NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Xuân Ất Mùi, vẹn nguyên những lời dạy của Bác về đổi mới giáo dục

on .

Năm 1955, cách đây tròn 60 năm theo Âm lịch, cũng vào năm Ất Mùi, Bác Hồ có những lời dạy sâu sắc về phát triển giáo dục. Xuân này, trong tiến trình sôi nổi thực hiện đổi mới giáo dục, nghiên cứu những lời Bác dạy năm 1955 vẫn thấy vẹn nguyên giá trị thời sự.

Bác Hồ với các cháu học sinh Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội (19/5/1958).

1. Bác nói về nhiệm vụ của thanh niên

Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì.

Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinh phấn đấu đến chừng nào?

(Bài nói tại Lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 21/1/1995 - NXB CTQG – H.2010, toàn tập, tập 9, trang 265)

2. Bác căn dặn việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục cho học sinh phổ thông

Đối với các em, việc giáo dục gồm có:

- Thể dục: Để làm cho thân thể mạnh khỏe, đồng thời giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.

- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những kiến thức mới.

- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.

- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công...

Các em cần rèn luyện đức tính thành thật và dũng cảm. Ở trường thì kính thầy, yêu bạn, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Ở nhà thì yêu kính và giúp đỡ cha mẹ. Ở xã hội thì tùy sức mình mà tham gia những việc có ích lợi chung.

(Bài với bút danh công bố trên báo Nhân dân. Toàn tập, tập 10, trang 175)

3. Bác nêu nhiệm vụ của thầy giáo

“Trách nhiệm nặng nề vẻ vang của người thầy dạy học là chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”.

(Trong thư gửi Đại hội giáo dục toàn quốc. Toàn tập, tập 9, trang 388)

4. Bác xác định quan hệ thầy trò trong nhà trường mới

“Trong trường cần có dân chủ... Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò chứ không phải cá đối bằng đầu”.

(Nói chuyện tại lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân ngày 21/1/1955. Toàn tập, tập 9, trang 266)

5. Bác đề cập Sứ mệnh các ngành học trong hệ thống giáo dục

Nhân dịp khai giảng năm học 1955 - 1956, năm học đầu tiên sau giải phóng Thủ đô, Bác gửi thư cho ngành Giáo dục xác định rõ sứ mệnh các ngành học:

“Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của nước bạn để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.

Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần mà không cần thiết cho đời sống thực tế.

Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các
cháu”.

(Toàn tập, tập 10, trang 184).

6. Bác nhấn mạnh: Dốt thì dại, dại thì hèn...

Trong dịp kỉ niệm 10 năm thành lập Bình dân học vụ (1945 – 1955) với bút danh CB, Bác viết bài trên báo Nhân dân, nhấn mạnh:

“Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì không chịu dại, chịu hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới”.

(Bài công bố trên báo Nhân dân. Toàn tập, tập 10, trang 125)

Xin nhắc thêm sự kiện: Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ phiên đầu tiên sau Quốc khánh ngày 2/9/1945, Bác có lời nhấn mạnh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người đã phát động chiến dịch chống nạn mù chữ.

Từ Bình dân học vụ, ngày nay đất nước tiến vào kỷ nguyên xây dựng xã hội học tập với mục tiêu giúp cho mọi công dân được: “Giáo dục thường xuyên; Đào tạo liên tục; Học tập suốt đời”. Mỗi người dân Việt Nam đã có chỉ số năm học trung bình (MYS) là 5,5 năm, chỉ số năm học kỳ vọng EYS là 10,4 năm.

Tuy nhiên, còn đó mối lo về sự “dốt pháp luật”, “dốt đạo lý” về lối sống, nếp sống, mắc bệnh: Tham nhũng, phù hoa, xa xỉ mà Bác yêu cầu phải đẩy lùi.(1946)

7. Bác khuyên chớ biến các em thành “nhi đồng già”

Với bút danh CB, nhân ngày 1/6, Bác có bài khuyên cán bộ làm công tác thiếu nhi:

“Trong mọi việc, nên hướng dẫn các em tự động. Người lớn không nên cái gì cũng can thiệp, việc gì cũng bao biện. Không nên gò ép, bó buộc, đừng nên làm cho các em câu nệ, khúm núm, thành những nhi đồng già”.

(Bài công bố trên báo Nhân dân. Toàn tập, tập 9, trang 500)

8. Bác lưu ý kết hợp học với hành

Ngày 22/5/1955, đại biểu học sinh Thủ đô đến chúc thọ Bác nhân dịp sinh nhật lần thứ 65, Bác rất vui nhận các bó hoa tươi của các cháu. Người chỉ vào một quả bí ngô to do nông dân ngoại thành tặng trước đó và nói:

“Đây mới là bó hoa đẹp nhất, Bác mong nhận được từ các cháu trong những ngày tới”.

Sau đó ít ngày (14/7/1955), Bác viết bài báo với bút danh HB trên báo Nhân dân có nhan đề Kết hợp học với hành, căn dặn: “Học trò chẳng những học ở trường, học trong sách, mà còn học trong công tác phục vụ nhân dân một cách thực tế nữa...

Trong những ngày nghỉ, các trường học hướng dẫn học sinh biết kết hợp học với hành để phục vụ nhân dân. Lại còn có lợi là nhân dân thêm yêu mến học sinh và nhà trường càng tích cực đẩy mạnh sản xuất. Học sinh được dịp học tập gần gũi nhân dân, học tập được nhiều trong nhân dân và trong công tác thực tế”.

(Toàn tập, tập 10, trang 44)

Nguồn: http://www.baomoi.com/Xuan-At-Mui-ven-nguyen-nhung-loi-day-cua-Bac-ve-doi-moi-giao-duc/59/15985032.epi