa hay tàu thủy.

4. Giảm thiểu mức độ phiền nhiễu của Gmail

Khi có những thông báo email đến là tôi lại mất tập trung, dừng ngay công việc để check email. Để tập trung làm việc hơn, tôi thường sử dụng Inbox Pause – giúp chúng ta làm việc trong một khoảng thời gian nhất định bằng việc không cho thông báo email đến khi chúng ta hoàn thành xong công việc. Để sử dụng, truy cập vào trang http://inboxpause.com để cài đặt (Inbox Pause thực chất là một extenstion cho các trình duyệt). Cực kì đơn giản luôn. Sau khi cài đặt, bạn truy cập vào hòm thư của bạn, sẽ có một nút "Pause" ngay trên ô Compose, bạn chọn Pause để tạm thời ngừng nhận email. Sẽ có các tùy chọn để tạm dừng như: Bật trả lời tự động (Turn on Auto-Responder), Ẩn tên khi tạm dừng (Hide label when pause) và Di chuyển inbox trong khoảng thời gian nhất định (Move messages to Inbox on a schedule). Tùy thuộc vào tình huống của bạn mà bạn chọn các tùy chọn cho phù hợp.

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 5

“Dừng” Gmail của bạn, làm việc. sau đó “Tiếp tục” để kiểm tra tin nhắn mới, điều đó có lẽ hiệu quả hơn nhiều phải không?

5. Giảm sự lộn xộn bằng cách ngừng theo dõi

Chúng ta có nhiều danh sách mail và việc kiểm soát chặt chẽ chúng sẽ giúp hòm thư của chúng ta gọn gàng hơn rất nhiều.

Sử dụng tính năng Unroll.me - ứng dụng miễn phí giúp quản lí các địa chỉ chỉ trong vài phút. Để đăng kí, bạn truy cập vào đây , sau đó chọn nút Get started. Sau khi chọn, ô đăng kí sẽ hiện ra và bạn nhập email của mình. Sau khi đăng kí, hãy nhìn qua danh sách các địa chỉ mà bạn đang có. Ngừng theo dõi ngay và luôn nếu như bạn không muốn bằng việc chọn "Unsubscribe", nếu như muốn giữ lại trong hòm thư thì chọn "Keep in inbox". Ví dụ ở đây, tôi chỉ mất có 4 phút để ngừng theo dõi 64 địa chỉ, chỉ giữ lại 27.

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 6

6. Bật tính năng xác nhận hai bước (Two – factor Authentication)

Gmail là tổng hợp mọi thứ của tôi, bao gồm cả các cuộc trò chuyện, ảnh, tài liệu và số điện thoại. Vì nó thực sự quan trọng nên việc giữ cho Gmail an toàn cũng là nhiệm vụ quan trọng không kém,

Cách tốt nhất để giữ Gmail an toàn là kích hoạt tính năng Xác nhận hai bước, tức là bạn cần cả mật khẩu cũng như một mã đặc biệt (nhận mã này thông qua ứng dụng hoặc tin nhắn). Các công ty khác như Dropbox, Apple, Facebook, Twitter, GitHub và Buffer cũng sử dụng tính năng này cho các sản phẩm và dịch vụ của họ.

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 7

Thêm nữa, một cách để bảo mật cho người dùng sử dụng Gmail thông qua máy tính của người khác là phải thoát ngay tài khoản khi sử dụng xong, bởi lẽ các tiến trình của Gmail có thể chạy ở bất cứ đâu.

7. Thêm nhiều thông tin hơn với Gmail notifications (thông báo Gmail)

Khi sử dụng WhatsApp hay Facebook Messenger, chúng ta thường hay thấy những biểu tượng thông báo khác nhau, và khi sử dụng Gmail với Sidekick (miễn phí trên Appstore và Google Play), bạn cũng có thể nhận được những thông báo tương tự như thế này:

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 8

Cũng giống như trong WhatsApp hay Facebook, việc biết được liệu người dùng bên kia có nhận được, đọc được hay tương tác với email mà bạn gửi thực sự mang lại lợi ích rất lớn trước hết là cho chính bản thân bạn.

Tôi tin chắc rằng, với 7 bí kíp này, bạn sẽ làm chủ Gmail tốt hơn và ứng dụng nó vào công việc hiệu quả hơn nhiều.

Tham khảo: http://motto.time.com/

Nguồn: Báo Mới

Tắt tính năng tự động cập nhật của Windows 10

on .

Cài đặt và sử dụng Linux Bash Shell trên Windows 10 Bí quyết kéo - thả trên Windows Những cụm phím tắt hữu dụng trong Windows 10 Tìm driver cho thiết bị lạ trong Windows 5 thói quen an toàn khi dùng máy tính

Gần đây, khá nhiều người dùng đã than phiền rằng máy tính chạy Windows 10 bỗng nhiên khởi động lại để tiếp tục quá trình cài đặt bản cập nhật hệ thống và điều này khiến họ cảm thấy cực kỳ khó chịu vì công việc bị gián đoạn.

Tuy nhiên, về cơ bản, Microsoft gần như không có một tùy chọn rõ ràng nào cho phép người dùng dễ dàng vô hiệu hóa hoàn toàn tính năng Windows update. Thay vào đó, tính năng này được giấu trong các công cụ hệ thống.

Chính vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng trên, bạn hãy thực hiện ngay 2 phương pháp sau đây nhằm nhanh chóng vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật của Windows.

Thay đổi Group Policy

Nếu như đang sử dụng phiên bản Professional, Enterprise, hoặc Education của Windows 10 , để vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật hệ thống sẽ phải thực hiện một số thao tác phức tạp vì đây là một tính năng ẩn.

Để thực hiện, bạn hãy nhấn Windows + R, sau đó nhập từ khóa gpedit.msc và nhấn Enter để khởi chạy công cụ Local Group Policy Editor.

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 1

Hộp thoại Run.

Trong cửa sổ Local Group Policy Editor, tại sidebar bên trái, bạn hãy truy cập tới nhánh: Computer Configuration\Administrative Templates\Windows Components\Windows Update.

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 2

Cửa sổ Local Group Policy Editor.

Tại mục Windows Update , bạn tìm và nhấn đúp vào tùy chọn Configure Automatic Updates.

Lúc này, ở cửa sổ vừa xuất hiện, bạn có thể thiết lập Windows luôn hiển thị thông báo nhắc nhở nâng cấp bằng cách đánh dấu chọn Enable, sau đó chọn tiếp ‘Notify for download and notify for install’ trong trình đơn Configure automatic updating.

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 3

Cửa sổ Configure Automatic Updates.

Nếu như không muốn Windows tiếp tục tự động cập nhật, bạn chỉ cần nhấn chọn Disable. Cuối cùng nhấn Apply vàOK.

Vô hiệu hóa dịch vụ Windows update

Tương tự như thao tác thay đổi Group Policy, bạn cũng có thể vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật của Windows thông qua dịch vụ hệ thống (Service).

Để thực hiện, bạn nhập từ khóa service vào khung tìm kiếm trên thanh taskbar, sau đó chọn kết quả Services (Desktop app).

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 4

Kết quả tìm kiếm Services (Desktop app).

Tiếp đến, tại cửa sổ Services vừa xuất hiện, bạn tìm và nhấn đúp vào tùy chọn Windows update.

Lúc này, ở cửa sổ vừa hiển thị, bạn hãy chọn Disable trong trình đơn Startup type và nhấn tiếp nút Stop.

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 5

Vô hiệu hóa dịch vụ Windows update.

Cuối cùng nhấn Apply và OK để hoàn tất.

Nguồn: Báo Mới

Đau đầu đi tìm câu trả lời cho thắc mắc "Não chúng ta nặng bao nhiêu GB"

on .

Những dòng phân tích, nhận định trái chiều dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều góc nhìn thú vị hơn xoáy sâu vào trong cốt lõi của vấn đề này.

 
 

Khó mà có thể so sánh, đối chiếu bộ não của chúng ta với một hệ thống máy tính, vì đơn giản chúng không có nhiều điểm chung trong cùng phạm trù và lĩnh vực như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những mối liên hệ thú vị xoay quanh hai khái niệm riêng biệt trên, chẳng hạn như câu hỏi: “Liệu bộ não của chúng ta có thể lưu trữ lượng dữ liệu là bao nhiêu?”...

Lời giải đáp cho nghi vấn đầu tiên - khoảng trống bộ nhớ trung bình bên trong bộ não của một cá nhân - sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến bản thân họ. Thông thường, một cá nhân được nhận định là “còn dư” 1 TB bộ nhớ, tương đương khoảng 1.000 GB. Ngày nay, việc sở hữu trong tay một ổ cứng lưu trữ ngoài với dung lượng bộ nhớ gấp đôi như vậy chỉ tốn số tiền chưa đầy 100 USD.

 

 

 

Thế nhưng, có nhiều ý kiến trái chiều lại ủng hộ quan điểm rằng con số gắn liền với khả năng ghi nhớ của não bộ có thể lên đến 100 TB. Giải thích cho điều này, Forrest Wickman đến từ Slate cho biết:

“Trung bình não bộ được cấu tạo bởi xấp xỉ 100 tỉ neuron dẫn truyền thần kinh [Chú thích: thật ra là 86 tỉ, nhưng cứ coi như đó là một phép nói quá]. Mỗi neuron có khả năng tạo lập 1.000 liên kết xung quanh nó, đại diện cho 1.000 khớp thần kinh, làm nhiệm vụ chủ yếu là xử lý và lưu trữ dữ liệu. Thử cấp số nhân lượng dữ liệu đó lên 100 tỉ lần, kết quả sẽ là 1 trăm nghìn tỉ byte tiếp nhận thông tin, tương đương 100 TB.”

Tất nhiên, vẫn có vài điểm không hợp lý đằng sau lập luận trên của Wickman. Theo nhận định của ông, mỗi khớp thần kinh có thể chứa đựng 1 byte dữ liệu. Nhưng trong thực tế, lượng thông tin có thể được dẫn truyền không hoàn toàn cố định theo tính chất đầy lý thuyết như vậy. Đơn giản là do hệ thống thần kinh không chỉ tồn tại ở hai hình thức bật/tắt như máy tính, mà còn rất nhiều trạng thái phức tạp khác. Cũng như khái niệm đã được đề cập đến trước đó:

“Khớp thần kinh là một sợi dây kết nối giữa hai neuron: một phần ở phía trước, và phần còn lại ở sau khớp nối. Neuron phía trước phát ra chất dẫn truyền thần kinh, tiếp nhận bởi cơ quan thụ giác tại neuron phía sau để rồi kích hoạt kênh thẩm thấu ion bên trong màng tế bào.

Cụ thể, kênh ion cũng giống như một màng bảo vệ cho neuron: chúng cho phép những nguyên tử điện phân như muối, kali và canxi hấp thụ vào bên trong tế bào, đóng một vai trò thiết yếu trong quy trình kiểm soát và hồi phục tính linh hoạt của khớp.

Tựu chung lại, tất cả những ý kiến trên đều bổ sung cho kết luận rằng khi các neuron kết nối và “giao tiếp” với nhau, đó là cả một quá trình tinh vi, phức tạp chứ không hề đơn giản như một công tắc đơn thuần trên máy tính.”

 

 

 

Hầu hết những bộ vi xử lý máy tính được so sánh và mô phỏng lại hoạt động của não bộ dưới hình thức nhị phân - thế nhưng nhận định đó lại không có chiều ngược lại.

Để làm rõ hơn cho điều này, các khớp thần kinh vận hành theo cơ chế tương tác và phụ thuộc lẫn nhau để có thể đạt được hiệu quả dẫn truyền tốt nhất. Theo như nhiều quan điểm trước đó, mạng lưới thần kinh vĩ đại của con người vốn sẽ ngày càng phát triển và cải thiện tốc độ xử lý theo thời gian, thế nhưng điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc khả năng lưu trữ cũng dần giảm xuống. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý học Paul Reber đến từ Đại học Northwestern đã ủng hộ quan điểm hoàn toàn ngược lại, với lý thuyết chứng minh vô cùng bất ngờ và sửng sốt:

“Các neuron liên kết với nhau để hỗ trợ xử lý, phân tích được nhiều ký ức và dữ liệu cùng một lúc, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố đáng kể khả năng lưu trữ của não bộ lên đến con số tương đương 2,5 PB (1 PB xấp xỉ 1000 TB). Minh họa cho điều này, giả sử bộ não có chức năng tương tự một đoạn băng video kỹ thuật số, thì 2,5 PB sẽ có thể bao gồm 3 tỉ giờ xem truyền hình liên tục. Chiếc TV “đáng thương” của bạn sẽ phải bật liên tục trong vòng hơn 300 năm để tận dụng hết thời gian đó.”

Vậy cuối cùng thì đâu mới là con số chính xác nhất cho câu hỏi nêu ra trước đó? 1 TB? 100 TB? Hay 2.500 TB? Hoặc có lẽ nào toàn bộ ý thức của một người có thể được nhồi nhét vào vỏn vẹn 300 MB - dung lượng chỉ bằng 60 bài hát thông thường - như giả thuyết được đưa ra trong bộ tiền truyện Caprica?

 

 

 

Có lẽ trên đây chỉ là những thắc mắc chẳng liên quan chút nào đến vấn đề thực sự đang diễn ra. Chúng ta đã khẳng định rằng não bộ không hề hoạt động theo cơ chế giống như đầu đĩa ghi hình hay hầu hết hệ thống máy tính, để rồi lại quay cuồng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Một ký ức thường chiếm hữu bao nhiêu phần bộ nhớ của não?

Những ký ức chân thật và chi tiết hơn có “nặng” và nhiều dung lượng hơn hay không? Những kỷ niệm lãng quên thực ra đã bị xóa hay chỉ ẩn giấu bên dưới những thư mục nhỏ trong một ngóc ngách, xó xỉnh nào đó bên trong đầu bạn? Và thêm một câu hỏi nữa trong hằng hà sa số những ví dụ khác: Định dạng file GIF sẽ tương ứng là gì đối với hệ thần kinh?

Có lẽ tốt hơn cả là chúng ta tập trung tìm hiểu về một phạm trù chuyên sâu mà thôi, đặc biệt là khả năng lưu trữ của bộ não vốn được cho là có giới hạn nhất định, do đó chắc chắn sẽ xuất hiện phương pháp nào đó đủ hiệu quả để đo được con số trên. Đó vẫn đã, đang và sẽ là cả một chặng đường dài, một nhiệm vụ quan trọng gắn liền với nhiều lĩnh vực phong phú và đa dạng như sinh học thần kinh, robot học và khoa học máy tính - đặc biệt là ở những phạm vi giao thoa giữa cả ba ngành nghiên cứu trên.

Tham khảo: Gizmodo

 

Nguồn: GENK

Lập trình viên bỏ nghề code mở startup bán gốm sứ online: Bỏ việc ở tuổi 30 thực sự là một bài toán liều lĩnh

on .

Đang xây nhà, vợ đang mang bầu bé thứ 3 cùng lúc quyết định bỏ việc nghìn đô để ở nhà khởi nghiệp với sản phẩm thủ công truyền thống là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời chàng kỹ sư phần mềm.

 
 

Địa chỉ anh Quý hẹn đón là công trình nhà ở đang thi công đến tầng thứ 4. Chị Thu, vợ anh Quý cho biết, dù đổ gần nửa tỷ vào khởi nghiệp nhưng một mặt bằng để kinh doanh là điều cần thiết ở Bát Tràng.

Vợ đang mang bầu bé thứ 3, nhà đang xây cùng lúc quyết định nghỉ việc là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh Quý từ khi sinh ra cho đến bây giờ.

Dẫn chúng tôi tới xưởng gốm thủ công cách đó 200m, vợ anh Quý cho biết, chị cũng vừa quyết định nghỉ việc ở một công ty lớn để giúp chồng khởi nghiệp.

 


Anh Trần Dương Quý.

Anh Trần Dương Quý.

 

Bỏ việc nghìn đô ở nhà kinh doanh gốm sứ online

Đón chúng tôi tại xưởng sản xuất gốm thủ công 2 tầng rộng chừng 1.000m2, anh Quý ăn mặc giản dị với chiếc áo màu cam in logo thương hiệu Battrangonline bên ngực trái.

4 chiếc cốc uống nước trên bàn cũng được in cùng logo và thương hiệu với chiếc áo anh đang mặc. Anh Quý cho biết, đây là một trong những cách để anh quảng bá sản phẩm của mình ra bên ngoài.

Sinh năm 1983, song bề ngoài anh Quý trẻ hơn tuổi khá nhiều. Trước đó, anh tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội nhưng lại thành công với vai trò là một lập trình viên phần mềm (IT).

10 năm tâm huyết với nghề, anh Quý là coder thuần túy khi làm lập trình viên tại tập đoàn FPT rồi lên làm team leader (trưởng dự án), giám đốc bộ phận ở những công ty, tập đoàn lớn như VCCorp, Vingroup…

 


Facebook là mộ trong những kênh được anh Quý lựa chọn để quảng bá và kinh doanh sản phẩm. Ảnh chụp màn hình.

Facebook là mộ trong những kênh được anh Quý lựa chọn để quảng bá và kinh doanh sản phẩm. Ảnh chụp màn hình.

 

Năm 2014, tại đơn vị cuối cùng anh từng làm việc, là một trong những người đầu tiên tham gia dự án VinEcom của VinGroup, anh Quý nhận ra được tiềm năng của Internet là rất lớn. Từ đó, chàng trai 31 tuổi nung nấu ý định về một dự án khởi nghiệp cho riêng mình.

Thế nhưng, là trụ cột chính gia đình một vợ và 2 con nhỏ, việc từ bỏ một công việc với mức lương cao ở một tập đoàn lớn là một bài toán liều lĩnh.

Cũng vì thế, phải mất 2 tháng băn khoăn trăn trở, anh Quý mới quyết định trình đơn xin thôi việc.

Với lợi thế là dân IT, từng tiếp cận thường xuyên với những đội làm sale, marketing nên các khâu dựng web, chạy quảng cáo với anh khá dễ dàng.

Chỉ sau một thời gian ngắn qua Facebook, Google,… lượng khách hàng biết và mua sản phẩm tăng lên đáng kể. Hiện trang Facebook của anh đã có tới 34.000 lượt thích với hơn 3.000 lượt truy cập mỗi ngày.

Khởi nghiệp ở tuổi quá 30 khó cho phép mình được "sửa sai" lần nữa

Rẽ trái con đường nghề nghiệp từ một anh kỹ sư phần mềm sang làm kinh doanh là một điều không hề dễ dàng với anh chàng ở tuổi “over 30”. Vì lẽ đó, những vấn đề về đầu vào - ra, và đặc thù sản phẩm là những thách thức lớn.

Rất may, chị Thu, người bạn đời của anh Quý lại là người gỡ rối những vấn đề này.

“Internet phát triển là cơ hội cho những sản phẩm truyền thống được quảng bá dễ dàng hơn. Trong khi đó, gốm sứ Bát Tràng là một trong những sản phẩm truyền thống hữu ích trên chính quê hương mình, nhưng chưa có đơn vị nào đứng ra quảng bá thương hiệu tới người tiêu dùng trong và ngoài nước. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội rất lớn”, vợ anh Quý cho hay.

 


Quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với lĩnh vực hoàn toàn mới, song anh Quý cho biết không cho phép mình sửa sai ở tuổi quá 30. Ảnh: M.Lan.

Quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với lĩnh vực hoàn toàn mới, song anh Quý cho biết không cho phép mình "sửa sai" ở tuổi quá 30. Ảnh: M.Lan.

 

Tuy nhiên, điều khiến vợ chồng anh phải đau đầu là bản quyền hình ảnh. Mẫu mã sản phẩm của làng gốm bị sao chép và làm giả rất nhiều là nguyên nhân khiến các xưởng đều “lắc đầu” khi anh Quý đề nghị chụp ảnh sản phẩm để quảng bá trên Facebook.

Thế nhưng, với các đơn đặt hàng liên tục gọi tới, hơn 100 sản phẩm được bán ra mỗi ngày, trong đó 70% qua hình thức online đã thuyết phục được các chủ xưởng ở đây đồng ý.

“Đặc thù của làng nghề là bán khá chậm vào những tháng hè. Tuy nhiên, khi bán online, sản phẩm được quảng bá mọi lúc mọi nơi, lượng giao dịch hiệu quả và khá đều. Do đó, đây chính là ưu điểm dễ nhận thấy khi đưa sản phẩm truyền thống quảng bá trên mạng xã hội”, anh Quý cho hay.

Một vấn đề không tránh khỏi là ngay sau khi trang web Battrangonline ra mắt được 2 tháng thì đã có đơn vị "clone" toàn bộ nội dung webiste bán cho các đơn vị khác.

Thế nhưng, anh Quý cho biết, đây không phải điều anh lo lắng. Bởi theo chủ website này, “trăm người bán, vạn người mua”, không phải ai cũng có web là sẽ bán được hàng.

Mặt khác, với anh, khi càng có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ càng chứng tỏ mục tiêu quảng bá sản phẩm truyền thống mà bấy lâu nay anh mong muốn trở nên dễ dàng hơn.

Bước sang một lĩnh vực hoàn toàn mới, anh Quý cho biết, anh đã chuẩn bị rất nhiều từ vốn, kinh nghiệm cho đến tâm lý. Bởi theo anh, thất bại khi khởi nghiệp ở tuổi 30 dễ biến những người làm startup trở thành đứa trẻ 18 - trong tay không có gì.

Nếu mình còn trẻ, thì thất bại có thể làm lại được. Nhưng khởi nghiệp ở cái tuổi đã quá 30, khó có thể cho phép ‘sửa sai’ lần nữa”, anh Quý nói.

Theo anh Quý, đặc thù trong kinh doanh là phải thực sự hiểu biết về sản phẩm mà mình đang bán. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ số, startup buộc phải có người biết về công nghệ để quảng bá sản phẩm, không thì sẽ cực kỳ khó khăn.

CafeBiz/Theo Trí Thức Trẻ