Internet trong tương lai sẽ như thế nào?

on .

Bạn có bao giờ thắc mắc Internet là gì? Hay tại sao trang web lại có hình dáng như hiện tại. Với chuyên đề “Internet trong tương lai sẽ như thế nào” chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quá nhất về khái niệm Internet, Web hay tương lai của một trong những phát kiến công nghệ quan trong nhất trong lịch sử loài người.

Phần 1: Sự biến mất của khái niệm web chính thống

Nhìn lại khái niệm Web ở thời điểm hiện tại. Internet và tương lai của công nghệ

“’zettabyte là gì?’ Để dễ hình dung về sự đồ sộ của các sự kiện trong bài viết, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm zettabyte. Byte là đơn vị dùng để biểu thị một thông tin kỹ thuật số nào đó, một byte bằng 8 bit (1 byte = 8 bit), một zettabye (ZB) sẽ bằng 1000 7 byte = 1021 byte = 1.000.000.000.000.000.000.000 byte. Vậy là bạn đã hình dung con số trên lớn thế nào rồi chứ! Đơn giản hơn, nếu ổ HDD trong laptop của bạn khoảng 320 GB, thì bạn cần 25.000.000.000 ổ cứng như vậy để lấp đầy 1 ZB.”

 

Kỷ nguyên của zettabyte đang đến gần. Theo Cisco, chỉ trong năm 2018 sẽ có khoảng 1.5 ZB lưu lượng băng thông trên toàn thế giới, con số này sẽ bằng tất cả lưu lượng từ năm 1984 đến năm 2013 cộng lại. Đến lúc đó kết nối Wifi sẽ là phương thức kết nối chính chiếm khoản 61%, vượt qua mạng dây, với khoảng 5.2 tỉ người dùng điện thoại sử dụng thường xuyên. Số liệu thống kê cũng cho biết thêm, sẽ có khoảng 50 tỉ thiết bị liên lạc được kết nối với nhau vào năm 2020. Internet đang thực sự trỗi dậy và xâm chiếm thế giới.

Các thiết bị xung quanh ta ngày càng thông minh hơn. Chúng đang dần có khả năng liên kết với mọi thứ xung quanh.

Internet of Things (IoT)

"Theo Wikipedia, IoT là mạng lưới các thiết bị, đồ vật, hoặc bất cứ “cá thể” có thể liên kết với nhau thông qua sự trao đổi dữ liệu với những mạng lưới / thiết bị/ hay thậm chí là một “ cá thể” khác. Mỗi “cá thể” trong IoT đều được trang bị một định danh (ID) riêng trong mạng lưới này và có thể tương thích hoàn toàn với cơ sở hạ tầng tại thời điểm đó. “ – Wikipedia

Internet đã có những bước tiến khổng lồ trong lịch sử phát triển của mình, vậy thì phương thức web truyền thống giờ đang “trôi dạt” về đâu?

Web đã “tiến hóa” như thế nào?

Nếu ví Internet như một “thực thể” thì Web được xem là “xương sống” của thực thể này.

“Web – viết tắt của World Wide Web (hay còn gọi là www) là một mạng lưới thông tin của các tài liệu siêu văn bản được liên kết với nhau thông qua internet. Chúng thường được gọi dưới cái tên “thân mật” hơn là Web (hoặc Webpage). Những webpage này có thể được truy cập từ máy tính cá nhân thông qua một phương thức gọi là “trình duyệt” (Web-browser). Một webpage có thể bao gồm kí tự, văn bản. hình ảnh, video và các hình thức đa phương tiện khác bao gồm cả chức năng truy cập thông qua các “siêu liên kết” (hyperlink).” – Wikipedia

Những khái niệm trên có thể khá rối rắm đối với những người lần đầu tiên tiếp xúc với chúng, nhưng thực tế là các cách thức giao tiếp với web ngày nay đơn giản và hoàn thiện hơn “ngày xưa” khá nhiều.

Bộ mặt” của trang web bây giờ đã khác xưa rất nhiều

Web đã dần chuyển hướng sang các thiết bị di động

“Sự điều chỉnh về lưu lượng truy cập thông qua phương thức HTTPS đang ngày một tăng. Đối với các truy cập có nguồn gốc từ di động cũng vậy, chúng ngày một nhiều hơn, chiếm tới 1/3 lưu lượng truy cập ở thời điểm hiện tại và không hề có dấu hiệu chững lại” – Trích lời của Juho Snellman, giám đốc phát triển của Teclo Networks.

Đã có những sự cải tiến về mặt kỹ thuật của web ở thời điểm hiện tại. Cũng theo Snellman:

“Chuẩn HTML5 đã cho phép các trang web tích hợp những chức năng thiết yếu nhất mà không cần phải cài đặt các phần phụ trợ (plugin) vào trình duyệt, khiến cho các webpage này trở thành nền tảng nhẹ nhàng nhưng “mạnh mẽ hơn”, bảo mật hơn trong những năm trở lại đây”

Tuy nhiên những thay đổi lớn nhất của web lại năm ở tính “cá nhân hóa” của nó. Tức là diện mạo của những trang web đã dần thay đổi hoàn toàn. Web không còn mang tính chất là một “ổ lưu trữ trực tuyến”, nơi mà chúng ta chỉ tìm đến khi cầm tìm kiếm một thông tin nào đó. “Web 2.0 là nơi người dùng lưu trữ dữ liệu trực tuyến thì với Web 3.0, mọi thứ lại thiên về trải nghiệm của người dùng hơn. Một trong những nhân tố quan trong nhất của sự chuyển hướng này, chính là công nghệ ‘big data’, với rất nhiều các thuật toán phân tích dữ liệu, tùy biến cá nhân đã giúp liên kết những thứ ‘liên quan’ trên Internet lại với nhau”– Snellman

Hãy nghĩ về những trang web như Facebook, Twitter hay Instagram. Bạn hẳn sẽ không ngạc nhiên khi thấy những người bạn từ thuở ấu thơ, hay những món hàng mà mình đang tìm kiếm bỗng nhiên xuất hiện ngay trên tường nhà bạn. Tin tôi đi, không có gì là ngẫu nhiên cả, tất cả chí vì web ngày càng “thông minh” lên mà thôi!

Nguồn: http://www.baomoi.com/Internet-trong-tuong-lai-se-nhu-the-nao/76/16166664.epi