Thông số mAh trên pin là gì? Tại sao smartphone bây giờ khó thay pin thế?

on .

Một thông số thường thấy trên thiết bị di động ngày nay và những câu hỏi từ hàng chục năm nay nhưng chưa có lời giải đáp cho chúng.

Pin điện thoại được xem như phần cứng quan trọng nhất trên thiết bị, vì nếu không có nó chẳng có chức năng nào có thể hoạt động được. Tuy nhiên, những tuyệt tác của công nghệ pin Lithium Ion vẫn còn là bí ẩn với nhiều người sử dụng smartphone.

Trong khi không cần thiết phải có kiến thức toàn diện về các chất hóa học làm nên nguồn điện năng cho các thiết bị cầm tay hay tablet này, việc hiểu các thuật ngữ cơ bản, ví dụ như mAh, sẽ rất hữu ích khi bạn muốn mua chiếc điện thoại.

Lỗ hổng nào giúp hướng dẫn viên TQ hoạt động chui ở VN?

on .

(TBKTSG Online) - Sau khi xuất hiện clip ghi lại cảnh hướng dẫn viên du lịch (HDV) Trung Quốc hoạt động chui, giới thiệu thông tin lịch sử sai lệch đến du khách nước này tại các điểm du lịch ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tổng cục Du lịch và chính quyền các địa phương đã đưa ra các biện pháp xử lý. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ không chỉ là thắt chặt quản lý mà còn là tìm kiếm và bịt lại các lỗ hổng trong Luật Du lịch.

Du khách Trung Quốc trên đường phố Nha Trang - Ảnh: B.U

Thiếu sự phối hợp

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua điện thoại, ông Lưu Đức Kế, Tổng giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist cho rằng, lỗ hổng đầu tiên nằm ở sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan ban ngành. Không chỉ có HDV Trung Quốc, cả HDV Đài Loan, Hàn Quốc cũng công khai hoạt động tại nhiều điểm du lịch trên cả nước từ nhiều năm nay. Thực trạng là như thế nhưng chỉ đến khi có clip HDV Trung Quốc giới thiệu sai lệch các thông tin lịch sử, văn hóa Việt Nam, các cơ quan quản lý mới vào cuộc một cách gắt gao.

Ông Kế cho rằng, từ trước đến nay, việc kiểm soát hướng dẫn viên chỉ do ngành du lịch làm, trong khi đây là vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh, quản lý lao động nước ngoài.

Theo ông Kế, Luật Du lịch hiện nay khá “thoáng” khi cho phép khách nước ngoài đi theo đoàn vào Việt Nam chỉ phải mua dịch vụ từng phần mà không bắt buộc phải mua tour trọn gói. Quy định này tạo điều kiện thuận tiện cho du khách nhưng lại là kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng nhập cảnh vào Việt Nam lao động trái phép theo visa du lịch.

“Phải có sự phối hợp với cơ quan xuất nhập cảnh. Cơ quan này phải áp dụng kiểm soát khách ngay tại cửa khẩu sân bay. Ví dụ như ở Mỹ, dù bạn có visa nhập cảnh nhiều lần nhưng khi đến, họ vẫn hỏi đi du lịch ở đâu, đặt khách sạn nào. Nếu không làm rõ được thông tin này, họ sẽ đề nghị mua các dịch vụ du lịch rồi mới cho vào, nếu không sẽ từ chối nhập cảnh”, ông Kế giải thích.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cũng cho hay, tình trạng HDV nước ngoài hoạt động “chui” tồn tại từ nhiều năm nay ở Khánh Hòa, nhưng các cơ quan dường như đã buông lỏng công tác quản lý.

“Đây không đơn thuần là trách nhiệm của ngành du lịch mà còn cả các cơ quan xuất nhập cảnh, cơ quan quản lý lao động. Bởi lẽ, nhân sự ngành du lịch ở mỗi địa phương hiện còn khá mỏng, không đủ sức kiểm soát được hết lượng khách Trung Quốc. Những HDV chui này khi nhập cảnh vào Việt Nam rồi thì giả dạng làm du khách bình thường hay trưởng đoàn du lịch, nếu không có clip chứng minh họ đang làm HDV thì khó mà xử phạt. Vậy tại sao không kiểm soát ngay từ lúc nhập cảnh vào?”, ông Thành đặt câu hỏi.

Tiêu chuẩn hướng dẫn viên Việt Nam còn khắt khe

Lỗ hổng thứ hai nằm ở chỗ nguồn lực HDV biết tiếng Hoa ở nhiều địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu lớn từ khách Trung Quốc.

Theo ông Thành, hầu hết du khách Trung Quốc đến Việt Nam không sử dụng được tiếng Anh nên cần hướng dẫn viên tiếng Hoa đi theo trong suốt thời gian lưu lại Nha Trang. Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, ở Nha Trang chỉ có 10 HDV  tiếng Hoa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa cấp thẻ HDV quốc tế. Các công ty du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Khánh Hòa đã phải tuyển thêm hướng dẫn viên tiếng Hoa từ các địa phương khác nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu.

“Không phải công ty du lịch Trung Quốc nào cũng làm ăn không đàng hoàng, họ cũng cần HDV tiếng Hoa để đúng với luật pháp Việt Nam và khách hàng của họ hưởng dịch vụ tốt nhưng thật sự là không hề dễ. Với số lượng khách Trung Quốc hiện nay, Khánh Hòa phải cần thêm 500 HDV”, ông Thành nhận định.

Tình trạng thiếu HDV tiếng Hoa nói trên được cho là xuất phát từ quy định của Luật Du lịch ban hành năm 2005, trong đó quy định HDV quốc tế phải có bằng đại học. Thực tế, theo ông Thành, có nhiều lao động khả năng tiếng Hoa tốt, công ty lữ hành muốn thuê về làm HDV nhưng lại bị kẹt ở tấm bằng đại học.

Ông Thành cho rằng, tình hình HDV Trung Quốc hoạt động chui khó mà chấn chỉnh được với các quy định cấp thẻ HDV hiện hành, đồng thời đề xuất ngành du lịch nên chữa cháy bằng cách tạm thời bỏ qua tiêu chuẩn phải tốt nghiệp cử nhân mà chấp nhận những lao động biết tiếng Hoa.

“Sở Du lịch hay Hiệp hội Du lịch tổ chức lớp đào tạo kỹ năng cho những trường hợp này rồi xét cấp thẻ HDV tạm thời. Thẻ này có thể chỉ có hiệu lực trong 3-6 tháng”, ông Thành nêu ý kiến.

Trong 6 tháng đầu năm, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu lượt, tăng gần 48% so với cùng kỳ. Khách Trung Quốc chiếm 1/4 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), mỗi ngày ước tính đón khoảng 1.000 khách Trung Quốc. Còn tại Đà Nẵng, chỉ riêng 6 tháng đầu năm, tổng lượng khách Trung Quốc ước đạt gần 212 ngàn lượt, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện toàn thành phố có 360 hướng dẫn viên tiếng Trung Quốc được thành phố cấp thẻ.

Sở Du lịch Đà Nẵng mới đây đã thông báo, nếu HDV nào phát hiện báo về Sở địa điểm HDV Trung Quốc hoạt động chui, trong vòng 30 phút, cơ quan chức năng sẽ có mặt xử lý. Nếu có bằng chứng cụ thể, đối tượng này sẽ bị trục xuất về nước.

Tổng cục Du lịch cũng đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc vụ HDV Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, bôi xấu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; đồng thời có văn bản gửi Cục Du lịch Trung Quốc, trao đổi về những hành vi phạm của người Trung Quốc như đốt tiền Việt Nam, sử dụng nhân dân tệ mua hàng hóa, làm HDV du lịch trái phép...

 

Nguồn: TBKTSG Online

Mua máy tính đồng bộ chỉ dành cho "gà mờ", dân công nghệ nên tự build PC cho riêng mình

on .

Có 3 lý do để bạn tự build máy tính thay vì mua máy tính đồng bộ.

 
 

Với nhiều người, việc lắp ráp một bộ máy tính dễ như chơi xếp hình vậy, thậm chí số lượng mảnh ghép còn ít hơn, nhưng quan trọng bạn phải biết lắp nó vào đâu, cũng như chọn đúng miếng ghép cho hệ thống của mình nữa. Bởi thế, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà sản xuất máy tính như Dell hay HP vẫn bán ra rất nhiều máy tính được thiêt kế và trang bị sẵn đầy đủ thành phần để có thể hoạt động ngay khi cắm điện. Thường được gọi với cái tên "máy tính đồng bộ".

 


Một ví dụ về máy tính đồng bộ.

Một ví dụ về máy tính đồng bộ.

 

Đây là lựa chọn không tệ cho người dùng ít tìm hiểu về máy tính và chỉ có nhu cầu sử dụng cơ bản, nhưng với dân công nghệ như các bạn, mua máy tính đồng bộ có vẻ không phải một quyết định hợp lý. Trong trường hợp này, có 3 lý do để bạn tự build cho mình một bộ PC thay vì mua máy tính đồng bộ.

Rẻ hơn, rẻ hơn nhiều, rẻ hơn rất nhiều!

Cách đây 7 năm, khi còn là một kẻ "gà mờ", chính tôi cũng từng chọn mua một bộ máy tính đồng bộ ở siêu thị điện máy có cấu hình tương đối thấp và mức giá hơn 8 triệu đồng. Sau đó, khi kiểm tra lại mức giá bán lẻ của các linh kiện bên trong, nếu tự build một hệ thống tương tự, tôi chỉ phải chi ra khoảng hơn 5 triệu đồng.

Hiện nay, các nhà sản xuất vẫn tung ra nhiều sản phẩm máy tính đồng bộ như vậy, nhưng có sự dịch chuyển lên phân khúc cao cấp, với các hệ thống chơi game cấu hình cao. Dù ở phân khúc nào, máy tính đồng bộ vẫn luôn bị coi là "overprice" (giá bán cao hơn giá trị thực). Nhiều cỗ máy chơi game có giá lên tới 60 triệu đồng, nhưng nếu tự xây dựng một hệ thống tương tự, bạn chỉ cần chi ra khoảng 35 - 40 triệu đồng.

 


Một ví dụ về máy tính đồng bộ phục vụ nhu cầu gaming cao cấp.

Một ví dụ về máy tính đồng bộ phục vụ nhu cầu gaming cao cấp.

 

Dễ hiểu, phần giá bán chênh lệch được tính vào chi phí thiết kế và giá trị thương hiệu của sản phẩm. Có thể thấy các máy tính đồng bộ dành cho game thủ luôn có thiết kế vô cùng hầm hố nhờ phần vỏ case không thể tìm được ở đâu. Cùng với đó, được đóng mác thương hiệu nổi tiếng, như dòng sản phẩm Republic of Gamers của ASUS chẳng hạn, giá trị của dàn máy tăng lên phần nào.

Trong trường hợp bạn có đủ khả năng chọn mua và lắp đặt một hệ thống phù hợp với bản thân, cũng như chẳng cần tới "thương hiệu" kia, tự build máy sẽ giúp tiết kiệm được một khoản kha khá. Còn nếu kiến thức về máy tính của bạn là không đủ, hãy tìm tới chính những đại lý bán linh kiện máy tính, họ hoàn toàn có thể giúp bạn lựa chọn và lắp đặt hoàn toàn miễn phí.

Chọn đúng những gì bạn cần

Đó là thứ "xa xỉ" theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng khi bạn mua máy tính đồng bộ. Với các sản phẩm phổ thông, các hệ thống sẽ được xây dựng sẵn tùy theo mục đích sử dụng hướng tới, bạn trả tiền và bê dàn máy về, hoặc trả thêm một chút tiền cho lượng RAM hay bộ nhớ cao hơn, các thành phần như CPU và Mainboard là không thể thay thế.

Ở một câu chuyện khác, nếu tìm tới những cỗ máy chơi game cỡ khủng, có hàng chục lựa chọn để người dùng tùy biến, dù đó có là máy tính đồng bộ đi chăng nữa. Từ VGA, CPU, RAM hay phương tiện lưu trữ, cứ việc lựa chọn, miễn sao bạn có đủ tiền. Quả thực với các sản phẩm cho phép bạn lựa chọn thoải mái, đưa bạn lên đúng nghĩa của từ "thượng đế", chúng đều nằm ở cao cấp và có giá bán "overprice", như những gì tôi đã nói trong lý do đầu tiên.

 


Lựa chọn những thành phần phù hợp với nhu cầu và tài chính cá nhân.

Lựa chọn những thành phần phù hợp với nhu cầu và tài chính cá nhân.

 

Trong khi đó, nếu chọn phương án tự build một dàn máy, bạn sẽ có cơ hội chọn lựa từ A-Z các thành phần của hệ thống. Chọn một CPU vừa tầm do nhu cầu công việc không quá lớn, dành tiền cho một VGA lớn hơn bởi chơi game mới là mục đích chính.

Hơn ai hết, chính người dùng biết họ cần những gì, và đâu là một hệ thống ưng ý đáp ứng tốt nhu cầu cũng như khả năng tài chính của họ. Bởi vậy, việc tự xây dựng và chọn linh kiện phù hợp nên được đặt lên hàng đầu.

Tự build máy tính thật tuyệt!

Chưa nói tới những "con nghiện" phần cứng máy tính, coi việc build và modding hệ thống là một niềm đam mê, với người dùng thông thường, sử dụng máy tính do chính tay mình hoàn thành cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.

Khi bạn nhìn vào dàn máy nằm trong góc cá nhân, dù nó chưa thật sự đẹp, cấu hình chưa thật sự mạnh, nhưng bạn có thể tự hào rằng chính mình đã tạo ra nó, chứ không phải Dell, Acer, HP hay một nhà sản xuất nào đó.

 


Thật tuyệt khi trải nghiệm hệ thống do chính mình xây dựng nên.

Thật tuyệt khi trải nghiệm hệ thống do chính mình xây dựng nên.

 

Nghĩ tới quá trình bạn bôi keo tản nhiệt cho CPU, lắp từng con ốc, cho tới việc đi dây gọn gàng, đó là một trải nghiệm tuyệt vời cho tới khi bạn ngồi vào bàn và sử dụng dàn máy đó. Ngay cả các trục trặc trong quá trình lắp đặt cũng rất đáng nhớ. Ai cũng từng rơi vào tình huống oái oăm như lắp đủ các các thành phần mà nhấn nút nguồn máy vẫn không chạy đúng không?

Khi bạn tự xây dựng một bộ máy tính cho riêng mình, bạn có thể nắm được vấn đề của từng thành phần trong đó. Khi hệ thống gặp vấn đề, bạn biết nó tới từ đâu, tìm ra giải pháp và xử lý ngon lành thay vì mang tới nơi bạn mua nguyên cả bộ để bảo hành.

 

Nguồn: GENK

Tin vui cho tất cả các coder: Dự án thư viện mã nguồn khổng lồ chính thức lên sóng

on .

Sau một thời gian dài thai nghén, Software Heritage cuối cùng cũng chính thức lên sóng, tin cực vui cho các nhà phát triển trên toàn thế giới.

 
 

Dự án Software Heritage (di sản phần mềm) với mục tiêu “thu thập, sắp xếp, bảo tồn và tạo một kênh truy cập tiện lợi nơi các nhà phát triển có thể dễ dàng tìm thấy mã nguồn của tất cả các phần mềm đang có mặt trên thị trường hiện nay” đã chính thức khởi động từ 30/6 vừa qua. Các nhà phát triển đã có thể truy cập và sử dụng kho mã nguồn đồ sộ này.

 

 

 

Tự nhận là “Wikipedia cho phần mềm”, “thư viện khổng lồ nhất thế giới về phần mềm”, dự án này hy vọng sẽ tạo được một kênh chia sẻ kiến thức rộng lớn về phần mềm, lập trình cũng như trở thành một nguồn tham khảo chất lượng cho các nhà phát triển trên toàn thế giới.

Dù mới chỉ chính thức khởi động nhưng những người phụ trách dự án cho biết đã “thu lượm được một lượng mã nguồn thậm chí thuộc hàng lớn nhất thế giới.” Số lượng mã nguồn được biết có thể đã đạt tới 2 tỷ file, 600 triệu commit và 22,7 triệu dự án khác nhau.

Phần lớn số này bao gồm các mã nguồn mở, không tùy biến từ GitHub, các gói mã nguồn được cộng đồng phần mềm tự do Debian phân phối (từ 08/2015) cùng một số thu thập được từ dự án GNU (từ 08/2015). Như vậy danh sách này có vẻ như rất chú trọng vào các phần mềm miễn phí, mặc dù website chính thức của Software Heritage cho biết mục tiêu hàng đầu của dự án là các mã nguồn mở.

Dự án được khởi xướng viện nghiên cứu INRIA của Pháp, cũng chính là nơi cung cấp hầu hết nhân lực cho dự án. Nhà sáng lập kiêm giám đốc Software Heriatage là Roberto Di Cosmo. Một bài viết blog về việc dự án chính thức khởi động cho biết nhóm phát triển đã dồn sức vào dự án từ hơn 1 năm nay.

Mặc dù INRIA hiện đang điều phối dự án nhưng mục tiêu của viện là khuyến khích một mạng lưới cởi mở các lập trình viên và những tấm gương sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm lưu giữ và bảo tồn các phiên bản phần mềm có sẵn mà họ thu nhặt được với cộng đồng quốc tế.

Thật trớ trêu là đối tác chính của dự án có vẻ như sẽ là Microsoft. Giám đốc mảng công nghệ mở Jean Paolid đã phát biểu rằng “Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực xây dựng một dự án có thể thu thập và bảo tồn kiến thức của con người dưới dạng code cho các thế hệ sau cũng như hỗ trợ các lập trình viên hiện nay tìm kiếm các đoạn code có thể ‘tái sử dụng’. Software Heritage cũng rất hân hạnh khi được là một trong những đơn vị đi đầu sáng kiến này và cũng là một trong những đối tác cung cấp cơ sở hạ tầng Azure để đảm bảo các dữ liệu luôn được ạn toàn và có thể truy cập bất cứ lúc nào.”

Đã có một số bình luận về dự án từ những cái tên nổi bật trong giới điện toán, học thuật hay kinh doanh. Dự án cũng đang tìm kiếm các nguồn đóng góp từ các tổ chức, tập đoàn cũng như các cá nhân mong muốn hỗ trợ cho sáng kiến này.

Với tầm nhìn trở thành nơi thư viện mã nguồn lớn nhất thế giới, Software Heritage hướng đến tạo nên một biểu tượng gắn liền với công nghiệp phần mềm, đồng thời duy trì một cộng đồng kiến thức sôi nổi từ nền tảng lưu trữ của dự án. Software Heritage cũng có mong muốn thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ từ lưu trữ, phân loại cho đến tìm kiếm và phân phối tài liệu.

Một trong những động lực của nhóm thực hiện dự án chính là tầm quan trọng ngày càng gia tăng của phần mềm đối với nghiên cứu khoa học, và từ trước đến nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng. Đại diện dự án cho biết “Khoa học đang ngày càng dựa nhiều hơn và các phần mềm. Để đảm bảo cho sự phát triển của khoa học, chúng ta cần bảo các phần mềm. Lưu giữ một lượng lớn mã nguồn như vậy có thể sẽ rất khó khăn nhưng cũng có thể mở đường cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn về phần mềm."

Software Heritage cũng tin tưởng rằng toàn bộ ngành công nghiệp sẽ hưởng lợi từ hoạt động của dự án. Kho lưu trữ mã nguồn chúng tôi đang xây dựng sẽ giúp các nhà phát triển truy vấn lại được nguồn gốc, dữ liệu cũng như các thành tố xây dựng phần mềm họ quan tâm.

 

Nguồn: GENK

Thủ thuật định nhanh bệnh của bộ nhớ RAM

on .

Nếu nghi ngờ RAM trên máy tính có vấn đề thì vài thao tác đơn giản sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm tra được tình trạng sức khỏe của thiết bị phần cứng cực kỳ quan trọng này.

Tương tự các thiết bị khác, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) cũng bị "lão hóa" sau một thời gian sử dụng. Nếu như máy tính của bạn thường xuyên bị đứng, khởi động lại, hoặc thậm chí liên tục xuất hiện BSOD (màn hình xanh) thì nguyên nhân có thể là do RAM đã bị hư.

Những lúc này, để kiểm tra xem thiết bị này có gặp vấn để hay không, bạn có thể sử dụng công cụ Memory Diagnostics.