Lý Quang Diệu: “Chìa khóa để tránh tụt hậu cho người Việt là tiếng Anh”
“Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu”. Đó là lời phát biểu của cố cựu Thủ tướng Singapore tại chuyến thăm Việt Nam vào năm 2007.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Lý Quang Diệu chứng minh một điều rằng bên cạnh việc phát triển kỹ thuật, việc tìm tiếng nói chung với thế giới là vô cùng thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Từ năm 1959 khi bắt đầu nhậm chức thủ tướng, ông đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính của Singapore đồng thời không ngừng thúc đẩy việc học Tiếng Anh của quốc gia mình.
Năm 2011, ông còn sáng lập một quỹ mang tên mình nhằm khuyến khích việc học song ngữ ở trẻ nhỏ, từ tuổi mẫu giáo, tại Singapore.
Tại buổi phỏng vấn với tờ News York Times vào năm 2010, ông nhấn mạnh: “Tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc của đất nước tôi và đó cũng là điều đem lại thành công cho chúng tôi thông qua việc kết nối rộng rãi với toàn cầu. Bất kể bạn là người Malay, Trung Quốc, Tamil hay bất cứ quốc gia nào và muốn tiếp tục gìn giữ thứ tiếng mẹ đẻ của quốc gia mình, hãy chỉ xem nó như ngôn ngữ thứ hai.”
Lý Quang Diệu cũng là người bạn của nhân dân Việt Nam. Những chia sẻ của ông với Việt Nam về việc học tiếng Anh cũng rất đúng đắn. Theo ông, nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu.
Người Việt nên học tiếng Anh như thế nào?
Trước đây, thầy giáo Jesse Peterson, một người Canada từng dạy tiếng Anh ở Việt Nam từng nhận định “Là người biết tiếng Việt, tôi nhận ra rằng, người Việt Nam khá bất lợi khi học tiếng Anh so với người nước khác. Đơn giản vì người Việt phải sử dụng cơ miệng theo một cách hoàn toàn khác để “nói” được tiếng Anh”.
Khắc phục nhược điểm của các phương pháp học 1 chiều, theo phương thức này, các giáo viên bản xứ Âu - Úc - Mỹ sẽ giảng dạy trong các lớp học trực tuyến được thiết kế trực quan, sinh động 16h mỗi ngày. Các bài học trở nên gần gũi và đạt hiệu quả cao như khi người học nói chuyện với nhau ngoài đời.
Hiện nay tại Việt Nam, phương thức này được ứng dụng tại chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến Topica Native. Nói về chương trình này, Giáo sư Nguyễn Lân Trung, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội cho biết: "Phương pháp này dựa trên video và tình huống thực tế, giúp người học làm quen với âm điệu của một một ngôn ngữ lạ. Bên cạnh đó, các giáo viên nước ngoài sẽ khiến học viên cảm thấy việc học nhẹ nhàng, khối lượng kiến thức không quá nhiều nhưng có thể thực hành và ghi nhớ được".
"Muốn giỏi tiếng Anh, hãy học đúng phương pháp. Thành công là 99% chăm chỉ và 1% thông minh. Học với Topica Native, giáo viên hướng dẫn giúp đỡ rất nhiệt tình nên cảm thấy như có người bạn đồng hành tin cậy suốt quá trình học tập" - chị Mạc Thùy Dương chia sẻ.
Click http://topicanative.vn/ để tìm hiểu thêm về phương pháp học này.