NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Xuyên Việt cùng 'giáo sư quần đùi'

on .

TTO - Sau 38 ngày đạp xe từ Lũng Cú, 2.800km đường dài, 35.000m độ cao, "giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành tiếp tục guồng đạp vào chặng cuối thư giãn với hơn 500km trên Đồng bằng sông Cửu Long để đến điểm cuối là mũi Cà Mau...

Xuyên Việt cùng giáo sư quần đùi - Ảnh 1.
 

“Giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành leo dốc trên đường xuyên Việt - Ảnh: THÀNH TRÍ

Áp thấp nhiệt đới cách Bình Định 300km, cảnh báo mưa lên tới 800mm

on .

TTO - Sáng nay (14-10), áp thấp nhiệt đới mạnh lên cấp 7 (tốc độ 50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão và hướng vào vùng biển Đà Nẵng - Bình Định.

Áp thấp nhiệt đới cách Bình Định 300km, cảnh báo mưa lên tới 800mm - Ảnh 1.
 

Áp thấp nhiệt đới dự báo gây mưa rất to ở miền Trung và Tây Nguyên từ hôm nay - Ảnh: NCHMF

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 6h sáng nay 14-10, áp thấp nhiệt đới đang cách Bình Định khoảng 310km về phía đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão. 

Trong 12 - 24 giờ tới, bão tiếp tục giữ nguyên hướng và có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h sáng 14-10, áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biển Đà Nẵng - Bình Định, cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Sáng 15-10, áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ và suy yếu dần.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển từ Quảng Trị đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, huyện đảo Cù Lao Chàm) có gió Đông Bắc đến Bắc cấp 6, giật cấp 7. Từ chiều ngày 14-10 có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10.

Trên đất liền, từ chiều tối ngày 14-10, khu vực đất liền ven biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có khả năng chịu ảnh hưởng của gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.

Ven biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên cần đề phòng nước dâng cao 0,2-0,4m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây ngập úng vùng trũng, thấp, sạt lở bờ biển.

Tổng lượng mưa tích lũy từ cả đợt tính đến hết ngày 16-10 ở khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, khu vực Tây Nguyên phổ biến từ 200-500mm, có nơi trên 600mm, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 400-600mm, có nơi trên 800mm.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 2. Riêng khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi cấp 3.

Thời tiết ngày 14-10

- Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét.

- Khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Tây Nguyên: có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.

- Các khu vực khác: có mưa rào và dông vài nơi.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Áp thấp nhiệt đới cách Bình Định 300km, cảnh báo mưa lên tới 800mm - Ảnh 3.

CHÍ TUỆ

Nguồn: https://tuoitre.vn/ap-thap-nhiet-doi-cach-binh-dinh-300km-canh-bao-mua-len-toi-800mm-20221014070208094.htm

Hương vị quê hương: Về Thái Bình ăn bún cá trộn

on .

Tuy quán nằm lọt thỏm trong ngõ 126 phố Trần Hưng Đạo, TP.Thái Bình (Thái Bình), vậy nhưng từ rất lâu rồi, trong lòng người thực khách mỗi khi ăn món bún cá trộn xong đều tự hứa: “Nếu có dịp về Thái Bình, tôi sẽ lại đến đây”.

Mặc dù chỉ là một quán ăn nhỏ, thực đơn không quá nhiều món nhưng quán bún cá cô Oanh trong ngõ 126 lúc nào cũng rộn ràng nườm nượp khách ra vào từ sáng sớm đến tối muộn.

Hương vị quê hương: Về Thái Bình ăn bún cá trộn - ảnh 1

Món bún cá trộn làm bao thực khách lưu luyến

CÙ HIỀN

 Theo lời chia sẻ của ông Nguyễn Đình Chung (51 tuổi, chủ quán) thì ông được bố mẹ truyền nghề lại. Ông không nhớ chính xác đến nay gia đình ông đã theo nghề được bao nhiêu năm, nhưng điều ông vui là đến thời điểm này quán vẫn giữ được “phong độ” về năng lực phục vụ khách hàng, vẫn giữ được hương vị đặc trưng riêng. Dù quán của ông đã rất cũ, nằm gọn trong một góc phố, nhưng bao thực khách đi xa vẫn nhớ về.

Theo ông Chung, điều đầu tiên để giữ được hương vị chuẩn của món ăn này là tất cả nguyên liệu phải tươi. Cá trôi, cá quả phải là cá không nuôi cám công nghiệp. Sau khi làm sạch, cá được luộc, tách xương và thịt được chia làm hai, một nửa để xào, một nửa để rán.

Phần xương cá, ông Chung mang hầm cùng với xương cục, sau đó nêm gia vị làm nước dùng. Điều độc đáo của món bún cá trộn là màu nước dùng vàng óng. Do đó, cách chế biến để ra được loại nước dùng này cũng hết sức riêng biệt.

Chiên cá, ông Chung không dùng dầu chiên bình thường mà trước khi chiên, ông chưng dầu ăn với hạt điều để tạo ra một loại nước hàng có màu và mùi thơm. Sau đó, ông dùng nước hàng này để xào cá.

“Đó cũng chính là màu tượng trưng của món bún cá Thái Bình mà không đâu có được. Một loại nước chan đậm đà, có đủ vị thơm của dầu điều, vị ngậy béo của cá. Đối với cá chiên, thịt cá được tẩm ướp với tiêu, nước cốt nghệ tươi, sau đó cho lên vỉ nướng bằng than hoa. Nướng đến khi chín tới rồi lại đem chiên giòn đến khi lên màu vàng sẫm là được”, ông Chung nói.

Để bát bún thêm bắt mắt và ngon lành, quán luôn có rau muống hoặc rau cải ăn kèm. Tùy mỗi mùa sẽ có những loại rau khác nhau, nhưng trước khi đưa vào bát bún cá, rau được xào thơm với tỏi. Khi ăn, thực khách có thể thêm chút rau thơm, chanh và ớt tùy khẩu vị để tăng độ hấp dẫn.

Một bát bún phía dưới lấp ló nước màu sóng sánh vàng ruộm, vị đậm đà, phía trên là cá và chút rau xanh bắt mắt khiến thực khách khen nức nở. Cũng vì thế mà bao năm nay, quán bún cá cô Oanh vẫn giữ được phong độ, ngày nào đông khách lên đến hơn 1.000 người, ngày thưa cũng phải đến 800 - 900 thực khách đến ăn.

Ở đây phục vụ hai loại cá cho mọi người chọn, cá rán hoặc cá rim, hoặc thực khách cũng có thể gọi lẫn để tăng thêm sự hấp dẫn và mới lạ cho món ăn.

Cù Hiền

Nguồn: https://thanhnien.vn/huong-vi-que-huong-ve-thai-binh-an-bun-ca-tron-post1503595.html

Bánh ướt 50 năm chợ Nghĩa Hòa, mỗi năm chỉ tăng 1.000 - 2.000 đồng

on .

TTO - Trong con đường chợ nhỏ xíu, chật ních người, quầy bánh ướt ngót 50 năm yên vị ở hẻm 123 Nghĩa Phát, Tân Bình. Từ đời mẹ tới đời con gái (cô con gái đã ngoài 60 tuổi), cần mẫn với những thau bánh ướt mềm mịn, ca mắm đậm đà, hành phi thơm lừng.

Bánh ướt 50 năm chợ Nghĩa Hòa, mỗi năm chỉ tăng 1.000 - 2.000 đồng - Ảnh 1.
 

Đĩa bánh ướt 12.000 đồng giữa lòng Sài Gòn - Ảnh: Minh Đức

Gánh xôi hơn 30 năm ở ngay trung tâm TP.HCM ngày chỉ bán đúng 3 con gà

on .

Chỉ một gánh hàng nhỏ nhưng luôn hấp dẫn thực khách bởi món xôi ngon không thể cưỡng. Bà chủ luôn nhiệt tình, vui vẻ mỗi khi khách ghé mua, thưởng thức món xôi do chính mình làm.

Ngày chỉ bán 3 con gà

Ngay đầu đường Sương Nguyệt Anh (Q.1,TP.HCM) tập nập người qua lại, có một gánh xôi nhỏ luôn đông khách ghé mua. Bà chủ với đôi quang gánh giản dị, chiếc nón lá cũ, ngồi quay lưng với mặt đường bán xôi cho khách. Bà tên là Nguyễn Thị Lệ (61 tuổi). Tò mò về vị của món xôi, tôi dừng lại ăn thử. 

Đập vào mắt là đôi quang gánh một bên để lá chuối, gia vị, một bên để mâm xôi bắp xéo đậu xanh vàng ươm. Gà được bà đặt trên thúng xôi trắng nóng hổi, để vào chính giữa quang gánh. Bà Lệ bán ở đó từ 2 giờ đến khoảng hơn 4 giờ chiều.

Gánh xôi hơn 30 năm ở ngay trung tâm TP.HCM ngày chỉ bán đúng 3 con gà - ảnh 1

Món xôi cánh gà bà Lệ bán 30.000 đồng 

DƯƠNG LAN