Số hóa tư liệu Việt: “Khuôn mặt khác” của một nền khoa học

on .

So hoa tu lieu Viet: “Khuon mat khac” cua mot nen khoa hoc

Theo TS Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), không chỉ về mặt học thuật mà cả về phương diện số hóa tư liệu, Việt Nam như một ốc đảo trong lòng thế giới.

Với nhiều nước trên thế giới, việc xây dựng cơ sở dư liệu toàn văn (full-text database) và minh bạch hóa các nguồn tư liệu lịch sử, nhất là các kho lưu trữ mật quốc gia, không có gì mới. Đạo luật Tự do thông tin của Mỹ, Ireland, Israel, Úc, Anh đã yêu cầu chính phủ các nước này phải công khai các tài liệu nội các sau 20-30 năm. Ngay cả Nga, một nước từ chối tham gia vào tổ chức OGP (Open Government Partnership – Hiệp hội chính phủ mở, nhằm thúc đẩy minh bạch hóa thông tin và xã hội dân sự của các quốc gia), thì đến năm 2013, nước này cũng công bố một trang web công khai nhiều tư liệu thời Xô - viết.

Tin sinh học: Chưa khai thác hết tiềm năng

on .

Tin sinh hoc: Chua khai thac het tiem nang

Sự kết hợp giữa khoa học tính toán và công nghệ sinh học nhằm giải thích những cơ chế của sự sống đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới, Tin sinh học (Bioinformatics). Bắt nhịp xu thế phát triển này của khoa học thế giới, các nhà Tin sinh học Việt Nam đã xác định được những hướng đi phù hợp và đạt được thành công bước đầu với một số công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, theo nhận xét của GS. TS Trương Nam Hải (Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam).

Thay đổi phương pháp tiếp cận

Từ khi giải mã được bộ gene người và kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới (NGS – Next Generation Sequence) ra đời, khối lượng dữ liệu trình tự hệ gene tăng chóng mặt, đòi hỏi những kỹ thuật tính toán mới nhằm phân tích số liệu, lắp ráp hoàn chỉnh hệ gene rồi chú giải, tìm hiểu chức năng của nó...

Giải pháp chống lãng phí chất xám

on .

Từng có cơ hội tham gia một hội đồng trao học bổng cho các sinh viên Việt Nam đi làm thạc sỹ nghiên cứu sinh tiến sỹ ở nước ngoài, tôi đã gặp nhiều em không hề được thông tin đầy đủ về các cơ hội việc làm cũng như các lĩnh vực chuyên môn mà đất nước đang cần để phát triển, dẫn đến những lựa chọn sai lầm làm lãng phí kỹ năng chuyên môn và tài năng của các em.

Giáo sư Pháp bàn triển vọng mô hình đại học nghiên cứu ở Việt Nam

on .

Muốn có đại học nghiên cứu ở Việt Nam thì các đại học Việt Nam phải biết làm nghiên cứu, từ giáo sư, giảng viên đến sinh viên.

Ngày 11/4, Hội Chuyên gia Việt Nam tại Pháp tổ chức cuộc thảo luận bàn tròn về giáo dục lần thứ 3 với chủ đề “Đại học nghiên cứu”. Tại sao vấn đề “nghiên cứu” lại được đặt ra đối với các trường đại học? Và kinh nghiệm của phía Pháp cũng như góp ý cho phía Việt Nam ra sao?

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương.

PV Đài TNVN phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương, điều phối viên Ban tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn giáo dục của Hội Chuyên gia Việt Nam tại Pháp.

Hạnh phúc của nhà nghiên cứu độc lập*

on .

Ngày 24/3 vừa qua, nhà nghiên cứu thư tịch cổ Trung Hoa Phạm Hoàng Quân đã được trao giải thưởng Phan Châu Trinh lần thứ tám năm 2015 cho những công trình nghiên cứu sử liệu Trung Quốc liên quan đến biển Đông. Trong diễn từ đọc tại lễ trao giải, ông chia sẻ về những cái sướng cũng như cái khổ từ kinh nghiệm của người đã có gần 20 năm làm nghiên cứu độc lập.

Tôi được sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghiên cứu, bản thân lại không được may mắn học hành chính quy; phương pháp nghiên cứu, các ngành khoa học liên quan và chữ Hán đều mày mò tự học.