Mã độc tấn công ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam giảm

on .

Có 208 phần mềm độc hại nhắm đến phần mềm ngân hàng trên thiết bị di động bị phát hiện và ngăn chặn tại Việt Nam.

Ngày 7-11, hãng bảo mật Kaspersky đã công bố báo cáo về bảo mật trong lĩnh vực ngân hàng.

Theo đó, số lượng tấn công từ phần mềm độc hại di động trong khu vực Đông Nam Á nửa đầu 2022 là 122.526 - thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (382.575 - chưa bao gồm phần mềm quảng cáo và phần mềm gây hại).

Dù giảm về số lượng nhưng phần lớn các phần mềm độc hại này ảnh hưởng nhiều trên điện thoại thông minh và là một loạt hoạt động từ đánh cắp thông tin, tải xuống và khởi chạy ứng dụng trên máy tính đến phần mềm độc hại dùng để thực hiện tấn công hoặc chiếm quyền kiểm soát toàn hệ thống.

Riêng tại Việt Nam, thống kê đến cuối tháng 6-2022 cho thấy có 208 phần mềm độc hại nhắm đến ngân hàng trên thiết bị di động bị phát hiện và ngăn chặn.

Mã độc tấn công vào ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam giảm trong thời gian qua (ảnh minh họa)

Mã độc tấn công vào ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam giảm trong thời gian qua (ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia của Kaspersky, việc số lượng phần mềm độc hại trên điện thoại di động giảm tại Việt Nam là một tín hiệu tốt, cho thấy người dùng đã có nhận thức và quan tâm hơn về vấn đề bảo mật. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét chính sách sử dụng thiết bị cá nhân cho công việc để ngăn chặn những mối nguy tiềm tàng.

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chính sách làm việc từ xa, cho phép nhân viên sử dụng thiết bị cá nhân nhưng cũng gia tăng mối nguy về bảo mật khi các thiết bị này được truy cập hệ thống an ninh của công ty nhưng không đáp ứng đa số tiêu chuẩn cơ bản về an toàn thông tin.

Thiết bị di động cá nhân đã trở thành một "cửa ngõ" để phần mềm độc hại truy cập vào mạng lưới của doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp đều đầu tư vào giải pháp bảo mật để giữ an toàn cho toàn mạng lưới, thiết lập tường lửa để ngăn chặn truy cập không có cấp phép vào hệ thống.

Nhưng việc mở quyền truy cập cho máy cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính bảng đã cho phép các thiết bị này vượt qua tường lửa. Nếu máy bị nhiễm virus hoặc Trojan sẽ trở thành hiểm họa cho mạng lưới an ninh doanh nghiệp.

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á, nhận định chính sách làm việc kết hợp từ xa cho phép nhân viên truy cập hòm thư điện tử phục vụ công việc thông qua thiết bị di động, cũng mở ra rủi ro từ mức độ cá nhân tới rộng hơn là cấp doanh nghiệp, tập đoàn. Điều này có thể tránh được nếu thực hiện các bước cơ bản để tự bảo vệ, như cài đặt giải pháp bảo mật hợp pháp trên thiết bị di động.

Thái Phương

Nguồn: https://baomoi.com/ma-doc-tan-cong-ung-dung-ngan-hang-tai-viet-nam-giam/c/44208751.epi

TikTok thừa nhận nhân viên Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu người dùng châu Âu

on .

Ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance, TikTok, đã cập nhật chính sách bảo mật của mình để nhân viên của họ từ các quốc gia như Trung Quốc có thể truy cập vào dữ liệu cá nhân người dùng trên nền tảng này.

Theo TechTimes, TikTok đã thông báo rằng nhân viên của họ có thể xem thông tin của người dùng trên ứng dụng với mục tiêu giúp nền tảng mang lại trải nghiệm “nhất quán, thú vị và an toàn” cho người dùng. TikTok thừa nhận dữ liệu người dùng nhiều nơi của châu Âu có thể được truy cập bởi một số nhân viên nhất định trong công ty.


Vừa vào đại học đã muốn... thi lại

on .

TTO - Nhiều tân sinh viên vừa nhập học đã bắt đầu kế hoạch ôn tập, sẵn sàng tham gia lại các kỳ thi tốt nghiệp THPT và đánh giá năng lực năm 2023 để xét tuyển vào ngành khác, trường khác của mùa tuyển sinh tới.

Vừa vào đại học đã muốn... thi lại - Ảnh 1.
 

Tân sinh viên làm thủ tục vào ở ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Cảnh báo khí hậu Trái đất đang ở mức cực đoan kỷ lục

on .

TTO - Báo cáo mới của Liên minh Các nhà khoa học quốc tế chỉ rõ cuộc khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng trên Trái đất đang ở mức cực đoan kỷ lục, với 16 dấu hiệu khí hậu quan trọng bị đánh mã đỏ (code red).

 
Cảnh báo khí hậu Trái đất đang ở mức cực đoan kỷ lục - Ảnh 1.
 

Các nhà nghiên cứu cho rằng chính phủ các nước đã thất bại trong giải quyết nguyên do "biến đổi khí hậu" - Ảnh: AFP