NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

8 lưu ý để tránh “thảm họa” khi mua hàng online

on .

Sản phẩm nhận được khác "một trời một vực" với ảnh giới thiệu, trả tiền trước mà không nhận được hàng hay hàng lỗi không được đổi trả... là những rắc rối thường gặp trong mua hàng online. 

5 chiêu mua hàng online để không bị thất vọng

12 dấu hiệu của con nghiện mua hàng online

Bóc trần 1001 mánh lừa khi mua bán hàng online

Khi những “thảm họa” từ mua hàng online (mua sắm trực tuyến) xuất hiện ngày một nhiều, các tín đồ thời trang đang dần trở nên cảnh giác hơn với loại hình mua sắm tiện dụng nhưng đầy rủi ro này. Ngoài chuyện nhiều tiểu thương áp dụng chiêu “treo đầu dê bán thịt chó” đăng ảnh hàng xịn, bán hàng lỗi; người mua còn phải đối mặt với rất nhiều bất tiện khác phát sinh trong quá trình giao dịch.

"Thảm họa" từ mua hàng online là nỗi lo của đông đảo chị em (ảnh minh họa)

Tuy vậy, loại hình mua sắm này vẫn được rất nhiều người ưa thích bởi những ưu điểm không thể phủ nhận là sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Để có thể thoải mái mua hàng trực tuyến mà vẫn hạn chế được tối đa những rắc rối không đáng có, bạn nên chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức cơ bản:

 

1. Nắm rõ cách tính size (kích thước) từng thương hiệu.

Cách tính size của các nhãn hàng thời trang có thể có nhiều khác biệt lớn: size M (trung bình) của hãng này có thể nhỏ hơn cả size S (nhỏ) của hãng khác và ngược lại. Bởi vậy, trước khi chọn size cho món đồ mình định mua, bạn nên kiểm tra lại xem cách tính size của hãng đó khác biệt như thế nào với những hãng bạn quen dùng để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

2. Cập nhật các số đo của bản thân thường xuyên

Việc hiểu rõ và thuộc lòng các chỉ số của cơ thể mình là cần thiết, nhưng không có nghĩa là lúc nào bạn cũng áp dụng nguyên si một con số khi lựa chọn đồ. Việc tăng, giảm cân dần dần rất khó nhận ra bằng mắt thường nhưng sẽ mang đến những khác biệt lớn khi bạn lựa chọn quần áo. Một bộ đồ đẹp trước tiên phải là bộ đồ vừa vặn nhất với cơ thể bạn.

Việc thường xuyên kiểm tra cân nặng và số đo các vòng trên cơ thể là rất cần thiết (ảnh minh họa)

3. Tham khảo ý kiến phản hồi của người mua trước

Hạn chế lớn nhất của việc mua hàng trực tuyến là bạn buộc phải kiểm tra và lựa chọn đồ từ xa, không được “mắt thấy tai nghe” như khi đi mua đồ ngoài phố. Cách tốt nhất để hiểu về sản phẩm là tham khảo nhận xét của những khách hàng mua trước.

Tuy nhiên, nắm bắt tâm lý này, nhiều người bán cũng giả mạo khách mua hoặc nhờ người thân gửi những phản hồi tích cực về mặt hàng của họ để “trấn an” khách đến sau. Để tìm kiếm những phản hồi chân thực nhất, bạn nên lựa chọn những diễn đàn mua sắm lớn và đọc bài của những nhân vật hoạt động lâu năm.

4. Lựa chọn thương hiệu quen

Để giảm thiểu rủi ro khi mua sắm trực tuyến, bạn nên cân nhắc mua hàng của những thương hiệu có tên tuổi hoặc những nhãn hàng quen thuộc. Với những mặt hàng không rõ xuất xứ, hàng chợ trôi nổi được rao bán nhỏ lẻ thì bạn nên hẹn địa điểm xem hàng trước khi mua để trực tiếp thử, chọn và chỉ thanh toán sau khi đã nhận hàng vừa ý.

5. Giắt túi những “thủ thuật” kiểm tra chất liệu vải

Dù không tận tay sờ vào sản phẩm, bạn vẫn có thể kiểm tra tương đối chính xác chất liệu của chúng. Hãy lục lại tủ đồ của bạn xem loại vải nào bạn mặc thấy mát nhất, loại nào cứng, loại nào mềm, loại nào gây rặm, ngứa… Chỉ cần đối chiếu những thông số trên tem mác sản phẩm định mua so với những món đồ đang có, bạn sẽ hiểu được phần nào về chất liệu của chúng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem clip về sản phẩm để thấy rõ hơn phom dáng, độ cứng, mềm của chất liệu vải khi mặc lên người.

Dù không được tận tay kiểm tra chất liệu vải, bạn vẫn có thể đoán biết được tương đối chính xác (ảnh minh họa)

6. Kiểm tra chính sách về đổi, trả hàng

Những nhà cung cấp uy tín thường khá thoải mái trong chính sách đổi, trả hàng. Bởi vậy, bạn nên kiểm tra kỹ thông tin này trước khi quyết định chọn mua để tránh lãng phí khi mua phải những món đồ không ưng ý.

7. Chấp nhận những khác biệt nhỏ về màu sắc so với ảnh

Nếu màu sắc sản phẩm bên ngoài có chút khác biệt (đậm, nhạt hơn) so với hình ảnh quảng cáo thì bạn cũng nên vui vẻ chấp nhận, miễn là không có những sai lệch quá rõ rệt. Ảnh sản phẩm không phải lúc nào cũng lên được màu sắc y hệt bên ngoài dù người chụp có muốn hay không. Việc chụp ảnh phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: loại máy ảnh, ống kính, cách chọn chế độ chụp, điều kiện ánh sáng xung quanh…

8. Không mua vội vì ngẫu hứng

Click chuột để chọn đồ bỏ vào giỏ mua hàng ảo hẳn là một việc làm mà mọi chị em đều yêu thích. Tuy nhiên, hãy luôn ý thức rằng giỏ hàng càng đầy bao nhiêu thì túi tiền của bạn càng vơi đi bấy nhiêu. Cách tốt nhất là đừng vội click “mua”, hãy để các món đồ bạn ưng ý nằm im trong giỏ hàng, lưu lại đó và đến 1, 2 ngày sau hãy mở ra xem lại để lọc bớt những thứ không thực sự cần thiết.

Nguồn: http://www.baomoi.com/8-luu-y-de-tranh-tham-hoa-khi-mua-hang-online/76/17093379.epi