NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Giấc mơ thung lũng Silicon ĐNA: Việt Nam có cơ hội

on .

(Quan điểm) - Việc triển khai đề án thung lũng Silicon tại VN, ý tưởng hoàn toàn tốt, nhưng thực tế thiếu một chương trình hành động cụ thể.

Dave Golderg: Mất mát lớn dưới thung lũng Silicon Báo Mỹ: VN sẽ thành thung lũng Silicon của Đông Nam Á

Ý tưởng tốt, nhưng chưa có chương trình cụ thể

PV:- Mới đây, Tạp chí Kỹ thuật số ra ngày 3/9 của Mỹ có bài phân tích, nêu rõ sự bùng nổ công nghệ thông tin sẽ giúp VN trở thành thung lũng Silicon của Đông Nam Á (ĐNA), khi đã có gần 14.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin sản xuất và phát triển phần cứng, phần mềm và kỹ thuật số. Ông có đồng tình với nhận định này hay không, đây có phải là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển trong tương lại của công nghệ VN? Vì sao ạ?

TS Nguyễn Trí Hiếu: - VN hoàn toàn có thể trở thành Silicon Valley của ĐNA.

Điều này không những là một nhận định tại thời điểm này, cách đây 20 năm, chúng ta đã từng đưa ra quan điểm có thể xây dựng một Silicon Valley ở VN, nhưng tất cả những chương trình đó tính điến thời điểm hiện tại vẫn chưa thực hiện được, khai thác một cách đầy đủ, hiệu quả.

Nguyên nhân cho sự thất bại này, thứ nhất, những DN đi vào phần mềm, DN IT ở VN không được hỗ trợ về mặt tài chính. Trước hết, rất nhiều những DN có tài năng, có sáng kiến, sự sáng tạo nhưng không có sức để vươn lên trở thành một DN có vốn, có sự hỗ trợ của Ngân hàng, hỗ trợ của Chính phủ.

Nên thường sẽ là các DN rất nhỏ, dựng lên 1 - 2 năm, kiếm được hợp đồng, từ đó đi vào lụi bài. Thành ra, khó khăn thứ nhất, chính là chưa tổ chức được như một lãnh vực hoạt động có quy mô lớn, các DN vẫn còn rất nhỏ bé.

Thứ hai, chúng ta có tiềm năng nhưng để tiềm năng phát triển thì phải có một sự hỗ trợ về mặt chính sách. Chúng ta đã có chính sách nhưng chính sách phải được cụ thể hóa bằng những chương trình hành động cụ thể về thuế, vốn, hỗ trợ, thì mới có thể trở thành một dự án hiện thực.

Giấc mơ thung lũng Silicon Việt Nam

Có nghĩa chúng ta hoàn toàn có cơ hội nhưng không có ngành nào tham gia vào hành động cụ thể. Có nghĩa ý tưởng thì hoàn toàn tốt, đề bài đặt ra là đúng, nhưng thực tế thiếu một chương trình hành động từ cơ quan quản lý.

PV:- Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại VN đã được khởi động 2 năm, với số tiền quỹ khởi điểm ở mức 400.000 USD. Hiện nay, TPHCM, Đà Nẵng, Lâm Đồng đều đã có những kế hoạch phát triển khu công nghệ cao. Với mục tiêu trở thành thung lũng silicon của Đông Nam Á, theo ông, những nhân tố VN đã có, có thể đáp ứng được hay không?

TS Nguyễn Trí Hiếu: - Có lẽ Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại VN là một trong những bước cụ thể gần đây để hiện thức giấc mơ.

Cách đây 20 năm, từ năm 1995, khi tôi về làm việc cho ngành Ngân hàng ở VN, đã nghe thấy một chương trình như vậy, bây giờ họ đã đề xuất thành lập một Silicon Valley, tương tự như một mô hình bên Malaysia, đó là một sự thay đổi.

Tuy nhiên, tôi thấy, nguồn nhân lực của chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được, chúng ta có đủ nhân tài, chuyên viên, chuyên gia trong lĩnh vực CNTT. Nhưng cái chính là hạ tầng cơ sở, tức phải là khu công nghiệp, được hoạch định về mặt địa dư, trong khu đó có hạ tầng cơ sở, tất cả viện nghiên cứu, cũng như các DN của IT đều phải tập trung vào đó.

Mô hình thung lũng silicon tại Đà Nẵng

Từ đó sẽ có những chính sách hỗ trợ cho khu đó, nhưng hiện nay chúng ta chưa có khu nào như vậy.

Ví dụ như hiện nay ngoài HN, đã có khu công nghiệp Láng - Hòa lạc, nhưng vẫn chỉ được xem như Viện nghiên cứu, chưa trở thành trung tâm công nghệ thông tin, nên chúng ta rất cần phải có cơ sở hạ tầng lớn hơn.

Bên cạnh đó, số tiền đầu tư vào để phát triển dự án này chỉ có 400.000 USD là quá ít ỏi để thực hiện một chương trình mang tầm cỡ quốc gia.

Để thấy, tất cả những nhân tố chúng ta đang có vẫn chưa đủ, về nhân lực thì có thể đủ, nhưng về tài chính chúng ta chưa có một chương trình tài chính rộng rãi, hạ tầng cơ sở chưa có.

Trong khi, chúng ta chỉ có thể trở thành Silicon Valley nếu thực sự có thị trường cung - cầu, có nhu cầu về công nghệ thông tin, nghĩa là sẽ có rất nhiều tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đến đặt hàng tại đây.

Bản thân Silicon Valley có các DN IT phát triển mạnh lên, tức là nó phải có cái cầu tập trung, khi đó sẽ có một nguồn cung tập trung. Nếu bây giờ cái cầu có nhưng không tập trung, DN cần nhu cầu gì thì lại chạy đến các DN nước ngoài mua các phần mềm đó là một cái thiếu.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Giac-mo-thung-lung-Silicon-DNA-Viet-Nam-co-co-hoi/c/17467326.epi