Mắm cà của nội

on .

Ngày nhỏ, tôi hay bỏ cơm nhà để lẻn sang… ăn chực bên ông nội. Không phải bữa cơm nhà nội có “cao lương mỹ vị”, mà là do tôi thích ăn món mắm cà.

Mắm cà của nội - Ảnh 1.

Mắm cà

Mắm cà là món đơn giản, nguyên liệu chỉ từ cà pháo, mắm nêm (món mắm cá cơm muối nhạt. Cá "chín" rã thịt ra thành thứ nước mắm xám đục); thêm miếng thơm (dứa) chín cùng ít đường tỏi ớt nữa là xong.

Mắm nêm có từ mùa cá cơm rẻ, nội mua và tự muối. Cà pháo cũng do nội trồng. Thơm thì nội sang vườn hàng xóm xin. Tỏi ớt nhà không trồng, nội đưa mấy đồng để tôi chạy ù ra tiệm bà Ba tạp hóa mua.

Mẹ bầu Sài Gòn mời người nghèo ăn bún riêu miễn phí: 'Nhiều người tặng vé số'

on .

Sau khi mở quán bún riêu, thấy con đường có nhiều người tàn tật, bán vé số, nhặt ve chai..., chị Quỳnh Mai lại từ tốn mời họ món bún riêu nóng hổi để họ được no bụng, có thể tiếp tục công việc trong ngày.
Bà chủ quán bún riêu có ý tưởng mời người tàn tật, bán vé số... một bữa ăn để tạo cho họ động lực, niềm vui, quan trọng nhất là họ có bữa ăn ngon và no để tiếp tục công việc. /// ẢNH: LÊ NAM
Bà chủ quán bún riêu có ý tưởng mời người tàn tật, bán vé số... một bữa ăn để tạo cho họ động lực, niềm vui, quan trọng nhất là họ có bữa ăn ngon và no để tiếp tục công việc.
ẢNH: LÊ NAM
 
Chị Trần Thị Quỳnh Mai (37 tuổi, bà chủ quán bún riêu, canh bún ở địa chỉ 135A đường Nguyễn Văn Tạo, huyện Nhà Bè, TP.HCM) đang mang bầu ở tháng thứ 4. Trước đây chị Mai làm công nhân ở công ty chế biến suất ăn công nghiệp. Sau này lấy chồng, chị nghỉ làm và mở quán này, duy trì tới nay cũng được 7 tháng.
“Hồi trước hai vợ chồng hai quán, nhưng giờ có em bé rồi tôi không làm một mình nổi. Thành ra anh xã phải đóng cửa quán bên kia để sang phụ tôi”, chị Mai nói.

Người Sài Gòn 'chơi sang' ăn sáng cơm tấm sườn 70-100 ngàn vì ngon ngay trung tâm TP

on .

Ở Long Xuyên (An Giang) có món cơm tấm trứ danh “không khói” bởi thay vì nướng, thịt heo được khìa trong nổi rồi thái ra bày trí lên dĩa cơm. Ở Sài Gòn, quán cơm tấm ông Hùng cũng nướng sườn như bao quán ăn khác, sao khách không thấy khói?
 Quán cơm của ông Hùng lúc nào cũng đông khách đến ăn, nhất là vào buổi sáng /// CAO AN BIÊN
Quán cơm của ông Hùng lúc nào cũng đông khách đến ăn, nhất là vào buổi sáng
CAO AN BIÊN
 
Tôi từng ăn nhiều quán cơm tấm vỉa hè, cơm tấm trong hẻm ở Sài Gòn, đa phần quán nào cũng để bếp than phía trước rồi nướng thịt, khói bay nghi ngút. Nướng tới đâu, thịt được đưa vào tới đó để khách ăn cho nóng. Khói ở các bếp nướng đôi khi bay vào mặt, đôi khi bay ra đường cũng khiến không ít người khó chịu nhưng tôi cũng dần quen với việc này.
Để tránh việc khói bay, nhiều quán ăn bình dân chọn nướng thịt trước rồi để đó, khách gọi thì bỏ vào dĩa cơm. Thế nhưng nếu để lâu quá thì mất ngon, miếng sườn không còn nóng.

Có gì ở quán chị Mười mỗi ngày 1 món khiến hẻm Sài Gòn đông nghẹt?

on .

Cùng bán chung 1 địa điểm, thực đơn giống với con gái nhưng chị Mười chỉ bán buổi trưa đến chiều, hễ đến phiên chị đến bán là khách lại nườm nượp đến khiến chị không ngơi tay. Con hẻm nhỏ Sài Gòn cũng phút chốc đông nghẹt vì khách đến ăn.

Chị Trình được khách hàng gọi là chị Mười thay vì tên thật /// Ảnh: Lê Hồng Hạnh
Chị Trình được khách hàng gọi là chị Mười thay vì tên thật
ẢNH: LÊ HỒNG HẠNH