Bệnh án điện tử: Nguồn dữ liệu lớn vô giá của y học

on .

Benh an dien tu: Nguon du lieu lon vo gia cua y hoc

Từ vài năm gần đây, bệnh án điện tử (BAĐT) được đề cập đến như nguồn dữ liệu quý báu, có khả năng dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu y học. Việc nghiên cứu BAĐT được đánh giá là cách làm hiệu quả để kết nối các nghiên cứu trong hai lĩnh vực Tin sinh học (Bioinformatics) với Tin y học (Biomedical Informatics).

Bệnh án điện tử là gì?

Mỗi người bệnh khi nằm viện đều bắt buộc phải có một bệnh án. Bệnh án ghi lại dữ liệu và thông tin về người bệnh, từ dữ liệu cơ bản như tên tuổi, giới tính, bệnh sử... đến dữ liệu lâm sàng (thu được qua "vọng văn vấn thiết" như lời khai bệnh, triệu chứng bác sĩ thấy khi khám bệnh, thuốc được chỉ định dùng...) và dữ liệu cận lâm sàng (như kết quả xét nghiệm, phim X-quang, chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ MRI).

Niềm vinh dự và khích lệ đối với các nhà khoa học trẻ*

on .

Niem vinh du va khich le doi voi cac nha khoa hoc tre*

Việc trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học trẻ của Bộ Khoa học và Công nghệ không chỉ là niềm vinh dự và khích lệ cá nhân tôi, mà còn khích lệ các bạn đồng nghiệp cũng như các bạn trẻ.

Sau khi tốt nghiệp Khoa Toán-Tin, trường ĐHSP Hà Nội, tôi đã được công tác tại nhà trường làm giảng viên và làm luận văn Thạc sĩ, dưới sự hướng dẫn của GS. Nguyễn Văn Khuê. Được nhà trường tạo điều kiện, tôi đã sang Thụy Điển bảo vệ luận án Tiến sĩ tại trường ĐH Umea vào năm 2008, dưới sự hướng dẫn của GS. Urban Cegrell.

Giáo sư danh tiếng đề xuất cải tổ đại học

on .

Nối tiếp mạch bàn tròn của Hội Khoa học và chuyên gia VN tại Pháp về mô hình "đại học nghiên cứu", GS Lê Văn Cường, một tên tuổi lớn trong giới khoa học kinh tế tại Pháp và quốc tế đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện đào tạo và nghiên cứu của đại học Việt Nam.

“Nhiều công trình của giảng viên chỉ ngang tầm sinh viên Master” 

GS Lê Văn Cường từng giữ vị trí Giám đốc nghiên cứu cấp cao của “Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp” CNRS

Thưa giáo sư, ông nghĩ như thế nào về tình hình nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam?

Tôi đã đọc khá nhiều công trình nghiên cứu của giảng viên các đại học kinh tế ở Việt Nam.

Rất nhiều trong đó chỉ ngang tầm những công trình của một sinh viên vừa tốt nghiệp năm thứ nhất (M1), hay năm thứ hai (M2) Master của các đại học kinh tế ở châu Âu.

Tôi không có con số tiền đầu tư vào nghiên cứu của Việt Nam. Con số đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam là quãng 1% của GDP. Không phải là nhỏ so với con số của Indonesia, Malaysia (quãng 0,5%).

Nhưng câu hỏi đặt ra là hiệu quả của việc đầu tư ấy là như thế nào?

Hơn nữa, tham nhũng ở Việt Nam có làm giảm con số 1% ấy không?

Nếu có, con số thực là bao nhiêu? Nếu những lời đồn về con số tham nhũng (30%) là đúng, thì thật ra Việt Nam chỉ đầu tư quãng 0,7% GDP. Con số này không xa lắm con số hai nước trên.

Cụ thể hơn, về trình độ của giảng viên và việc đào tạo nghiên cứu sinh?

Tôi đã hướng dẫn luận án tiến sĩ cho một số giảng viên đại học của Việt Nam và theo dõi một số giảng viên khác trong quá trình làm luận án.

Một vài người (thiểu số) ra về hai bàn tay trắng vì không đủ can đảm đi tiếp khi nhận thấy trình độ kiến thức của mình quá thấp so với chuẩn các đại học Pháp.

Viện Toán học: Những giải pháp thu hút nhân tài

on .

Vien Toan hoc: Nhung giai phap thu hut nhan tai

Muốn trở thành trung tâm khoa học hàng đầu, vấn đề then chốt là xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Muốn vậy, phải tuyển lựa được cán bộ có trình độ cao hoặc cán bộ trẻ có năng lực. Không khó khăn lắm để liệt kê một số điều kiện cốt yếu: Cán bộ có thu nhập hấp dẫn, mà tốt nhất là bằng lương cao; Cơ sở chất tốt (tối thiểu cũng phải có đủ phương tiện, máy móc, nguyên liệu…); Môi trường làm việc thân thiện.

Thói tật và vượt qua thói tật trong tranh luận

on .

Quan điểm khác nhau, tranh luận có xảy ra là điều khó tránh. Và, có thể nói rất cần thiết nữa, là khác. Nhất là trên các diễn đàn mở như internet. Tranh luận là tranh thắng bằng lí luận. Lí luận càng chặt chẽ, luận chứng càng chắc chắn, thái độ càng nhũn nhặn nhưng không thiếu cương quyết, thì sức thuyết phục càng cao. Với đối phương lẫn người nghe. Thế nhưng, do quá ham thắng, hay phần nào đó – do sợ bẽ mặt trước đám đông, lắm lúc người tham gia tranh luận trở thành ngụy biện, từ đó đẩy cuộc tranh luận vào ngõ cụt, khi quay sang tấn công cá nhân đối phương. Có mấy thói tật thường gặp phải trong tranh luận.