9 công ty công nghệ tỏa sáng rực rỡ sau khi "trở về từ cõi chết"
Để có được thành công như ngày hôm nay, những nhà sáng lập đã phải rất kiên cường trước những khó khăn thách thức "đứa con" của mình.
Bạn có biết rằng rất nhiều những công ty, tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ cao vô cùng thành công ở thời điểm hiện tại, nhưng đã từng rơi vào tình trạng "sống dở chết dở". Những ông chủ, những nhà sáng lập từng trở nên cạn túi, nợ nần và nhân viên của họ thì phải làm việc không công.
Khi đứng bên bờ vực của sự thất bại, điều quan trọng nhất là nghĩ lực của người chèo lái công ty, như Steve Jobs, Elon Musk đã từng làm được. Họ biến công ty của mình từ bên bờ vực phá sản quay đầu trở lại thành một trong những công ty, tập đoàn lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ cao. Dưới đây là 9 công ty đã có những pha "lội người dòng" cực kì ngoạn mục.
1. Apple - Steve Jobs.
Steve Jobs trong những ngày đầu tại Apple.
Apple và Steve Jobs là 2 cái tên không còn xa lạ gì với người dùng công nghệ. Cả Steve Jobs và công ty do ông sáng lập ra đã trở thành một tượng đài không thể lật đổ ở thời điểm hiện tại. Nhưng ít ai biết được rằng, ông và công ty của mình từng làm nên một cuộc "lội ngược dòng" vĩ đại nhất trong lịch sử. Năm 1985, Jobs bị sa thải bởi chính công ty mình sáng lập ra. Trong suốt 12 năm sau khi Steve Jobs rời khỏi Apple, công ty này ngày một lụi tàn và tiến gần hơn bao giờ hết tới bờ vực phá sản.
Để thay đổi tình thế, Apple "thuê" Jobs trở lại làm giám đốc điều hành vào năm 1997. Với sự khôn khéo và những mối quan hệ của mình, Steve Jobs đã hút được 150 triệu USD tiền đầu tư từ Microsoft, một trong những tập đoàn công nghệ hùng mạnh nhất vào thời điểm đó. Một năm sau đó, Apple ra mắt iMac thế hệ đầu tiên, và bắt đầu cho sự trở lại ngoạn mục sau đó. Apple bắt đầu có lợi nhuận, lần lượt phát triển các sản phẩm mới như máy nghe nhạc iPod và các thế hệ iMac tiếp theo. Còn sau đó, Apple trở nên hùng mạnh như thế nào có lẽ chúng ta không cần phải bàn tới nữa.
2 & 3. Tesla, SpaceX và Elon Musk.
Tesla và SpaceX rơi vào tình trạng khó khăn cùng một lúc. Hai công ty của Elon Musk đồng loạt thua lỗ vào thời điểm kinh tế thế giới suy thoái năm 2008, và ông từng bị đặt vào một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Cứu một trong 2 công ty hay cố gắng cứu cả 2 trong vô vọng. "Tôi có thể chọn một trong 2 công ty SpaceX hoặc Tesla, hay chia đôi số tiền còn lại của mình để cứu cả 2". Tưởng chừng việc cứu cả 2 công ty này là điều không thể, nhưng với Elon Musk, người được coi là Tony Stark ngoài đời thực, ông có thể biến những thứ không thể thành có thể. SpaceX sau đó đã kí được một bản hợp đồng với NASA trị giá 1,6 tỉ USD. Bản hợp đồng này đã cứu thua Elon Musk 1 phen trông thấy.
Musk từng rất đau đầu về số phận 2 công ty của mình.
Cùng thời điểm đó, Tesla thua lỗ nặng nề. Được biết, cứ mỗi tháng công ty sản xuất ô tô điện này "đốt" của Musk 4 triệu USD. Thay vì từ bỏ một công ty để cứu cái còn lại, Musk quyết định gồng mình cứu cả 2. SpaceX đã có hợp đồng lớn với NASA, còn Telsa thì sao? Musk quyết định vay 20 triệu USD từ SpaceX để cứu sống người anh em Tesla. Với khả năng đàm phán của mình, ông đã đạt được thỏa thuận vay tiền ngay trong đêm Giáng Sinh năm 2008, chỉ vài giờ trước khi công ty này chuẩn bị công bố phá sản.
Ông đã đưa ra những lối thoát rất kịp thời cho Tesla.
Qua cơn "thập tử nhất sinh" đó, 2 công ty của Elon Musk phát triển không ngừng và trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất, nhiều thành tựu nhất như ngày nay.
4. Airbnb.
Được sáng lập từ năm 2008 bởi 3 chàng trai trẻ. Đây là một trong nhiều những Startup rất thành công ở thời điểm hiện tại, Airbnb được định giá lên tới 25,5 tỉ USD. Tuy nhiên ít ai biết được rằng startup này suýt chút nữa đã phá sản, và trong suốt một thời gian dài những nhà sáng lập công ty đã phải ăn mỳ tôm qua ngày.
Dịch vụ "ở nhờ" Airbnb đang phát triển rất nhanh.
Ý tưởng ban đầu của Airbnb là cho thuê các tấm đệm trong phòng khách sạn, Với nhiều nỗ lực, Brian Chesky cùng 2 người bạn của mình đã hiện thực hóa nó. Nhưng sau một thời gian ngắn, tinh thần của nhóm giảm sút vì "đời không như là mơ", dịch vụ "chia sẻ phòng" có lẽ không thành công như anh nghĩ. Airbnb bị từ chối bởi tất cả các quỹ đầu tư, cho tới khi nó được chấp thuận bởi Y Combinator.
5. Blogger - Evan Williams.
Evan Williams chính là người đầu tiên tìm ra khái niệm trang blog khi ông ra mắt trang web Blogger vào năm 2000. Nhưng vào thời kì sơ khai, trang web này không hề mang chút yếu tố thương mại nào. Một năm sau đó, Williams nhận ra mình đã hết tiền sau đó sa thải toàn bộ nhân viên. Không còn chi phí hoạt động, Blogger còn lại mình Williams, ông chủ này cố gắng tìm ra cách kiếm tiền từ trang web của mình và biến nó thành một công ty hoàn thiện. Cuối năm 2002, Google quyết định mua Blogger với giá 50 triệu USD và cứu sống dự án của Williams.
Ông trùm của những Startup.
Cho tới thời điểm hiện tại, 13 năm từ khi Google mua lại Blogger, trang web này vẫn còn sống và được nhiều người sử dụng. Còn với Williams, ông đã tìm kiếm thêm 2 thành công nữa với tư cách là nhà sáng lập Twitter và Medium.
6. Evernote - Phil Libin
Phil Libin từng sa thải toàn bộ nhân viên của mình và đóng cửa Evernote hồi năm 2008. Tưởng chừng mọi thứ đã kết thúc với ứng dụng ghi chép này. Nhưng một lần vào lúc 3 giờ sáng, Phil đang xem những email cuối cùng của mình, thì ông tìm được một email tới từ một người đàn ông Thụy Điển, một fan hâm mộ ứng dụng của ông. Anh chàng này đã quyết định đầu tư cho Evernote 500.000 USD. Số tiền này không những giúp Evernote sống sót, nó còn giúp ứng dụng đa nền tảng này trở thành một trong những ứng dụng ghi chép thành công nhất. Evernote hiện có giá trị hơn 1 tỷ USD.
Nếu không có nửa triệu USD kia, không biết Evernote đã đi đâu về dâu.
7. Pandora - Tim Westergren.
Được thành lập từ năm 1999 bởi Tim Westergren, Pandora đã có thể rất thành công từ trước khi hiệu ứng bong bong dotcom nổ tung. Sự kiện đó đã khiến Pandora mất rất nhiều tiền, Westergren rơi vào tình huống phải chạy vạy khắp nơi để huy động vốn từ 300 nhà đầu tư. Ông phải sa thải các nhân viên của mình, trừ những ai chấp nhận làm việc không công. Với những nỗ lực của mình, Pandora đã chính thức ra mắt người dùng vào năm 2011 và đạt được không ít thành công sau đó.
Chắc chặn bạn từng nghe tới cái tên này rồi đúng không?
8. Intuit.
Năm 1985, dự án Intuit rơi vào tình trạng hết sạch tiền và không hề có chút doanh thu nào. Công ty không thể tiếp tục trả tiền lương cho nhân viên và phải bán đi nhiều trang thiết bị của mình. tuy nhiên, một vài người tiếp tục làm việc không công cho dự án này và cố gắng tìm kiếm những khách hàng doanh nghiệp lớn. Công ty này đã trở lại mạnh mẽ khi ứng dụng Quickbooks của nó tìm được đường tới với nhiều người dùng.
Cựu chủ tịch của Intuit - ông Scott D. Cook.
9. IBM - Lou Gerstner.
Đầu những năm 90 của thế kỉ trước, IBM rơi vào một cuộc suy thoái, buộc phải phân ra tập đoàn này thành các công ty nhỏ hơn. Lou Gerstner đã đưa tiếp nhận công ty vào ngày Cá Tháng Tư năm 1993, và bắt đầu một trong những cuộc cải tổ lớn nhất của IBM và đưa công ty này tới thành công sau đó. Sau khi sa thải hàng loạt nhân viên và nâng lượng tiền mặt thông qua bán tài sản, Gerstner đã ngừng được kế hoạch tách nhỏ công ty và hợp nhất tất cả lại dưới cái tên IBM, tượng đài của cả ngành công nghệ máy tính.
Chào mừng bạn tới với IBM!
Tham khảo BusinessInsider
Nguồn: http://www.baomoi.com/9-cong-ty-cong-nghe-toa-sang-ruc-ro-sau-khi-tro-ve-tu-coi-chet/76/17286840.epi