Gỏi kiến vàng trứ danh của người Rơ Măm

on .

Dân tộc Rơ Măm ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum không chỉ được biết đến là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam mà còn bởi có món Plat (gỏi kiến vàng) trứ danh.

Tại làng Le, khoảng 160 hộ dân với 460 nhân khẩu cùng sinh sống gần gũi với núi rừng Tây Nguyên. Món gỏi kiến vàng độc đáo của dân tộc này chỉ có vào những dịp lễ hội hoặc tiếp khách quý.

Gỏi kiến vàng trứ danh của người Rơ Măm - Ảnh 1.

Món gỏi kiến vàng độc đáo

Nguyên liệu để làm món gỏi kiến vàng gồm cá suối, kiến vàng, trứng kiến vàng và một số loại lá cây rừng. Cá suối to được phi lê, loại bỏ xương, da rồi băm nhuyễn với sả, ớt, đựng trong chiếc tô lớn. 

Nấu một nồi khổ qua mùa dịch

on .

Chẳng cần đến Tết đâu, mùa dịch này ta cùng nấu một nồi khổ qua, để mong cho niềm vui sẽ tới, những ngày vất vả bỏ lại phía sau mình.

 

Người Việt có rất nhiều món mang ý nghĩa "động viên". Ví như thấy xui xẻo quá thì luộc trái trứng vịt lộn, ngắt cọng rau răm, làm chút muối tiêu chấm cùng để cái xui qua đi. Rồi lỡ như chưa có người thương, thì ngày Thất Tịch cùng rủ nhau ăn chè đậu đỏ. Ai mà mong cho cái khổ, cái cực chóng qua, thì nhất thiết phải có nồi canh khổ qua hầm, để thấy cái đắng nhẹ vừa chạm nơi đầu lưỡi thì cái hậu vị ngọt mềm đã tới phía sau.

Mùa dịch này, nhân viên văn phòng chúng tôi nghỉ quá nửa. Công việc rảnh rang hơn, ở nhà nhiều hơn, thu nhập cũng kém hơn hẳn. Nhưng nhờ mấy ngày giãn cách, thấy thương nhau quá chừng. Là thương bà chị ở một mình, trước giờ cơm hàng cháo chợ miết, nay người ta hạn chế bán nên lựa chọn cũng ít lại. Rồi thương luôn người bạn là mẹ đơn thân, ở nhà chăm con nhỏ bận bù đầu, nhiều khi lùa bát cơm cũng vội.

Nấu một nồi khổ qua mùa dịch - Ảnh 1.

Khổ qua là món ăn "động viên" rất ý nghĩa

Hương vị quê hương: Bún mắm... xuyên thế kỷ

on .

Một con hẻm nhỏ trên đại lộ Hùng Vương (TP.Quảng Ngãi) có cái tên rất ngộ: Hẻm “mặn mà”. Hỏi ra mới biết trong hẻm có quán bún mắm ngon nổi tiếng mà “chiều dài” tới hai đời lận.

Hương vị quê hương: Bún mắm... xuyên thế kỷ - Ảnh 1.

Bún mắm và đồ ăn kèm HÀ LINH

Cứ theo lời của một bài hát kinh điển: "Em ơi có bao lâu, sáu mươi năm cuộc đời..." thì tuổi tác của quán chắc trên 60 năm rồi. Ví von một chút thì những sợi bún của quán này "vắt qua" hai thế kỷ. Ông già đầu hẻm nói 10 người vô đây thì hết 7 người đi ăn bún mắm. Khách lạ ở phương xa tới hay hỏi cặn kẽ địa chỉ quán, ông nói điểm điếc chi cho lôi thôi, cứ đi thẳng vô, gặp "hương mắm" thì dừng lại. Rồi ông gãi gãi cái bụng bự, đọc mấy câu thơ "độ": "Trong khoảng trăm năm cần bún mắm/Sau này muôn thuở há không ăn?".

Lạ miệng với bông lục bình xào tép

on .

"Có một loài hoa mang sắc tím, thân bồng bềnh theo con nước đầy vơi…". Đó là những câu thơ của tác giả Vũ Quyên miêu tả loài bông lục bình. Không những đẹp, có ý nghĩa mà bông lục bình còn trở thành một món ăn độc đáo của bà con miệt vườn sông nước.

Mùa mưa, bông lục bình nở tím ngát một khúc sông, nó làm cho các phương tiện xuồng, ghe đi lại không hề dễ dàng. Nhưng trong cái khó, người dân quê tôi lại khéo léo tận dụng. Người thì hái ngó lục bình về nấu canh chua, chấm mắm kho, cá kho…; còn tôi tranh thủ hái bông lục bình về xào với mớ tép mới bắt được ở mương nhà.

Lục bình còn được gọi là bèo Tây hay là bèo Nhật Bản, có rất nhiều ở miền sông nước. Ngày xưa, lục bình chỉ là một loài thủy sinh lênh đênh trôi theo dòng nước, một loài thảo dã không hữu dụng nhưng là hình ảnh rất thân thương, gần gũi với nông dân ĐBSCL. Bông lục bình có màu tim tím mỏng manh, có sắc không hương, trên cánh hoa điểm đốm vàng trông giống như những chú chim công xòe đuôi khoe sắc

Lạ miệng với bông lục bình xào tép - Ảnh 2.
 
 

Mít hông Tam Kỳ: Ăn một miếng, nhớ cả đời

on .

Với người Quảng Nam, trái mít ngoài để ăn chín còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như mít non luộc chấm mắm cái, gỏi mít và hấp dẫn hơn cả là món mít hông - đặc sản của TP Tam Kỳ.

Mít hông Tam Kỳ: Ăn một miếng, nhớ cả đời - Ảnh 1.

Đến với Tam Kỳ, bạn nên một lần thử món mít hông thơm ngon và dung dị khiến bao người ăn một lần phải xao xuyến. Đó là món quà vặt quen thuộc, tự hào với bao thế hệ người dân Tam Kỳ hay các học sinh, sinh viên đã từng học tập tại đây.