Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp

on .

Viet Nam - Nhat Ban: Hop tac ung dung cong nghe trong nong nghiep

Các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản sẽ cùng phối hợp trong nghiên cứu về các thiết kế, chế tạo, ứng dụng cảm biến và công nghệ thiết bị kết nối Internet (Internet of Things - IoT) trong nông nghiệp nhằm đưa đến ứng dụng tại Việt Nam và khu vực ASEAN.

Ngày 20/7, tại Tp. HCM, Khu CNC Tp. HCM phối hợp Hội Kỹ thuật chính xác Nhật Bản tổ chức Hội thảo quốc tế về lĩnh vực vi cơ điện tử và công nghệ IoT ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp với sự tham gia của các nhà khoa học Nhật Bản và Việt Nam.

Tại hội nghị, nhiều báo cáo trong lĩnh vực cảm biến không dây được trình bày, chủ yếu tập trung vào ứng dụng kiểm soát trong chăn nuôi, nuôi trồng, kiểm soát các điều kiện cho sự phát triển cây trồng, ứng dụng về cảm biến, IoT phục vụ cho nông nghiệp... Một số đề tài, phương thức liên kết mà các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản có thể cùng hợp tác trong lĩnh vực này cũng được đề xuất.

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng Tin sinh học trong Y sinh và phát triển dược phẩm

on .

Day manh nghien cuu va ung dung Tin sinh hoc trong Y sinh va phat trien duoc pham

Hội nghị Y Dược di truyền 2015 (GM2015) được tổ chức nhằm góp phần chuẩn bị cho Việt Nam tư thế sẵn sàng bắt kịp cuộc cách mạng trong nghiên cứu và ứng dụng Tin sinh học trong y học cũng như ngành công nghiệp dược phẩm của thế giới.

Tại GM2015, các đại biểu sẽ cùng thảo luận về những vấn đề mới nhất của lĩnh vực Y Dược di truyền như việc sử dụng kỹ thuật giải trình tự ADN để xác định các đột biến liên quan đến các hệ gene trong ung thư, các hệ gene của người bệnh, hệ gene của các loại vi sinh vật, dược lý của thuốc dưới tác động của hệ gene người, y dược cá thể...

Nếu xếp hạng là một căn bệnh, đối sánh có phải là thuốc chữa? (Kỳ 1)

on .

Mối bận tâm về xếp hạng đại học phản ánh sự thừa nhận nói chung về việc mức tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng bị chi phối bởi kiến thức và các trường có một vai trò trọng yếu trong bối cảnh ấy. Thực tế là, các trường ĐH có một vai trò cốt lõi trong việc hỗ trợ cho chiến lược tăng trưởng kinh tế tri thức và xây dựng xã hội dân chủ cũng như sự cố kết xã hội. Bằng cách tạo ra một lực lượng lao động kỹ năng cao, có năng suất tốt và linh hoạt, bằng cách sáng tạo, ứng dụng và phổ biến tri thức mới, công nghệ mới, các trường ĐH đang giúp cho đất nước họ tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Tuy vậy, những nỗ lực thử nghiệm đo lường và phân tích điều gì mang lại hiệu quả ở các trường đã và đang nhấn mạnh đến hoạt động của từng trường, chẳng hạn như mức độ cạnh tranh đầu vào, thành quả nghiên cứu, khả năng kiếm được việc làm của sinh viên tốt nghiệp, v.v.

Xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học

on .

Xay dung va phat trien nhom nghien cuu manh trong truong dai hoc

Các nhóm nghiên cứu mạnh là hạt nhân phát triển của những Trung tâm nghiên cứu xuất sắc, qua đó thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn kết với các đối tác lớn trong và ngoài nước để cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ KH&CN trọng điểm tầm quốc gia, quốc tế và tạo ra những sản phẩm KH&CN xuất sắc.

Định hướng và nguyên tắc xây dựng

Các nhóm nghiên cứu mạnh ở trường đại học sẽ là nơi tập hợp các thầy giỏi, trò giỏi cùng nhau nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho xã hội và là hạt nhân cho việc phát triển thành những Trung tâm nghiên cứu xuất sắc (Center of Excellence - COE), những yếu tố tiêu biểu cho sức mạnh của một tổ chức KH&CN.

Khó khăn của nhóm nghiên cứu trẻ

on .

Kho khan cua nhom nghien cuu tre

Để tạo dựng được một nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học trẻ phải vượt qua hai vấn đề khó khăn thường trực là thiếu hụt lực lượng và kinh phí đầu tư cho các dự án/đề tài nghiên cứu khoa học.

Có bột mới gột nên hồ

Đề cập đến chuỗi khó khăn khi trở về Việt Nam gây dựng nhóm, PGS. TS Lê Thị Lý, trưởng nhóm nghiên cứu về ứng dụng của Tin sinh học (Bioinformatics) trong nghiên cứu y sinh và phát triển dược phẩm (ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM), cho biết, hai vấn đề thường trực mà chị và nhiều đồng nghiệp khác gặp phải là khó phát triển lực lượng và tìm kinh phí thực hiện đề tài/dự án khoa học.