Chính quyền điện tử: 3 giải pháp chủ công của TP.HCM

on .

Đại diện Sở TTTT TP.HCM cho biết Thành phố đã chủ động triển khai các giải pháp văn phòng điện tử, tác nghiệp chuyên ngành và 'một cửa' điện tử trong công tác quản lý, điều hành.

Ngày 22/7 tại TP.HCM, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TTTT) TP.HCM phối hợp cùng Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam tổ chức hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử 2015 với chủ đề “Chính phủ điện tử, Y tế điện tử và Giao thông thông minh”.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng chiến lược con người đóng vai trò then chốt trong triển khai Chính phủ điện tử và cần xác định những chủ thể chính tham gia, từng chủ thể cần phải làm gì để giám sát quá trình triển khai. Bên cạnh đó, việc triển khai thành công chính quyền điện tử phụ thuộc vào quyết tâm của lãnh đạo địa phương.

Điển hình là TP.HCM (TP), nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo TP, mà mô hình chính quyền điện tử đã có bước phát triển mạnh mẽ.

CNET nói về việc người Việt Nam tiếp thu bí quyết công nghệ của thế giới

on .

Trong khuôn khổ chương trình Hành trình 2015 (Road Trip 2015), trang tin CNET đã đến Việt Nam để tìm hiểu xem người Việt Nam đã tiếp thu bí quyết công nghệ của thế giới như thế nào trong thời đại số.

Phóng viên của trang tin công nghệ nổi tiếng toàn cầu Cnet viết, TP.HCM – Việt Nam - Tôi đến lớp muộn vào lúc 5h30 chiều, và lúc đó điều hòa nhiệt độ đang bị hỏng. Tôi tháo quai sandal, đây là tập quán bạn nên quen khi ghé thăm nhà và đôi khi là một cơ quan nào đó ở Việt Nam, sau đó tôi hòa vào đám hơn hai chục con người đang ngồi làm việc với hàng dãy các máy tính xếp liền nhau trong một không gian được tạo bởi những bức tường trắng.

Công bố phổ điểm thi THPT quốc gia: Học sinh yếu nhất môn Ngoại ngữ

on .

Tối 23-7, Bộ GD-ĐT đã công bố phổ điểm thi THPT quốc gia. Riêng mông ngoại ngữ cho thấy điểm rất thấp, phần lớn thí sinh đạt từ 1,5 -5 điểm.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, về phổ điểm, hầu hết các môn thí sinh đạt từ 4-7 điểm, riêng môn Toán độ phân hóa cao thấp không rõ rệt. Môn ngoại ngữ điểm rất thấp, phần lớn thí sinh đạt từ 1,5 -5 điểm. Bộ GD-ĐT lưu ý thí sinh cần quan tâm phổ điểm mà Bộ sẽ công bố, theo đó các em sẽ biết có bao nhiêu thí sinh hơn, kém điểm mình, để chọn trường phù hợp.
Môn ngoại ngữ có phổ điểm "xấu"hơn các môn còn lại.

Tại sao không phải là ‘con đại gia đỗ thủ khoa’?

on .

Tại sao bao nhiêu năm nay vẫn cứ là mô-típ con nhà nghèo học giỏi. Sau rất nhiều ngẫm nghĩ, tôi ước hai điều.

Lâu nay, sau mỗi kỳ thi Olympic quốc tế hay đại học, trên các trang báo lại tràn ngập tin, bài về các tấm gương “con nhà nghèo học giỏi” như: bố mẹ sửa khóa con giành huy chương vàng quốc tế, bố mẹ ăn xin nuôi con thi đỗ thủ khoa đại học, sống 10 năm trong ống cống nuôi con thủ khoa đại học, bố mẹ phu hồ con trai đạt 2 huy chương vàng Olympic, Bố lái xe, mẹ bán thịt bò, con HCV Vật lý quốc tế, học trò nghèo quê lúa giành HCV Olympic Toán Quốc tế 2015…

Lễ vinh danh thủ khoa các trường Đại học tại Hà Nội năm 2010.

TIÊU CHÍ CHỌN TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG

on .

Theo thống kê từ trang điện tử JobStreet, mức lương dành cho nhân lực ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) khá cao, từ 23 triệu đồng trở lên.

truong-dai-hoc-cong-nghe-thong-tin niam

Trường ĐH Công nghệ thông tin - Ảnh: Ngô Quốc Hưng

Hiện nay, theo nhận định của các nhà tuyển dụng thì nguồn nhân lực ICT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu không ngừng phát triển của lĩnh vực này, hầu hết các ngành nghề đều có nhu cầu ứng dụng ICT để phát triển. Vì thế, thị trường lao động về lĩnh vực ICT dự báo sẽ luôn trong tình trạng khát nhân lực. Việc chọn lựa môi trường đào tạo phù hợp với nhu cầu học tập và phát triển nghề nghiệp là một câu hỏi lớn cho thí sinh trong bối cảnh có nhiều trường đại học (ĐH) đào tạo ICT như ở VN hiện nay.

Hiện nay, các trường đào tạo về ICT có khá nhiều. Trong đó, các trường nằm trong hệ thống Đại học Quốc gia (ĐHQG) tại Hà Nội và TP.HCM là trường công lập, được đầu tư với ngân sách lớn, đội ngũ giảng viên tốt, cơ sở vật chất hoàn thiện, đủ năng lực cạnh tranh với môi trường giáo dục quốc tế.

Trường ĐH nghiên cứu chuyên biệt về ICT

Luật Giáo dục đại học VN năm 2012 đã phân tầng 3 loại trường ĐH (định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành). Trường ĐH nghiên cứu có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sự ưu tú, tạo ra những kiến thức mới, ý tưởng sáng tạo mới nhằm dẫn dắt tiến bộ xã hội và thúc đẩy sự giàu mạnh của quốc gia.

Hiện nay, trong lĩnh vực ICT ở nước ta chỉ có một trường thuộc loại hình này là Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQG TP.HCM (UIT). UIT là trường ĐH chuyên về lĩnh vực ICT. UIT đã đề ra mục tiêu trở thành ĐH định hướng nghiên cứu và là trường ĐH có đầy đủ các khoa, bộ môn đào tạo 7 ngành học về ICT: khoa học máy tính; công nghệ phần mềm; hệ thống thông tin; an toàn thông tin; kỹ thuật máy tính; mạng máy tính và truyền thông và công nghệ thông tin. UIT là môi trường rất thuận lợi cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu, ứng dụng ICT vào các lĩnh vực liên quan.

Ngoài ra, đội ngũ giảng viên của trường đều là giáo sư, tiến sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Môi trường nghiên cứu khoa học

Sinh viên UIT được tạo điều kiện tốt trong học tập và nghiên cứu. Những năm gần đây, sinh viên UIT liên tục dẫn đầu trong các cuộc thi như Sinh viên với an toàn thông tin (vô địch kể từ khi tham gia cuộc thi đến nay); đoạt giải nhất, nhì, ba các cuộc thi Ứng dụng vi điều khiển Việt Nam (VMAC), Olympic Tin học sinh viên toàn quốc và ACM/ICPC, IT Car, Lập trình xe đua mô hình tự động BKIT Car Rally (BCR), ImagineCup Vietnam 2015… Có được kết quả như trên là nhờ trường đã đầu tư các phòng thí nghiệm và tìm các nguồn hỗ trợ trong học tập, nghiên cứu cho giảng viên và đặc biệt là sinh viên.

Được nhà nước đầu tư, các doanh nghiệp hỗ trợ

Một trường ĐH muốn phát triển mạnh cần được nhà nước đầu tư về tài chính và dự án nghiên cứu, cũng như cần có hỗ trợ từ các doanh nghiệp để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, tạo môi trường thực tập và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp.

UIT không những được nhà nước quan tâm đầu tư mà còn được các doanh nghiệp về ICT ưu tiên hợp tác và hỗ trợ như IBM Việt Nam, Microsoft Việt Nam, VNG, CSC, TMA Solutions, Renesas Design Việt Nam, FSoft...

Đảm bảo tỷ lệ ra trường có việc làm cao

Một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả đào tạo của một trường ĐH là tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm. Số sinh viên ra trường có việc làm càng nhiều có nghĩa là trường ĐH đó đóng góp được nguồn nhân lực lao động cho xã hội.

Những năm qua, so với các trường ĐH đào tạo đa ngành khác thì 100% sinh viên UIT tốt nghiệp có việc làm. Trong đó có trên 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo.

Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh và học sinh trong việc tìm hiểu và lựa chọn được trường học, ngành học, môi trường học tập, nghiên cứu phù hợp để đảm bảo tương lai cho con em.

uit2 yust

Trường Đại học Công nghệ thông tin

Thông tin tuyển sinh vui lòng xem tại website https://tuyensinh.uit.edu.vn

Để được tư vấn thêm, vui lòng bấm số 0967247555

hoặc http://forum.uit.edu.vn/tuyensinh  

Trích: www.thanhnien.com.vn