Pin dự phòng Trung Quốc tại Việt Nam có… cát bên trong

on .

Khi tháo viên pin dự phòng ghi “Made in China” có 4 lõi pin, người sử dụng tá hỏa vì có… cát bên trong.

Anh Đoàn Lưu Nguyễn, một kỹ sư điện tử tại Phú Nhuận, TP.HCM, sử dụng viên pin dự phòng dung lượng 10.400mAh nhưng thấy thời lượng dùng không đúng với dung lượng ghi trên nhãn nên đã tháo pin ra. Theo anh Nguyễn, viên pin có chứa 4 lõi pin (cell), gồm hai màu xanh và hồng. Trong đó, 2 lõi màu xanh hoàn toàn không gắn vào mạch điện, khi tháo ra thì hai lõi này chứa toàn… cát. Như vậy, thực tế viên pin này chỉ có hai lõi màu hồng là hoạt động, giải thích cho việc dung lượng pin không đủ 10.400mAh.

Pin du phong Trung Quoc tai Viet Nam co… cat ben trong - Anh 1

Viên pin dự phòng không nhãn mác, ghi "Made in China" với dung lượng 10.400mAh.

Pin du phong Trung Quoc tai Viet Nam co… cat ben trong - Anh 2

Khi tháo ra, hai lõi pin màu xanh không hề được gắn vào bo mạch.

Pin du phong Trung Quoc tai Viet Nam co… cat ben trong - Anh 3

Tháo lõi pin màu xanh thì có... cát bên trong - Ảnh: Đoàn Lưu Nguyễn

Anh Nguyễn cho biết mua viên pin này với giá chưa tới một trăm ngàn đồng ở một cửa hàng tại TP.HCM khoảng 6 tháng trước. Thời điểm đó anh khá thắc mắc vì giá pin quá rẻ, và đã mua khá nhiều để tặng cho những người quen. Anh đoán các viên pin đã tặng có thể cũng lâm tình cảnh tương tự, tức một nửa pin sẽ chứa cát.

Với dung lượng 10.400mAh, một viên pin dự phòng của Xiaomi hiện nay có giá khoảng 280.000 đồng. Cách đây 6 tháng, viên pin này có giá cao hơn.

Hải Đăng

Nguồn: Báo Mới

9 dấu hiệu cho thấy máy tính đang tải về malware

on .

Adobe phát hành công cụ phân loại malware mã nguồn mở Đề phòng malware đột nhập BIOS Malware bắt người dùng trả tiền mới cho khởi động Windows 20.000 website nhiễm malware 20% số máy tính Mac 'sống chung' với malware

Adobe phát hành công cụ phân loại malware mã nguồn mở Đề phòng malware đột nhập BIOS Malware bắt người dùng trả tiền mới cho khởi động Windows 20.000 website nhiễm malware 20% số máy tính Mac 'sống chung' với malware

Hầu hết máy tính của người dùng đều "hở sườn" vài chỗ để malware tấn công, nhưng đó cũng là những lỗ hổng phổ biến nhất.

Trong đó, cách lừa người dùng vô tình tải về một thứ gì đó như là trojan để âm thầm chạy trên máy tính được cho là thường gặp nhất, chủ yếu là lừa qua email hay dụ người dùng truy xuất một trang web nào đó.

Đôi khi rất khó để bạn nhận diện đâu là email, website thật hay giả. Dưới đây là những mẹo giúp bạn dễ dàng nhận diện chúng hơn.

1. Email có link download nghi ngờ

Bạn có thể nhận được những thông tin xem chừng rất chính thống, hợp lệ nhưng 99% đó là email rác hoặc email độc hại . Vì các dịch vụ email luôn có những chức năng chống thư rác mặc định nên hầu hết những công ty muốn tiếp thị sản phẩm thì họ thường chạy các kênh quảng cáo khác thay vì newsletter ít hiệu quả. Bạn cần biết như vậy, nên hãy hết sức thận trọng với email.

9 dau hieu cho thay may tinh dang tai ve malware - Anh 1

Ảnh minh họa.

2. Những quảng cáo về phần mềm chống malware, công cụ dọn dẹp đĩa và các công cụ tối ưu hệ thống

Bạn biết chương trình chống virus có giao diện như thế nào khi chúng quét malware, nên bạn sẽ nhận ra ngay sự khác biệt của một phần mềm giả mạo quét virus. Nói chung, các chương trình quét virus "hàng thật" sẽ không xổ thẳng ra khi bạn đến một trang web nào đó, bắt đầu quét máy tính của bạn rồi cho bạn biết hệ thống đang nhiễm một đống virus. Chương trình quét virus thực sự chỉ hiện ra và cho bạn biết nó đã chặn một chương trình malware nào đó. Còn “đồ giả” thường cũng muốn quét toàn bộ máy tính của bạn.

Kẻ viết malware cũng muốn giấu mã độc của chúng trong những ứng dụng nén file, dọn dẹp đĩa cứng hay các chương trình tối ưu hệ thống. Đừng cài đặt những chương trình giúp tối ưu hệ thống. Vì hầu hết chúng đều là rác, cho dù chúng có là ứng dụng thực sự đi chăng nữa.

3. Các trang web yêu cầu cài phần mềm

Rất hiếm trang web nào yêu cầu bạn phải cài thêm một ứng dụng hay một plug-in nào đó để xem được trọn vẹn nội dung trang. Hầu hết những trang web yêu cầu bạn điều này thường là do tin tặc chỉnh sửa lại để lừa bạn cài đặt phần mềm. Vì vậy, đừng bao giờ cài phần mềm từ trang web trừ khi bạn chắc 100% rằng phần mềm ấy thực sự cần đến và là phần mềm hợp lệ.

Những phần mềm dạng này thường là Java, Adobe Acrobat và Flash. Bạn cần cảnh giác cao độ nếu máy tính của bạn đã có ba ứng dụng bên trên rồi nhưng trang web vẫn yêu cầu cài đặt. Còn nếu hệ thống chưa có, mà đường link lại không dẫn vào trang web chính thức của ba phần mềm trên thì bạn cũng đừng nên cài.

4. Chương trình tải về không chạy đúng mục đích

Cho rằng bạn theo một yêu cầu tải về và chạy phần mềm để có thể xem được một file "mã hóa" nào đó. Nhưng sau khi thực hiện theo các bước hướng dẫn, bạn không thể đọc được tài liệu (có thể file đó là mồi). Hoặc bạn chỉ tải về một ứng dụng hứa hẹn sẽ tăng tốc độ xử lý máy tính, nhưng không tác dụng. Vài chương trình trojan vẫn thực hiện đúng những gì chúng cam kết, nhưng đa phần là không.

5. Máy tính chậm hơn rất nhiều sau khi cài đặt

Nếu vừa cài đặt một chương trình vào máy và kể từ đó, máy tính chạy chậm thấy rõ thì bạn nên nghi ngờ mình vừa cài malware. Nếu bạn cài đặt một ứng dụng nào đó có dung lượng lớn, cần đến nhiều tài nguyên phần cứng mà sau khi chạy, hệ thống chậm hơn thì có thể chấp nhận được. Còn nếu chỉ cài một ứng dụng nhỏ mà máy tính lại ỳ ạch thì rõ ràng có một cái gì đó đang "ngốn" tài nguyên của hệ thống.

6. Công cụ chống virus bị vô hiệu hóa

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất: công cụ chống malware hay tường lửa của bạn bị vô hiệu hóa, không còn hoạt động nữa. Trừ khi bạn bải về và cài một phần mềm chống virus khác hay tường lửa cá nhân nào khác thì cái cũ vẫn nên trong tình trạng hoạt động. Đó là lý do mà nhiều chương trình độc hại tự động vô hiệu hóa đi những chức năng bảo vệ hiện thời trên hệ thống.

7. Task Manager không chạy được

Tựa như mục số 6 bên trên, nếu bạn khởi động Task Manager nhưng tiện ích này không chạy được thì có lẽ là do malware. Đôi lúc, Task Manager chỉ hiện lên đúng 1 giây rồi biến mất. Tình huống này cũng tương tự.

8. Không thể gỡ bỏ ứng dụng

Một chương trình hợp lệ luôn đưa ra tùy chọn gỡ bỏ nó, nhưng các chương trình malware không thích bị gỡ bỏ. Nếu một chương trình mà bạn mới tải về không có tính năng gỡ bỏ thì hãy cẩn thận.

Nếu ứng dụng đó có một tùy chọn gỡ bỏ nhưng khi nhấn vào không có tác dụng gì, bạn cũng cẩn thận luôn. Còn trong quá trình gỡ bỏ, đôi khi ứng dụng bị treo hoặc thất bại, đó cũng là dấu hiệu không vui.

9. Các điều khoản sử dụng dành cho người dùng cuối (EULA) không giống ai

Hầu hết người dùng chẳng ai đọc các điều khoản sử dụng ứng dụng (EULA) trước khi họ cài đặt ứng dụng. Nhưng với một số ứng dụng độc hại thì điều khoản sử dụng đầy lỗi chính tả trình bày cẩu thả. Có thể bạn khó nhận ra vì EULA lắm lúc viết rất dài và rườm rà, nhưng hãy kiểm tra đột xuất một câu, từ nào đó.

Nên làm gì?

Khi bạn nghi ngờ, đừng chần chừ mà hãy bỏ ứng dụng đó ngay.

Nếu buộc phải đóng trình duyệt thì bạn nên đóng hẳn và mở lại trình duyệt. Nếu đó là phần mềm thực sự hợp lệ mà bạn cần để truy cập được một website nào đó thì bạn hãy đến thẳng trang web của nhà sản xuất phần mềm đó để tải về và cài đặt. Ví dụ, nếu bạn cần Adobe Acrobat, hãy mở một cửa sổ trình duyệt mới để đến adobe.com và cài đặt từ đó.

Chuyện gì xảy ra nếu đã quá trễ?

Bạn hãy mở ngay ứng dụng quét virus và quét để xem có điều gì bất thường xảy ra trên hệ thống hay không. Nếu bạn đang dùng máy Windows, hãy sử dụng tiện ích Process Explorer của Microsoft để kiểm tra mọi file thực thi, đối chiếu với 57 engine chống virus.

Nguồn: Báo Mới

Các nhà quảng cáo hãy đọc báo cáo này để đọc vị khách hàng online ở Việt Nam

on .

Người Việt đang xem video phổ biến tới mức theo báo cáo, khi hỏi những người dùng Internet thì có tới hơn 1/2 số người được hỏi trả lời rằng họ xem video hàng ngày

Cac nha quang cao hay doc bao cao nay de doc vi khach hang online o Viet Nam - Anh 1

Báo cáo “Tìm hiểu hành vi người dùng Việt Nam” mới được công bố từ Google cuối tháng 6 vừa qua đã chỉ ra nhiều điểm thú vị trong hành vi của lớp những người sử dụng Internet tại Việt Nam.

Theo đó, với những thống kê của mình, Google đã chỉ ra rằng người dùng Việt Nam đang sở hữu nhiều di động nhiều hơn máy tính và cách tiếp cận người dùng hiệu quả nhất đối với các nhà quảng cáo hiện nay là qua các video đăng tải trên mạng.

Người dùng Việt Nam đang sở hữu nhiều di động hơn máy tính

Theo báo cáo thì tính đến thời điểm hiện tại, số điện thoại di động tại Việt Nam đang nhiều hơn số máy tính là 9%. Với con số này, Việt Nam đứng chung hàng với Trung Quốc về mức chênh lệch điện thoại di động nhiều hơn máy tính. Thông qua nhận định này, Google cũng nhấn mạnh trong báo cáo về xu hướng quảng cáo qua điện thoại di động đang rất thịnh hành tại Việt Nam.

Cac nha quang cao hay doc bao cao nay de doc vi khach hang online o Viet Nam - Anh 2

Số dương: điện thoại di động nhiều hơn máy tính; số âm: điện thoại di động ít hơn máy tính.

Nhìn nhận từ báo cáo, có thể thấy hầu hết người dân các nước châu Á đều sở hữu số điện thoại di động nhiều hơn máy tính. Ở mức cao về tỷ lệ này phải kể đến Hong Kong và Indonesia, khi người dân ở 2 nước này sở hữu nhiều di động hơn máy tính tới hơn 20%, nghĩa là trung bình một người cứ sở hữu 1 chiếc máy tính thì sẽ sở hữu hơn 1,2 - 1,3 chiếc điện thoại . Cá biệt, với Malaysia, con số này là cao nhất và lên tới 36%.

Trong khi đó, điều ngược lại diễn ra ở các nước phương Tây. Với hầu hết các quốc gia ở đây, đặc biệt là Mỹ, Pháp hay Đức, người dân đều sử dụng ít điện thoại hơn máy tính.

Xem video là hoạt động phổ biến nhất của người sử dụng điện thoại Việt Nam

Bên cạnh những thao tác truy cập vào các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber hay vào các công cụ tìm kiếm toàn cầu như Google, báo cáo cũng chỉ ra rằng xem video là hoạt động phổ biến thứ 3 khi một người sử dụng điện thoại tại Việt Nam.

Theo đó, tính trung bình với thời gian sử dụng điện thoại 10 phút thì mỗi người sử dụng có thể dùng hơn nửa số thời gian đó để xem video. Thậm chí, con số tỷ lệ 54% của xem video còn không hề thua kém tỷ lệ sử dụng thời gian truy cập vào các công cụ tìm kiếm trên mạng (56%) hay tỷ lệ thời gian truy cập vào các mạng xã hội (59%).

Cac nha quang cao hay doc bao cao nay de doc vi khach hang online o Viet Nam - Anh 3

Thậm chí, tính trên tổng số 22 triệu người đang sử dụng smartphone tại Việt Nam, xem video qua điện thoại mới là hoạt động dẫn đầu. Google chỉ ra rằng cứ 10 người Việt khi online qua điện thoại thì sẽ có tới gần 8 người xem video (77%). Các hoạt động khác như sử dụng công cụ tìm kiếm, chơi game hay check email đều có tỷ lệ thấp hơn hẳn xem video online.

Cac nha quang cao hay doc bao cao nay de doc vi khach hang online o Viet Nam - Anh 4

Như vậy, chính việc xem video mới là hoạt động chính mà người dùng điện thoại Việt Nam đang làm hàng ngày. Thậm chí, và chỉ có duy nhất 2% trả lời không bao giờ xem video khi online.

Tại sao lại như vậy và các nhà quảng cáo nên làm gì?

Như thường lệ, tỷ lệ thời gian truy cập vào các trang mạng xã hội vẫn là nhiều nhất (59%) nhưng chính xem video mới là hoạt động được người dùng làm nhiều nhất khi quyết định cầm điện thoại lên để online. Vậy điều đó nguyên nhân từ đâu ?

Thứ nhất, phải kể đến xu hướng xem video, trên tất cả các thiết bị kết nối chứ không riêng gì điện thoại, đang ngày càng phổ biển tại Việt Nam nói riêng và các nước khu vực Đông Nam Á.

Thật vậy, một nghiên cứu của Nielsen, thăm dò ý kiến của hàng chục nghìn người trên 61 quốc gia để tìm hiểu về xu hướng xem “video theo nhu cầu” đã từng cho kết quả rất ấn tượng tại Việt Nam, với 9 trong 10 người Việt được hỏi cho biết họ có xem các “video theo nhu cầu”, ở mọi thể loại và mọi thời lượng. Con số này còn ấn tượng hơn cả trung bình trung 76% của các khan giả Đông Nam Á.

Nguyên nhân thứ hai và đóng vai trò quan trọng hơn là sự phát triển của các mạng xã hội mà trong đó nổi bật nhất là Facebook, trang mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam.

Mục tiêu hướng đến một mạng xã hội mà người dùng có thể làm nhiều thứ hơn chỉ là những chức năng truyền thống là đăng ảnh, like, share, comment hay nhắn tin cho bạn bè, Facebook giờ đây đã cải thiện rất nhiều chức năng để biến mình dần trở thành một “xã hội online” đúng nghĩa. Trong đó, có những chức năng giúp cho việc đăng tải video clip trở nên gần gũi hơn và dễ dàng hơn với người dùng, mà livestream, hay cho các video tự động chạy mà không cần nhấn chuột là hai trong số đó.

Kết quả là, những thống kê gần đây đã cho thấy lượng người xem video qua Facebook, chứ không phải qua nhiều website đăng tải video truyền thống, đang tăng chóng mặt, đã phần nào giải thích tại sao người Việt Nam đang xem video nhiều đến vậy.

Bên cạnh đó, trang web đăng tải video lớn nhất thế giới là Youtube cũng vẫn chiếm được cảm tình người dùng điện thoại Việt Nam khi đứng trong top 3 các website phổ biến nhất tại Việt Nam (Top 3 bao gồm Facebook, Youtube và Nhaccuatui.com). Điều đó lại càng chứng tỏ xu hướng xem video online hiện giờ tại Việt Nam.

Trong một hội thảo tổng kết xu hướng marketing năm 2015 và đưa ra những xu hướng làm quảng cáo mới trong năm tới, tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (SBA), các chuyên gia đã từng nhấn mạnh vềviệc sử dụng video marketing đã đang rất thành công và sẽ trở thành một xu hướng lớn trong năm 2016 này.

Hiện nay, không chỉ Facebook mà ngay cả Google cũng đang thay đổi trong chính sách quảng cáo và hướng sự tập trung người dùng vào các video. Theo nhận định từ hội thảo tổng kết trên, các nhà quảng cáo online cần nắm bắt xu hướng sử dụng video marketing và tích cực tiếp cận người dùng qua điện thoại di động để đạt hiệu quả cao nhất cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Vượng Lê

Theo Trí Thức Trẻ

 

Nguồn: Báo Mới

Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong vận tải hành khách tại 8 tỉnh, thành phố.

on .

Bộ GT-VT tiếp tục triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố miền Trung và phía Nam gồm: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa và Đồng Tháp.

Trien khai ung dung khoa hoc cong nghe trong van tai hanh khach tai 8 tinh, thanh pho. - Anh 1

Bộ GT-VT công bố triển khai ứng dụng Vinasun app trong hoạt động vận tải hành khách tại 8 tỉnh, thành phố.

Ngày 14-7, tại Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh, Bộ GT-VT phối hợp cùng Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh công bố việc thực hiện “Đề án thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ và quản lý kết nối hoạt động vận tải khách theo hợp đồng” của Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Corp.) trong thời gian 2 năm (từ tháng 7-2016 đến tháng 7-2018).

Theo đó, Vinasun Corp. được phép triển khai thí điểm việc cung cấp ứng dụng Vinasun app cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa và Đồng Tháp. Cụ thể, các xe hợp đồng được kết nối bằng Vinasun app sẽ được dán tem nhãn hiệu V.CAR.

V.CAR là một dịch vụ mới của Vinasun Corp. hoạt động thông qua ứng dụng Vinasun app trong kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách bằng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tablet… đã được các Sở GT-VT cấp phù hiệu xe hợp đồng.

Cụ thể, khách hàng đặt xe qua ứng dụng Vinasun app sẽ quản lý được lộ trình và tiền cước cho quãng đường di chuyển hiển thị trên tablet hoặc trên điện thoại di động của hành khách. Đồng thời, khách hàng có thể thanh toán tiền cước bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ qua máy POS (chấp nhận tất cả các loại thẻ ATM nội địa và quốc tế).

Riêng xe V.CAR do Vinasun đầu tư và đang thử nghiệm tại một số tỉnh, thành phố với 2 dòng xe Camry và Fortuner, với giá cước tương đương với taxi truyền thống, được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao.
Vinasun Corp. đã ứng dụng đặt xe Vinasun app với loại hình taxi truyền thống trên 6.300 xe tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa...

Tại buổi công bố, ông Lê Hoàng Minh, Phó giám đốc Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện việc ứng dụng phần mềm kết nối giữa người đi với các doanh nghiệp vận tải hành khách được Bộ GT-VT cho phép thực hiện thí điểm tại hai đơn vị là Taxi Vinasun và Grab.

Cũng theo ông Minh, khác biệt lớn nhất trong việc thí điểm là nếu như theo Nghị định 86 của Chính phủ, các xe chạy hợp đồng đều phải có hợp đồng bằng giấy về vận chuyển hành khách, còn đối với hai đơn vị Taxi Vinasun và Grab sẽ thực hiện vận chuyển hành khách bằng hợp đồng điện tử.

“Có thể nói, đây là bước tiến quan trọng nhất trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải hành khách, cũng là khác biệt đối với phần mềm Uber hiện nay. Đối với các doanh nghiệp và hợp tác xã nếu liên kết với Uber, ngoài việc phải có giấy phép kinh doanh, phù hiệu và tuân thủ đầy đủ các quy định của Nghị định 86 thì các hợp đồng vận chuyển hành khách cũng chỉ được thực hiện trên giấy”, ông Minh nói về bước tiến trong dịch vụ khi tham gia thí điểm so với phần mềm Uber hiện nay.

Cũng theo đại diện Bộ GT-VT, quan điểm của Bộ GT-VT luôn ủng hộ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong vận tải hành khách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách, đồng thời, giúp doanh nghiệp vận tải quản lý chặt chẽ hơn và hỗ trợ đắc lực cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý đối với loại hình vận tải hành khách.

Đây cũng là bước tiến trong việc quản lý và điều hành vận tải hành khách tại TP Hồ Chí Minh. Đề nghị Sở GT-VT TP tiếp tục cập nhật thông tin để hoàn chỉnh hơn về dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách.

Ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Vinasun Corp. cho biết, trước mắt, Vinasun sẽ tăng đầu xe Vcar thuộc sở hữu của Công ty tại các tỉnh, thành phố mà Bộ GT-VT cho phép. Về lâu dài, Vinasun sẽ hoàn thiện phần mềm và nâng cấp dịch vụ để có thể cung cấp phần mềm với tiện ích tốt nhất cho các đơn vị kinh doanh vận tải, các hợp tác xã vận tải đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, hướng đến mục tiêu khách hàng là trên hết.

Cũng theo ông Hỷ, từ khi đưa Vinasun App vào khai thác, khách báo thất lạc hành lý giảm đáng kể từ 270 vụ/tuần xuống còn dưới 100 vụ/tuần; lái xe tự giác khai báo và trả lại tài vật cho khách bỏ quên hoặc rơi rớt trên xe tăng nhanh từ 1500 vụ/tháng lên trên 2400 vụ/tháng; tìm kiếm thành công hành lý tăng nhanh từ 30% lên 72% số vụ.

Trước đó, từ tháng 7-2015, Vinasun app chính thức thử nghiệm tại thị trường TP Đà Nẵng. Đến tháng 10-2015, Vinasun app chính thức triển khai tại các thị trường TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa…

Hà Tuấn

 

Nguồn: Báo Mới

Báo Nhật bàn chuyện thất nghiệp của cử nhân VN

on .

Bài viết bàn về nguyên nhân thất nghiệp của cử nhân Việt Nam của tác giả Atsushi Tomiyama đăng trên tờ Nikkei của Nhật Bản. Dưới đây là bản dịch nguyên văn bài viết.

Bao Nhat ban chuyen that nghiep cua cu nhan VN - Anh 1

Sinh viên ĐH Việt Đức tại TP.HCM. Ảnh: AP

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số cử nhân thất nghiệp của Việt Nam ngày càng tăng: 192.500 người – chiếm 15% tổng số người thất nghiệp của cả nước. Mặc dù có trình độ học vấn cao cộng nhưng những người tốt nghiệp đại học này thường không có việc làm do các vấn đề về tổ chức.

Trước hết, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào vốn nước ngoài do bị thu hút bởi lực lượng lao động thu nhập thấp. Ví dụ như Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc có 110.000 công nhân viên Việt Nam và có 2 nhà máy ở Thái Nguyên và Bắc Ninh. Hầu hết trong số đó là công nhân, chỉ có một phần nhỏ là có trình độ đại học. Việc phụ thuộc quá mức vào vốn đầu tư nước ngoài gây cản trở cho sự phát triển của ngành công nghiệp nội địa, và số lượng cử nhân ngày càng tăng hiện cũng đang phải làm việc vất vả tại những nhà máy này.

Thứ hai, các doanh nghiệp tập trung ở 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP.HCM. Các công ty lớn hầu hết nằm ở đây. Rất ít tên tuổi lớn có trụ sở ở thành phố lớn thứ 3 là Đà Nẵng – nơi mà mức lương trung bình hàng tháng là khoảng 300 USD – thấp hơn Hà Nội và TP.HCM từ 20-30%. Việt Nam hiện có 63 tỉnh thành và các tỉnh thành này, theo nguyên tắc, là đang tự triển khai những phương cách riêng để thu hút vốn nước ngoài, dẫn đến sự thiếu cân bằng trong việc phân phối các ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, về mặt tích cực, trình độ giáo dục của Việt Nam đang tăng lên. Trong đó, số trường đại học tăng lên hằng năm, số cử nhân tăng 40% so với năm 2010 - lên 4,42 triệu cử nhân vào năm 2015. Nhiều trường học nhiệt tình với công tác giảng dạy đến mức Chính phủ phải cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học.

Nền kinh tế Việt Nam đang mở rộng khoảng 7% mỗi năm – một trong những mức phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Đến khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, nền kinh tế sẽ như có thêm “cánh”. Nuôi dưỡng ngành công nghiệp trong nước và thu hút vốn nước ngoài tới những địa phương khác ngoài 2 thành phố lớn sẽ cải thiện vấn đề việc làm cho các cử nhân đại học. Một nền kinh tế không mang lại lợi ích cho người dân của mình sẽ không thể tồn tại được.

Nguyễn Thảo (Theo Nikkei)

 

Nguồn: Báo Mới.Com