Google có phải là tất cả?
Gần như thói quen, hễ bạn muốn tìm kiếm thông tin gì đều chạy đến 'hỏi Google', thậm chí đó là thông tin cá nhân của một người nào đó. Liệu đây có phải là điều tốt?
Khi dựa nhiều quá vào Google, chúng ta còn đủ sáng suốt?
Nhưng thực tế vẫn vậy. Chúng ta vẫn Google bất kỳ ai mà chúng ta muốn biết thông tin về họ, người mà ta mới quen. Đôi khi đó là việc làm cần thiết, nhưng lắm lúc đó chỉ là tò mò, thậm chí là rảnh rỗi. Đó giống như một thứ văn hóa Google: tôi có thể biết được thông tin thì tại sao tôi lại không cần biết? Nhưng nếu bạn tìm thông tin một ai đó và rồi nói cho người đó rằng bạn vừa lục lọi thông tin của người ấy, ắt hẳn người ấy sẽ “xoắn” lên một chút rồi tự hỏi làm thế nào bạn có thể làm được điều ấy.
Theo tiến sỹ Ganim Barnes, giám đốc trung tâm nghiên cứu tiếp thị ở UMass Dartmouth, có đến 21% các trường đại học và cao đẳng cho rằng họ truy tìm thông tin và tuyển sinh viên dựa trên thông tin trên các mạng xã hội, nhất là các sinh viên nộp đơn vào xin học bổng hoặc chương trình nào hạn chế về số lượng. Vậy thì thời đại “trong suốt” này có phải thứ đáng lo hay không? Theo bà Barnes, “vài người cho rằng tốt, vài người thì không. Còn với tôi, đó chỉ là thực tế”.
Nhưng theo Perkins, cho dù thông tin sẵn có như vậy nhưng gia đình và người trông trẻ đều "Google lẫn nhau", tìm những thứ nội dung “tiêu cực” như có “tiền án” nào hay không. Theo bà, một loại thông tin mà người trông trẻ luôn muốn tìm hiểu là nghề nghiệp thực sự của cha mẹ mà họ định nộp đơn.
Chúng ta sử dụng internet như một công cụ nghiên cứu, công cụ học tập, công cụ kết nối, công cụ làm việc. Vậy tại sao chúng ta lại từ chối thông tin của chính chúng ta có trên Internet?
Trừ khi chúng ta biết có ai đó phải hứng chịu “tai nạn” từ thông tin mà Internet mang lại. Đã có vài ví dụ đau thương và hiểu lầm bắt nguồn từ Internet. Đó là lỗi văn phạm, lỗi chính tả, không nhớ từ vựng mới, đó là ảnh hưởng của đa văn hóa. Chúng ta không biết có nên kết bạn với ai đó mới quen hay không, hay tạo dựng và theo đuổi mối quan hệ mới hay không. Chúng ta cần tự nhắc nhớ mình rằng hãy sử dụng Google một cách sáng suốt, có đầu óc.
Google không phải là bộ lọc mối quan hệ của chúng ta, phải vậy không?
ST
Nguồn: http://www.baomoi.com/Google-co-phai-la-tat-ca/76/16571698.epi